Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Từ người rừng, tới Giới Tử Thôi



Ảnh về Người Rừng xuất hiện trên nhiều trang báo quốc tế
Ảnh về Người Rừng xuất hiện trên nhiều trang báo quốc tế
Nước mình là láng giềng bất đắc dĩ, của nước “lạ.” Từng bị nhiều phen nước lạ mang quân xâm lược, cướp phá. Những món mà chúng ghiền cướp đi, trong đó có sách sử nước nhà, vì thế có nhiều nhân vật tài ba của đất nước, người dân mình không được biết, nhưng nước lạ lại có tài liệu. Ví dụ nhà kiến trúc tài ba: Ông Nguyễn An, người xây Tử Cấm Thành, đời vua Minh Thành Tổ, Nguyễn An được biết đến qua phim tài liệu “Tử Cấm Thành Trung Quốc – bản di chúc của một bạo chúa” phim của Cộng Hòa Liên Bang Đức! (Thường gọi Tây Đức, khi chưa thống nhất.) Tài liệu về ông Nguyễn An, cũng thuộc loại “bí mật quốc gia,” Trung Quốc cố tình dìm sâu một nhân vật lỗi lạc, mà họ gọi là “kỳ nhân.”
Người tài ba của đất nước, dân mình không được biết đến bao nhiêu, nhưng của Tàu, thi hầu như ai cũng thuộc làu làu, không những thuộc mà còn trọng vọng nữa. Khi nói tới nhân vật không cậy công lao, khi vua chúa thành công, ai cũng nghĩ tới Giới Tử Thôi, cõng mẹ vào núi lánh xa mùi đời, chuyện Đông Châu Liệt Quốc kể rằng:

Tấn Văn Công, (TVC) mất ngôi chạy lưu lạc, quan văn, quan võ, cùng kẻ hầu người hạ chạy theo rất đông. Đến khi khôi phục được ngôi báu, TVC ban thưởng rất trọng hậu những người theo phò thời bôn tẩu, nhưng ông lại quên mất Giới Tử Thôi, mười chín năm ròng phò tá, có lần hết lương thực, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi dâng cho Tấn Văn Công ăn, sau ngày thành công, Giới Tử Thôi vẫn điềm nhiên, không thắc mắc, hằng ngày vẫn hành nghề khâu giày để sinh nhai, nhiều người nhắc nhở, hối thúc ông vào lãnh thưởng, trong đó có cả bà mẹ Giới Tử Thôi, nhưng ông nhất quyết giữ tính liêm sĩ, mẹ ông nói:
Mày khó nhọc trong mười chín năm trời, đã từng cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ mày không nói ra mà lĩnh thưởng, họa may được một vài chung thóc, chẳng còn hơn đi khâu giày thuê hay sao!
Giới Tử Thôi vẫn không chịu, bà mẹ tiếp:
Mày dẫu không muốn làm quan, cũng nên vào yết kiến một lần, để khỏi uổng cái công lao cắt thịt đùi ngày trước.
Giới Tử Thôi nói :
- Con đã không muốn làm quan, thì còn vào yết kiến làm gì!
Bà mẹ nói :
- Con làm được một người liêm sỉ, có lẽ nào ta lại không làm được bà mẹ người liêm sỉ hay sao! Vậy thì mẹ con ta tìm nơi rừng núi mà ẩn thân, chớ nên ở chỗ này.
Cuối cùng Giới Tử Thôi, cõng mẹ vào núi ở ẩn.
Tấn Văn Công, hối hận sâu xa về việc quên công ơn Giới Tử Thôi, nên đã đến tận núi tìm mẹ con GTT, nhưng không thành, TVC cho đốt núi, mong Giới Tử Thôi cõng mẹ chạy ra, song bóng hình biệt tăm, có sách nói chết thui! Chẳng biết đâu mà lần, vì đó là chuyện Tàu chỉ có ba thực, bảy hư.
Chuyện Giới Tử Thôi, ngày nay sờ sờ trước mắt, trích nguyên văn báo CS
“ông Hồ Văn Thanh (1932), nguyên quán tại thôn Trà Linh, xã Trà Lãnh (Tây Trà), trong chiến tranh chống Mỹ, ông Thanh chuyển về sinh sống ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh (Tây Trà) và tham gia bộ đội Quân khu V. Khi đang đi làm nhiệm vụ trong quân đội thì gia đình ông bị  trúng bom của Mỹ khiến hai người con đầu của ông bị chết, sau đó vợ ông chuyển về sinh sống ở xã Trà Khê (Tây Trà).
Sau khi ông trở về gia đình ở xã Trà Khê sinh sống được một thời gian ngắn thì bị bệnh tâm thần. Đến năm 1974 ông dẫn đứa con nhỏ tên Hồ Văn Lang (sinh năm 1969)- lúc này Lang khoảng 5 tuổi, rời khỏi địa phương vào trong rừng sâu thuộc vùng núi Apon, thôn Trà Kem, xã Trà Xinh sinh sống và từ đó không ai biết thông tin gì của ông. (hết trích)
Có hai điểm, báo CS nói sai:
1/ “Bị bệnh tâm thần” cái bệnh này nghe quen quen, hình như đồng bệnh với bạn Blogger Lê Anh Hùng! nhưng anh Hùng nhờ gặp bác sĩ mát tay, nên nằm viện có 12 ngày, được “trả tự do.” Không giống như cha con ông Hồ, ở tuốt trong núi sâu gần 40 năm.
- Bệnh tâm thần mà biết dùng mảnh bom, tự chế soong nồi, dao, rựa, biết chế đủ loại bẫy.
- Bệnh tâm thần mà biết chống chọi thú dữ, biết làm rẩy, biết tích lũy lương thực.
- Bệnh tâm thần mà sống được trong điều kiện khắc nghiệt, giữa núi rừng Miền Trung, tới 40 năm, qủa là điều qúa phi lý, không chấp nhận được.
2/ Báo CS nói kể từ khi người rừng, vào núi thì mất mọi thông tin liên lạc.
Điều này sai hoàn toàn, vì bà con của ông Hồ Văn Thanh, nói rằng sau năm 1975, đất nước hoàn toàn “giải phóng” họ vào núi làm rẫy, vẫn thường gặp cha con ông Hồ Văn Thanh.
Không phải vì tâm thần, không phải vì hoàn toàn mất liên lạc, lý do nào khiến ông Thanh, từ bỏ xa lánh Xã Hội Chủ Nghĩa, mà trước đó chỉ hơn một năm, ông ta từng là bộ đội Liên Khu V?
Cái lý do đích thực, chúng ta muốn biết, có thể không bao giờ tìm được lời đáp, vì hiện nay ông Thanh đã 82 tuổi, lúc bị đưa về làng trong tình trạng thoi thóp thở, người con mới năm tuổi khi vào rừng, lại càng không thể biết lý do.
Bộ đội Hồ Văn Thanh cõng con vào núi năm 1974, (không rõ ngày tháng) đến 30/4 1975, thời gian chỉ hơn một năm. Tại sao ông không về hùa cùng “phe thắng cuộc” để lãnh nhà, chia đất, để làm ông này, ông nọ, để đọa đày người dân? Tại sao ông ẩn cư?
Trong khi đó ngày 30/4/1975, những nhà “cách mạng” tân gia ba (tân là mới, gia: gia nhập, ba: ba mươi tháng tư) túa ra đường, đeo băng đỏ, hò hét chiến thắng, “kể công cách mạng” và hôi của.
Giới Tử Thôi, cõng mẹ vào núi, mong giữ mình trong sạch.
Hồ Văn Thanh cõng con lên núi ẩn cư, chắc cùng một tâm trạng, cùng một nguyện vọng.
Một chi tiết khác:
Thời gian đầu, ông Thanh xuống núi, những dụng cụ chỉ có chiếc áo ấm, của cậu bé Lang hồi mới 5 tuổi, cùng với: Dao, rựa, soong nồi, những chiếc áo bằng vỏ cây. Một tuần sau, báo CS thêm vào một bộ đồ bộ đội!?
Tương tự trường hợp tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, bị tàu Trung Cộng rượt bắn, theo ông Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng nói: Suốt 22 năm hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa, song chưa bao giờ bị bắn, rượt đuổi khủng khiếp như hôm 20/3.
Một ngư dân có mặt trên tàu cho biết: Bị tàu Trung Quốc bắn cháy, nhưng may mắn 4 bình gas trên tàu không phát nổ. “Nếu không tất cả chúng tôi chắc chắn sẽ chết”,
Thế nhưng mười lăm ngày sau, báo Cộng Sản chạy tít lớn:
“Dù bị rượt bắn, ngư phủ vẫn kiên cường bảo vệ lá cờ tổ quốc“!! Sau đó chính phủ tặng bằng khen.
Xin lỗi đảng một tí, cái bộ đùm truyền giống, nó liền da, chứ nếu bắt bằng bù lon, đinh vít, e sút ra rớt xuống biển mất tiêu rồi. Lúc bị rượt đuổi tên cha, tên mẹ còn hổng nhớ, ở đó mà bảo vệ cờ máu, lá cờ thể hiện hèn với giặc, ác với dân, ai mà bảo vệ?
Tóm lại không nói láo, không lừa bịp, không đủ yếu tố để trở thành Cộng Sản “chân chính”. Biết như vậy, nhưng tôi vẫn không hiểu. Tại sao Cộng Sản đợi tới 40 năm mới bắt cha con người rừng xuống núi? Trong khi đó, sau 30/41975 hằng ngày bà con đi làm rẫy, vẫn thấy cha con ông Thanh, thậm chí có người tiếp tế thức ăn và muối.
Bốn mươi năm cha con ông Thanh, đã sống đời gian khổ. Thời gian qúa dư để thành quen thân với đời sống man dã. Nay bắt ông nhập với thiên đường XHCN, báo đảng đánh phèng la ỏm tỏi mấy ngày nay, có cả báo thế giới nhập cuộc. Nhưng nào ai biết, cha con ông Thanh đang bắt đầu khổ ải, không khác 40 năm trước mới vào rừng!
© Ông Bút
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"