Lời dịch giả: TEPCO là tập đoàn lớn chuyên về kỹ nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản và là chủ nhân của nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima bị nổ các lò phản ứng hạt nhân và gây ô nhiễm phóng xạ trong một vùng rộng lớn sau trận động đất và sống thần năm 2011. Nhưng tuy nước Nhật Bản và dân chúng Nhật có tinh thần dân chủ và minh bạch rất cao nhưng phong cách làm ăn của các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản vẫn rất tồi tệ, nếu không nói là tất trách và có tội về mặt hình sự. TEPCO thực ra không quan tâm gì đến sư an toàn của hằng chục, hằng trăm ngàn người dân Nhật Bản trước nạn rì rỏ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân bị nổ tung này. Phong cách làm ăn của họ là chỉ quan tâm đến “lời và lợi” mà không mảy may quan tâm đến an toàn và sức khỏe của người dân. Sau hết lần này đến lượt kia chối quanh co, cuối cùng TEPCCO phải thừa nhận việc làm sai trái của họ về những rò rỉ phóng xạ xảy ra tại các lò phản ứng hạt nhân bị nổ tại Fukushima, chỉ vì họ bị các cơ quan hạt nhân kiểm tra hạt nhân độc lập phanh phui và không còn cách nào để bưng bít.
Chế độ chính trị tự do dân chủ đa nguyên đa đảng tam quyền phân lập tại Nhật Bản đã nói lên tính cách ưu việt của chế độ này trong việc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người dân, ngăn chặn được sự lộng hành hành, nhiều lúc vô nhân đạo, của các tập đoàn kinh doanh và các nhóm lợi ích kinh tế chỉ quan tâm đến lợi nhuận.
TEPCO cũng chính là một trong các tổ hợp của Nhật cấu kết với tập đoàn hạt nhân Rosatom đầy tai tiếng tại chính nước Nga, đang tích cực ăn chia với các nhóm “lợi ích” tai to mặt lớn tại trong nước trong dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trị giá hơn 20 Tỷ USD. Với văn hóa làm ăn “lợi bất cần hại” của các tập đoàn này, họ chắc chắn sẽ phát huy tối đa loại văn hóa vô cùng tai hại này trong môi trường “tối ưu” tại nước Việt Nam nếu vẫn tiếp tục theo con đường “xã hội chủ nghĩa” như hiện nay, không thay tim đổi óc.
Và nếu dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận không bị ngừng vô thời hạn thì dân chúng Việt Nam không những chỉ tại Ninh Thuận, Phan Rang mà dân chúng cả nước sẽ lãnh đủ “thành quả” của lò “địa ngục” hạt nhân của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam để lại cho thế hệ chúng ta và nhiều đời con cháu của chúng ta, một kết cục sẽ không chỉ như một địa ngục trần gian Chernobyl của Liên Xô, một địa ngục Fukushima của Nhật Bản mà ngàn lần “hoành tráng” hơn.
Kính mời bà con đọc bài tường thuật của nhóm phòng viên AFP viết về tình trạng vô trách nhiệm của công ty điện hạt nhân Nhật Bản TEPCO trong công tác giải quyết ô nhiễm phóng xạ tại nhà máy Fukushima tại Nhật Bản. Chính họ sẽ sang Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân tại Phan Rang Ninh Thuận nếu nhà nước Việt Nam không chịu từ bỏ dự án này, thưa bà con!
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam
Các chuyên gia hạt nhân chỉ trích nặng nề ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima về những vụ rò rỉ phóng xạ
Phóng viên AFP tại Tokyo, Nhật Bản
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
26 tháng 7 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
26 tháng 7 2013
Những lời chỉ trích thẳng thừng được đưa ra sau khi hàng loạt các
trục trặc tiếp tục xảy ra tại khu vực lò phản ứng hạt nhân bị nước biển
tràn ngập bởi một cơn sóng thần cách đây hai năm. Thảm họa này đã đẩy
các lò phản ứng hạt nhân vào tình trạng nóng chảy và buộc phải di tản
hàng chục ngàn cư dân trong vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong thế hệ
này.
Vào đầu tuần này, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) lần đầu tiên đã
thừa nhận nguồn nước ngầm chứa phóng xạ đã bị rò rỉ ra bên ngoài khu vực
nhà máy điện hạt nhân bị đổ nát, xác nhận chính thức về những nghi ngờ
đã có từ lâu nay của nạn ô nhiễm đại dương xuất phát từ nhà máy điện hạt
nhận bị hủy hoại.
"Hành động này liên quan đến tình trạng của nguồn nước bị ô nhiễm,
cho thấy sự thiếu thận trọng trong quá trình ra quyết định," ông Dale
Klein, cựu lãnh đạo của Ủy ban Kiểm soát Hạt nhân Mỹ (NRC), một ủy viên
của Ủy Ban Kiểm soát Hạh Nhân ở Tokyo đã tuyên bố.
"Dường như quí vị cố tình giữ kín và không chịu thông báo tin tức liê
n quan đến ô nhiễm hạt nhân cho người dân Nhật Bản. Những hành động này
cho thấy quí vị không biết những gì quí vị đang làm... quí vị không có
một kế hoạch nào có thể làm để bảo vệ môi trường và dân chúng."
Ông Klein là một thành viên của Ủy ban Giám sát Hạt nhân được TEPCO
tài trợ, gồm hai chuyên gia người ngoại quốc và bốn chuyên gia người
Nhật trong đó bao gồm chủ tịch của công ty.
Công ty điện TEPCO trước đó đã báo cáo về mức độ gia tăng của các
chất liệu có khả năng gây ung thư trong mẫu nước ngầm từ bên dưới nhà
máy, nhưng khẳn định rằng họ đã chứa lại được lượng nước phóng xạ và
ngăn không cho chúng rò rỉ ra ngoài vòng đai của nhà máy.
Công ty điện lực bị đánh tả tơi này – chính công ty đang phải đối mặt
với các chi phí to lớn để làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại –
bây giờ đã thừa nhận họ đã cố tình trì hoãn việc công bố các kết quả
xét nghiệm khẳng định quả là có sự rò rỉ phóng xạ, đúng như những gì mà
Cơ quan Giám sát Hạt nhân của Nhật Bản đã từng nghi ngờ sự thành thật về
những lời tuyên bố của họ trước kia.
"Chúng tôi bày tỏ thật sự thất vọng của chúng tôi về các hành động
gần đây của quí vị (TEPCO) liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm phóng
xạ", ông Klein nói.
"Những việc làm không đúng này gây thiệt hại đến tiến độ mà quí vị đã
thực hiện nhằm làm sạch và cải tiến cho khu vực nhà mày hạt nhân
Fukushima."
Hôm Thứ Sáu, Chủ tịch TEPCO, ông Naomi Hirose, đã lên tiếng xin lỗi
và nói rằng tập đoàn điện lực của ông ta đã không học được những bài học
nào sau những hậu quả của trận thiên tai vào tháng 3 năm 2011 khi tập
đoàn bị chỉ trích là họ đã chậm chạp trong việc công khai đưa ra những
tin tức quan trọng.
Cho rằng sự thiếu sót này là điều "rất đáng tiếc", ông Hirose cho
biết TEPCO đã có ít nhất bốn cơ hội để cảnh báo với công luận tình trạng
có thể có rò rỉ nước nhiễm phóng xạ trong những tháng vừa qua.
"Nếu được hỏi liệu chúng tôi giải quyết (các trục trặc xảy ra gần
đây) dựa trên những gì chúng tôi đã học được từ những kinh nghiệm sau
ngày 11 tháng Ba: Chúng tôi đã không," ông nói tại cuộc họp báo, và thêm
rằng ông sẽ tự cắt giảm 10% lương của mình trong một tháng để chuộc
những sai lầm của tập đoàn điện lực TEPCO.
Trả lời những câu hỏi của các phóng viên, ông Klein đã bác bỏ những
lời đề nghị là công ty cố tình che đậy sai sót của họ, và nói rằng TEPCO
đã có một "kế hoạch tốt" để làm sạch khu nhà máy điện hạt nhân, nhưng
họ đã "chờ quá lâu trước khi giao tiếp với công chúng".
"Ngay sau khi vấn đề được xác định rõ, họ (TEPCO) cần nói ra những gì họ biết (và) những gì họ không biết," ông nói thêm.
Trước đó, bà Barbara Judge, Chủ tịch danh dự của Cơ quan Năng lượng
nguyên tử của Anh, cho biết bà đã "thất vọng và phiền lòng " về sự thiếu
minh bạch trong việc phổ biến thông tin của công ty.
"Tôi hy vọng rằng sẽ có các bài học rút kinh nghiệm từ những sai phạm
trong viêc giãi quyết các vấn đề này và trong thời gian tới một vấn đề
đặt ra là - mà chắc chắn nó sẽ là điều đương nhiên vì công tác ngừng
hoạt động đối với nhà máy điện hạt nhân là một quá trình phức tạp và khó
khăn - công chúng sẽ ngay lập tức được thông báo về tình hình đang xảy
ra tại nhà máy điện hạt nhân và những gì TEPCO đang có kế hoạch làm để
khắc phục nó," bà nói.
Bà Jugde nói tại cuộc họp báo rằng phong cách làm ăn của doanh nghiệp phần lớn là đổ lỗi, chối tội.
"Giống như nhiều công ty khác, họ có một văn hóa bao che cho nhau rất
hiệu quả và rất kín đáo... tự họ giải quyết những khó khăn của họ cho
đến khi họ nghĩ rằng họ đã sẵn sàng để thảo luận công khai", bà nói thêm
rằng bảng Ủy ban đã cố gắng mở ra một "văn hóa đặt an toàn quan trọng
hơn năng suất".
Các chuyên gia hạt nhân nói công tác dẹp bỏ toàn bộ khu nhà máy điện
hạt nhân Fukushima dự kiến sẽ mất nhiều thập niên, và tại nhiều khu cư
dân trong vùng xung quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân bị thiệt hại
(Fukushima) người dân sẽ không bao giờ có thể trở về lại nhà của họ.