Vũ Như Cẩn
Với Trung Quốc, sự hung hăng của Kim con đã liên tiếp đẩy Tập Cận Bình vào thế khó xử
Dưới sự lãnh đạo của anh, từ lâu Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã có
chính sách hết sức hợp lý đối với công tác tuyên tuyền đến các bạn. Sau
đây là vài dòng nhận định tình hình thế giới để các bạn tham khảo.
Những ngày gần đây, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trở
thành trung tâm chú ý của dư luận thế giới. Hầu hết các hãng thông tấn
đều lập lại giọng điệu đe dọa “phát động chiến tranh hủy diệt” của lãnh
đạo Kim, con bạn anh.
Thật ra khi quan sát tình hình, anh Cẩn đã từng đặt ra nhiều câu hỏi:
Liệu thằng Kim con có xuẩn đến mức đẩy bầy dân chết đói vào một cuộc
chiến mà biết chắc sẽ thua? Không, một thằng dẫu có đần như Kim con cũng
không thể quên mình đang làm vua, vẫn sống phè phỡn trên nhung lụa và
kệ mẹ lũ dân ngu đang chết đói. Triều Tiên có nhiều sâm và cũng không
thiếu gái nếu biết tuyển chọn. Các bạn hãy nhìn hình ảnh thằng Kim con
thì rõ. Béo ủn, bong bẩy, mắt sếch, môi dầy, nụ cười hềnh hệch rõ là
dâm. Một thằng như nó có muốn chiến tranh không? Anh cho là không.
Cách đây ýt lâu, Kim con muốn thể hiện hình ảnh của một chính khách
hòa nhã và gần gũi khi tung số dự trữ ngoại tệ ýt ỏi tổ chức cuộc “ngoại
giao bóng rổ” chiêu đãi danh thủ Dennis Rodman. Gái và diệu đương nhiên
không thiếu. Dennis Rodman kể trên truyền hình ABC: “Ông ấy muốn ông
Obama làm một việc đó là gọi điện thoại cho ông ấy. Ông ấy nói với tôi:
Dennis, nếu có thể được, hãy nói rằng tôi không muốn chiến tranh. Tôi
không muốn chiến tranh”.
Thế nhưng, Ngoại trưởng John Kerry bạn anh, khi được hỏi nghĩ gì về
Dennis Rodman và chuyến đi Bình Nhưỡng của anh ta, đã trả lời: “Dennis
Rodman từng là một cầu thủ bóng rổ lớn, còn có là một nhà ngoại giao hay
không?... Anh ta chỉ là một cầu thủ bóng rổ lớn mà thôi. Thôi, dừng ở
đó nhé!”.
John Kerry bạn anh rõ là một tay lịch sự, nhưng thằng đệ Ventrell của
chú ấy thì lại sổ bài ngửa: “Thay vì tốn tiền tổ chức những sự kiện thể
thao đó, họ nên tập trung cho dân chúng họ có đủ cơm ăn áo mặc, và tuân
thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình. Thế nhưng, điều chúng tôi nhìn thấy
được từ nơi người thanh niên này lên cầm quyền... nhà lãnh đạo Triều
Tiên... là những hành động khiêu khích.. Thẳng thắn mà nói, (trò) mồm
mép đó cùng những hình nhân đóng thế như vậy chẳng có ý nghĩa gì!”.
Gọi Kim Jong Un là “người thanh niên ấy” quả là xưa nay mới có một!
Ba ngày sau vụ “phạm thượng” của quyền phát ngôn viên Ventrell, Kim con
la làng hủy hiệp định đình chiến, đòi bấm nút... cũng là dễ hiểu!
Rõ ràng là thằng Mỹ cố tình đẩy căng thẳng lên đến mức nào đó trong
ván bài Triều Tiên khi bắt được thóp con trai bạn anh. Viện cớ bảo vệ
đồng minh là Nhật và Hàn, giới tinh hoa Mỹ tuyên bố hủy kế hoạch triển
khai hệ thống đánh chặn tên lửa tầm trung tại Ba Lan và Rumani, nhằm tái
cấu trúc kế hoạch phòng thủ tên lửa từ Triều Tiên và Iran. Nước Nga tỏ
ra hài lòng.
Với một vị trí địa chính trị hết sức có ý nghĩa với Châu Âu, đặc thù
của nước Nga luôn là một cường quốc Âu-Á, một vị trí án ngữ giữa các
cường quốc Đại Tây Dương và các cường quốc châu Á - Thái Bình Dương.
Liên bang Nga hiện nay vừa có cả những nhân tố tạo sức mạnh, bao gồm cả
kinh tế lẫn sức mạnh quốc phòng. Cả Châu Âu không thằng nào quên một
thực tế Putin ban anh là thằng nắm cái van dầu lẫn khí đốt và xu thế hợp
tác với Nga sẽ đảm bảo an ninh chiến lược cho cả Châu Âu nếu xét về
năng lượng lẫn quân sự. Rồi đây, cả EU sẽ phải gắn kết với trục hợp
tác chiến lược với Nga KHI Putin ngày càng trở nên thân thiện. Sự sụp đổ
của Liên Xô và xu thế hợp tác toàn cầu đã đẩy xác suất Nga tấn công một
số nước tây Âu xuống zê rô. Nước Mỹ đã trở thừa trong ván bài an ninh
tại châu lục này.
Tất cả những diễn biến tại Triều Tiên đều là một cái cớ để những
thằng to đầu trên thế giới sắp xếp lại chiến lược của mình. Kim con,
đáng thương thay, cũng chỉ là quân tốt nhỏ trong bàn cờ chiến lược, do
đó, tất yếu sẽ nằm trong khuôn khổ của những phản ứng to mồm. Nhưng, với
những người trong tầm lãnh đạo chiến lược như anh của các bạn thì vấn
đề nó nằm ở đây:
Với Trung Quốc, sự hung hăng của Kim con đã liên tiếp đẩy Tập Cận
Bình vào thế khó xử ngay trong những ngày đầu nhậm chức. Giới quân sự
diều hâu hàng ngày vẫn hô hào dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông và
đảo Điếu Ngư thì nay thằng to đầu nhất lại kêu gọi hòa giải vì hòa bình
là điều cần thiết cho nhân dân bán đảo Triều Tiên cũng như nhân dân
Trung Quốc!? Điều anh thích thú nhất ở đây là Trung Quốc càng tuyên bố
về hòa bình, thế giới càng không tin. Khúc xương khó nuốt ở đây là thằng
Tập Cận Bình bắt buộc phải hà hơi duy trì vương triều họ Kim, để tục
duy trì một quân bài lợi hại nhằm kiểm chế Mỹ, Nhật và đồng minh tại khu
vực Đông Á. Đây là 1 chiến lược đối trọng của Trung Quốc. Nhưng sự hung
hăng của Triều Tiên càng khiến thế giới thêm ác cảm và coi Trung Quốc,
thế lực hậu thuẫn cho sự sinh tồn của Triều Tiên là một mối đe dọa hòa
bình. Một vỏ bọc bị rạch nát bắt nguồn từ sự phạm thượng của thằng đệ
bạn anh trong vấn đề ngoại giao bong rổ. Mặt khác, nếu Tập Cận Bình lại
gây sức ép bắt Kim con khâu mỏ nhượng bộ thì khác nào cho thằng Chí Phèo
chai diệu nhưng cấm nó không được chưởi Bá Kiến, và điều đó chỉ khiến
người thanh niên ấy càng nổi điên vì tự ái tìm đường ngả mẹ theo Mỹ -
Hàn thì Tập Cận Bình xương cũng chả có mà gặm. Cái đau nhất ở đây chính
chú Tập là thằng nuôi con tốt nhưng thằng xài con tốt hiệu quả nhất lại
chính là thằng Mỹ.
Trong tình thế này thì Nhật Bản chắc chắn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái vũ
trang. Điều này về ngoài mặt thì dường như chỉ để kiềm chế Triều Tiên,
nhưng bên trong lại chĩa mũi dùi trực tiếp đến mọi dã tâm của Trung
Quốc. Cái nữa cần phải xem xét. Tái vũ trang lại là cách thức kích thích
nền kinh tế sản xuất tạo công ăn việc làm cho Nhật khi tình hình kinh
tế suy giảm như hiện nay.
Tóm lại. Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên xét về tổng thể
thì vẫn có lợi cho Việt Nam và chúng ta phải khai thác tình thế như thế
nào? Đó là tận dụng tốt giòng đầu tư của Nhật Bản đang có xu thế triệt
thoái khỏi nguồn lao động Trung Quốc vừa bất ổn kỳ thị và đã không còn
rẻ bằng các chính sách thông thoáng và hợp lý. Phát triển tối đa mối
quan hệ đa phương nhưng chặt chẽ với Nhật và tìm nguồn trợ giúp, nhất là
các nguồn viện trợ về kinh tế cùng các tàu tuần tra cho cảnh sát biển
nhằm phần nào cân bằng tương quan lực lượng tại biển Đông.
Thưa các bạn. Làm lãnh đạo có dễ tý tró nào đâu, nhỉ.