Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

Tôi đọc Hiến Pháp

12bếnnước
Dốt ơi là dốt, đó là lời tự nhủ đầu ngày hôm nay, trưởng phòng đi vắng, ngồi chơi chả làm gì đọc báo thấy ở nước VN đang ầm ĩ chuyện lấy ý dân đồng ý về bản dự thảo hiến pháp năm 2013,  đọc trên net có lá thư ai nói là chính quyền phường xã mang lại cuốn sách dầy trên 70 trang, rồi nói ký vào.  Phải nói tôi phục người dân VN có ý thức chính trị rất cao, chớp nhoáng mà hiểu hết mình đang ký dự thảo hiến pháp. Chứ như tôi lò mò Google xem bản dự thảo ra sao thì mở ra bản này, đọc thoáng quá thấy vậy là Ok rồi, sao bà con bàn tán làm chi cho nó mệt, thấy chính phủ đang làm cách mạng bỏ mấy cái chứ Tổng bí thư, Chủ tịch nước hay Thủ Tướng chỉ còn mỗi Tổng Thống, chỉ hơi lấn cấn cái vụ người Việt ở nước ngoài có quốc tịch hay không quốc tịch VN, hay là tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nghe nó dài quá, mà cứ nước nào có chữ Dân Chủ thì hình như chả có Dân Chủ tí nào thì phải, nhưng đó là chuyện nhỏ. 
Kéo lên kéo xuống chả biết ai làm ra bản dự thảo ấy nên nghi nghi chả lẽ lại thế, cho nên lại dò nữa thì ra bản này mới đúng là của nhà nước, mới đọc lời nói đầu là tôi bị dội ngược ra rồi, sao mà nó sến ơi là sến, như một bản tuyên dương công trạng của ai đó.  Thế lại đi tìm bản Hiến pháp của Nhật Hàn xem họ có lê thê dài dòng như mình không, dĩ nhiên tôi chỉ đọc được tiếng Anh, và tôi cũng không thấy họ khoe khoang chi về lịch sử của họ, hay tuyên dương sự lãnh đạo sáng suốt của ai, đảng nào, nước Nhật còn có Nhật Hoàng cũng không thấy họ nói dưới sự lãnh đạo "anh minh" của vua nước họ. Người Nhật chỉ đề cập đên vua của họ trong phần 1 là biểu tượng của người dân nước họ mà thôi.  Chả thấy họ nói gì tới chủ thuyết của ông vua, triết học nào trong hiến pháp của họ cả.  Không lẽ chỉ có dân mình mới có tư tưởng cao đến thế biết chọn một chủ thuyết để theo và tin rằng chả có thuyết nào hay hơn nữa?

Cho nên mới đọc vài dòng Lời nói đầu của bản dự thảo do chính phủ đưa ra làm tôi thấy cái lý do gì 72 nhân sĩ trí thức trong nước phải lên tiếng, thế là lại phải đi lần mò tìm đọc xem các ông ấy đưa kiến nghị gì, may quá mấy ông cũng bị "dội" giống như tôi ở phần đầu, những phần sau lại phải từ từ xem, xem thôi chứ tôi cũng chả ký cọ gì, vì tôi nghĩ đó là chuyện của người trong nước, kiến ngh mà toàn điạ chỉ ở nước ngoài thì coi bộ không ổn, người dân VN phải tự lên tiếng cho chính họ, nếu không sau này nhà nước lại vặn vẹo bảo toàn "bọn phản quốc" ký thì phiền lắm.  Đọc sơ sơ bản kiến nghị lại thấy nhắc tới Công Uớc Nhân Quyền Quốc Tế, thế là phải đọc sơ sơ xem mặt mũi nó ra làm sao, ở một xứ sở tôi chả phải lo gì, miễn là tôi không làm nhục, làm đau đớn ai thì quyền gì tôi cũng có, cho nên tôi đâu có thắc mắc làm chi.  Vì thế đọc một lát lại tự nhủ, ừ nhỉ mình là công dân xứ này hồi đi thi mấy chục năm trước họ nhắc tới Hiến Pháp thì biết ai đã viết bản Hiến Pháp đầu tiên , có nhớ gì đâu, vì thế phải xem nước Mỹ họ viết Hiến Pháp ra sao.  Cũng không thấy họ nhắc nhở tới ai lãnh đạo, theo tư tưởng nào. Do đó tôi phải đi tìm lại bản hiến pháp VN 1992 để xem có gì mà nhà nước VN phải sửa lại, càng đọc thì thấy sửa là phải rồi vì nó linh tinh qua, cứ như là bản "tuyên ngôn" của ông bố bà mẹ nào ở Mỹ viết một tờ giấy bắt con cái phải cam kết trước khi cho phép lái xe "ngày nào con ở nhà với bố mẹ thì con phải tuân theo luật của bố mẹ" (As long as you live under my roof, you have to follow my rules" vậy, đó là gặp con ngoan nó còn theo, hoặc giả có ông bố bà mẹ nào độc tài thì có khi con lớn mấy mươi tuổi đầu vẫn "tao đẻ mày ra thì mày vẫn là con tao, mày phải nghe tao" bất kể bố mẹ có sai rành rành ra đó.  

Cho nên đọc bản dự thảo hiến pháp VN trong đầu tôi nghĩ người dân VN bị trói chặt vào nhiều điều quá, chỉ đọc thôi tôi đã thấy quá mệt mỏi.  Nếu tôi ở VN không biết làm sao tôi có thể cầm bút ký được, nó như bản án cho chính mình, hoặc có ký xong thì cũng phải tìm đường xuống tàu để "cứu nước" quá.

Thế là mất toi một buổi sáng ngồi đọc Hiến Pháp VN mà buồn, chả hiểu nhà nước làm chi cho tốn tiền mà dân đọc không hiểu, cứ lấy bản hiến pháp của các nước gần gần như mình, như Hàn thôi cũng đủ rồi, đó là tôi còn tìm đọc cả bản hiến pháp của Lào và Cambodia rồi rưng rưng.  Cứ viết bằng tiếng Anh rồi dịch lại cho dễ hiểu, chứ viết tiếng Việt rồi dịch thử sang tiếng Anh xem, Tây nó cũng không hiểu nổi, chả trách xưa nay các văn kiện thế giới đều viết bằng tiếng Anh hay Pháp.  
Cho nên càng đọc hiến pháp VN tôi càng dốt, chắc mai đây sẽ có cuộc thi người dân VN hiểu hiến pháp nước mình giỏi nhấ,t khi có cuộc thống kê nào đó là có tới 99 % đồng thuận (trong đó không có tôi).

Thêm 3-25-13
Cuối cùng ai làm biếng không biết tranh luận và không hiểu tại sao người ta bàn cãi thì nên dành thì gi đọc bản này, sẽ hiểu vì sao những người có tâm huyết đã lên tiếng nói dùm cho rất nhiều người... làm biếng cỡ như tôi.


Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"