Đoan Trang
Ngày
14-3 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ đối với tất cả những người
ViệtNamquan tâm đến quan hệ Việt-Trung và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo của chúng ta: Đó là ngày đánh dấu tròn 25 năm trận hải
chiến Trường Sa (14-3-1988). Nhân sự kiện này, một nhóm các nhà nghiên
cứu, nhóm Trúc Nam Sơn, sẽ công bố cuốn sách mới về Biển Đông, mang tựa
đề “Để đảo xa thành đảo gần”.
Cuốn sách có thể download ở đây
Cuốn
sách là kết quả công sức hơn một năm qua của nhóm Trúc Nam Sơn. Dung
lượng không quá đồ sộ (hơn 100 trang), nhưng nói về nội dung thì đó là
một tài liệu có thể được đánh giá bằng những tính từ như: đầy thông tin,
tỉ mỉ, chi tiết.
Dựa
vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái
Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức
ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tác giả đã biên soạn nên một “bộ
hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn
san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai
quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Nếu
bạn quan tâm đến tranh chấp Biển Đông thì có thể coi đây là một cuốn từ
điển địa lý thích hợp cho bạn, vì các dữ liệu liên quan đến từng địa
điểm đều được trình bày cụ thể: tên (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng khác
nếu có), hình ảnh trên vệ tinh Google, toạ độ, diện tích hoặc kích
thước, mô tả sơ qua về cấu trúc địa lý, bên tranh chấp nào đang kiểm
soát. Ví dụ, nếu tra cứu những thông tin liên quan đến địa danh Gạc Ma,
bạn sẽ được biết Gạc Ma là một rạn đá (reef) có tên tiếng Anh là
Johnson, nằm ở đầu tây nam của cụm Sinh Tồn (Union Atoll). Gạc Ma “là đá
núi lửa màu nâu với san hô trắng viền rìa bên trong”, “bao bọc không
hoàn toàn một phá cạn có lối vào từ hướng đông bắc”. Tài liệu cũng nêu
rõ, mỏm đá lớn nhất trên rạn đá cao 1,2 mét, một số mỏm khác lộ trên mặt
nước, phần đông nam của rạn đá; phần còn lại nằm dưới mặt nước. Gạc Ma
nằm ở toạ độ 9 độ 42 phút vĩ Bắc và 114 độ 7 phút kinh Đông.
Gạc
Ma đã mất vào tay Trung Quốc sau cuộc xâm chiếm đẫm máu ngày 14-3-1988.
Cũng trong cuộc xâm chiếm đó, quân xâm lược Trung Quốc còn tấn công các
tàu vận tải và công binh Việt Nam tại đá Cô Lin (Collins Reef) và Len
Đao (Landsdowne Reef), nhưng ta giữ được hai nơi này. Cô Lin, như được
thông tin trong cuốn sách, là “một rạn đá nhỏ với một cồn cát san hô ở
phần đông nam”, “nằm cách Gạc Ma 1,5 hải lý về phía tây bắc”, “tách biệt
với Gạc Ma bởi một kênh có đáy san hô tương đối sâu”.
Đặc
biệt, sách còn cung cấp thông tin về những khu vực nguy hiểm, kèm cảnh
báo cho người đi biển; ví dụ, “Có cả một vùng hình chữ nhật diện tích
52.000 hải lý vuông ở mạn đông nam của Biển Đông (và phía tây bắc của
hành langPalawan), gọi là Dangerous Ground (Khu vực Nguy hiểm). Tại đây,
chưa có khảo sát hệ thống nào, và rất có thể có những mảng san hô và
bãi cát ngầm; chưa kể nhiều đảo ở đây còn là đối tượng để tranh chấp chủ
quyền”.
Đúng
như cái tên “Để đảo xa thành đảo gần”, với những dữ liệu, hình ảnh vệ
tinh và bản đồ, cuốn sách đã mang lại cho độc giả một hình dung tổng
quan về Trường Sa, Hoàng Sa, cùng hàng chục địa danh liên quan trên Biển
Đông. Sách cũng còn nhiều chỗ có thể khó hiểu với quảng đại độc giả.
Điều này là do bản thân vấn đề biển đảo, địa lý, hàng hải, đã khá phức
tạp, với nhiều thuật ngữ chuyên môn chưa bao giờ được Việt hoá một cách
thống nhất, ví dụ như khái niệm tương ứng trong tiếng Việt của isle,
island, rock… Tuy nhiên dù sao, đây vẫn là một tài liệu thích hợp cho
việc tra cứu, tham khảo.
Nhóm
tác giả gồm một số nhà nghiên cứu trẻ, biên soạn cuốn sách với mục đích
góp phần giúp độc giả thêm hiểu, thêm yêu Biển Đông, cũng là để đóng
góp một sản phẩm khoa học vào ngày tưởng niệm 25 năm sự kiện Trung Quốc
đánh chiếm Gạc Ma. Một thành viên của nhóm cho biết, tên “Trúc Nam Sơn”
được lấy cảm hứng từ một câu trong “Bình Ngô Đại Cáo” của nhà quân sự,
tư tưởng Nguyễn Trãi:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi…”
Đ. T.
Nguồn: http://seasfprojects.wordpress.com/2013/03/14/mot-no-luc-de-hoang-sa-truong-sa-luon-trong-tim-2/