Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

"Tôi không ủng hộ đảng của bạn, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền thành lập đảng đó"

Hoàng Triết
"Tôi không chấp nhận những gì bạn nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền được nói điều đó của bạn." ("I may not agree with what you say, but I shall defend to my death your right to say it"?) – Patrick Henry/Voltaire
Đa đảng chỉ đơn giản là... đa đảng. Trong đó, sẽ có đảng cuội và đảng tốt. Đây là điều chúng ta phải chấp nhận trên tinh thần dân chủ. Vì vậy, ủng hộ hay không thì vẫn không thể cản trở việc lập đảng của một tổ chức. Điều chúng ta cần làm là ủng hộ hay không ủng hộ việc đảng phái đó khi họ đứng ra tranh cử vào chức vị lãnh đạo trong xã hội vì lý do cương lĩnh của đảng phái, tinh thần trách nhiệm, hay kiến thức và đạo đức của đảng viên, v.v... Và cần hơn nữa là phải nhận rõ những luận điểm đánh đồng đảng phái của họ với những ý tưởng chung. Chẳng hạn như, “đảng này là đảng Dân Chủ, nếu bạn chuộng dân chủ thì phải gia nhập và ủng hộ đảng này”, “đảng này là đảng Yêu Nước, nếu bạn yêu nước thì phải nhất quyết ủng hộ nó”, hay “đảng này là đảng Cộng Sản, nếu bạn ưa chuộng công bằng thì phải gia nhập nó.”

Chúng ta sẽ là những hypocrites (kẻ giả nhân nghĩa?) của thời đại nếu chúng ta ủng hộ đa đảng nhưng đồng thời lại ngăn cản sự thành lập của một đảng hoặc nhất quyết phải diệt trừ sự tồn tại của một đảng phái chính trị đang hiện hữu vì sợ khi ta lơ là chính trị nó sẽ lên nắm quyền và gây hại đến lợi ích chung của xã hội. Hơn nữa, việc ngăn cản/tiêu diệt này hôm nay chẳng khác nào một hành động dọn đường cho sự lười biếng để tâm đến chính trị sau này. Xã hội dân chủ không thích hợp cho những người lơ là chính trị. Thái độ lơ là chính trị của người dân là lý do nhà cầm quyền có thể định hướng và xõ mũi công chúng như một đàn cừu.
Thái độ chính trị, sự bày tỏ quan điểm cá nhân, sự ủng hộ hay không ủng hộ của chúng ta sẽ là động lực ảnh hưởng đến việc một đảng phái có thể lớn mạnh hay sẽ le lói trong môi trường dân chủ đa đảng. Điều mà một chính quyền nhà nước sau này (nhấn mạnh là không phải là Đảng cầm quyền) phải làm là nhìn nhận một đảng phái có đủ tiêu chuẩn tranh cử hay không. Sự nhìn nhận đó sẽ không ngoài quyết định thông qua từ lá phiếu bầu của chúng ta.
Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị của VN hôm nay, nhà cầm quyền ĐCSVN có thể ưu đãi việc thành lập một đảng phái mới của những người theo chủ nghĩa Marx-Lênin và trù dập việc lập đảng của những người thật sự ủng hộ dân chủ nhân quyền. Và tranh đấu cho “sự công bằng trong quyền được lập đảng” sẽ là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng dù sao, nó vẫn có nhiều hy vọng hơn là tranh đấu cho “quyền được lập đảng”.
Bạn có biết ở Hoa Kỳ ngoài 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ra còn có đến 3 đảng chính trị lớn và 28 đảng chính trị nhỏ (kể cả Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ) khác không?
Bạn có biết ngoài 33 đảng phái chính trị lớn nhỏ này, Hoa Kỳ còn có đến trên dưới 30 đảng địa phương không cử người tranh cử ở mức liên bang không?
Bạn có biết ngoài 33 đảng lớn nhỏ ở mức liên bang và trên dưới 30 đảng tranh cử ở mức địa phương, Hoa Kỳ còn có 29 đảng phái/tổ chức không tranh cử khác không? Trong đó có cả Đảng Phát Xít Hoa Kỳ, Đảng Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Hoa Kỳ, Tổ Chức Chính Trị Tiếng Nói Cộng Sản, Đảng Cách Mạng Cộng Sản, Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thế Giới, và Tổ Chức Chính Trị Marx-Lenin Hoa Kỳ.
[*] Tựa đề bài viết do BBT Dân Luận đặt.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"