Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Đâu là sự thật sau 25 năm Trung Quốc chiếm một phần Trường Sa

Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã sử dụng hỏa lực mạnh (đại bác 150 ly) tấn công Hải quân Việt Nam giết chết 64 lính công binh của ta (chỉ được trang bị vũ khí nhẹ), chiếm một phần rất trọng yếu của quần đảo Trường Sa. Không dừng lại ở đó, những đảo mà Trung Quốc đã chiếm được chúng không ngừng xây dựng thành các cứ điểm quân sự mạnh trên biển, chia cắt chiến lược quần đảo Trường Sa, khiến việc cơ động ứng cứu giữa các đảo do Việt Nam chiếm giữ trở nên rất khó khăn. Về chiến lược lâu dài, TQ đã sử dụng những đảo chiếm được làm bàn đạp tăng cường quân sự trên toàn biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng toàn bộ lãnh hải, không phận và bờ biển nước ta từ Móng Cái tới tận Cà Mâu, phục vụ kế hoạch của TQ lấy biển Đông áp chế toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Xung quanh sự kiện 14/3/1988, có nhiều câu chuyện được báo đài nhà nước đưa ra. Nhiều chi tiết, huyền thoại được công bố. Tuy nhiên, người ta thấy có nhiều điểm mâu thuẫn trong các câu chuyện và tình tiết này. Dân thì chỉ “vừa nghe nhạc hiệu, vừa đoán chương trình”.

Sự thật là Trung Quốc đã công khai dã tâm dùng quân sự chiếm toàn bộ biển Đông cùng phần còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từng bước biến VN thành 1 tỉnh của TQ. Càng ngày, chủ quyền của Việt Nam càng bị uy hiếp nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử vài trăm năm, Việt Nam phải đối đầu với thách thức lớn như vậy từ phía TQ.
Sự thật nữa là tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo (trong đó có lãnh đạo quân đội VN) là rất kém. Sự mơ hồ, nhập nhằng giữa hệ tư tưởng và chủ quyền quốc gia khiến họ mắc sai lầm trong đánh giá chiến lược về nguy cơ từ phía kẻ thù. Do đó, mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội là rất thấp trong sự kiện 14/3/1988, không nhìn thấy được mức độ nguy hiểm, manh động và dã tâm lâu dài của TQ. Điều này dẫn tới sự đổ máu không đáng xảy ra cho binh lính ta cũng như dẫn tới việc mất những đảo có vị trí trọng yếu về tay Trung Quốc. Để từ đây, TQ thahồ tác oai tác quái trên Biển Đông và đe dọa toàn bộ bờ biển Việt Nam. Thế phòng thủ chiến lược quốc gia của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kết hợp với quân sự, TQ liên tục dùng tư tưởng, ngoại giao, kinh tế dụ dỗ, mua chuộc một cách tinh vi các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, khiến bộ thống soái mất phương hướng, tạo mâu thuẫn nội bộ, làm tê liệt ý chí chiến đấu từ bên trong của quân đội Việt Nam. Chúng còn dùng ảnh hưởng trên trường quốc tế để từng bước cô lập ta trên các diễn đàn … Một sự thật nữa là từ chỗ không có chỗ đứng nào ở quần đảo Trường Sa, sau 25 năm, TQ đã có những cứ điểm mạnh về quân sự tại quần đảo này. Cán cân chiến lược tại Trường Sa và Biển Đông đang ngày càng thay đổi theo hướng có lợi cho TQ và bất lợi cho Việt Nam.
Clip "Hải quân TQ nổ súng chiếm một phần quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, sát hại 64 chiến sỹ Việt Nam. Tư liệu của phía TQ: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=fVQOqJeDIcY
Nguồn :Cầu Nhật Tân
Sáng qua, 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa. Nhiều bạn trẻ  đã tham gia cùng các bậc cha anh như Nhà giáo Phạm Toàn, KTS Trần Thanh Vân, Nhà báo Nguyễn Đình Ấm, bà Nguyễn Nguyên Bình, LS Hà Huy Sơn, Đại tá quân đội Phạm Xuân Phương, Đại tá an ninh Đăng Quang, TS Nguyễn Trường Tiến, v.v…
Về trận Hải chiến Gạc Ma 25 năm trước, một vị cựu quan chức nắm được nhiều thông tin “cung đình” đã kể lại một số chi tiết đáng chú ý. Theo ông, ngày 14/3/1988 là ngày đang tổ chức lễ viếng cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Phạm Hùng. Đến 2 giờ chiều thì có tin từ Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng là mất Gạc Ma rồi.
Thế nhưng, do ngày hôm sau 15/3 đưa tang ông Phạm Hùng, nên phải sang ngày 16/3 mới họp Bộ Chính trị được. Sau khi nghe báo cáo tình hình, trong đó có cả thông tin về mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh không cho nổ súng, với lý do sợ bị mắc mưu “khiêu khích” của phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ. Ông nói đại ý: nó đang không có gì, anh lại tạo cho nó chỗ đứng ở Trường Sa, làm thay đổi hẳn bàn cờ chiến lược, hình thành thế xôi đỗ rất nguy hiểm. Hầu như không ai lên tiếng ủng hộ ông Thạch, mỗi người ít nhiều đều có lý do riêng, ví như ông TBT Nguyễn Văn Linh thì vốn vẫn đồng quan điểm với ông Lê Đức Anh, muốn khôi phục tình “hữu nghị” với TQ, còn ông Đỗ Mười thì hy vọng được thế vào chiếc ghế vừa bỏ trống của ông Phạm Hùng …
Hy vọng rồi đây, lịch sử sẽ phải làm rõ toàn bộ vụ việc này, xem xét công tội của từng người trong ban lãnh đạo VN thời đó.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"