Hải Huỳnh (Danlambao) - Kết quả phiên xử phúc thẩm vụ Phương Uyên - Nguyên Kha tại Long An ngày 16.8.2013 là một chiến thắng ngọt ngào của phong trào dân chủ cho Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng của Việt Nam cộng sản tòa phúc thẩm tuyên án khác xa tòa sơ thẩm. Đây là thành quả của lòng can đảm của các sinh viên yêu nước, sự hi sinh của gia đình, sự khích lệ của bạn bè, phối hợp của các blogger, sự sát cánh của truyền thông lề dân cùng tác động quốc tế đúng thời điểm.
A. Công tác tổ chức phiên tòa
I. Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm gồm 3 thẩm phán:
1. Thẩm phán Trương Thị Minh Thơ - chủ tọa phiên tòa.
2. Thẩm phán Phan Thanh Tùng (chồng của thẩm phán Lương Bội Trâm).
3. Thẩm phán Trương Vĩnh Thủy.
Kiểm sát viên giữ quyền công tố là ông Hoàng Thanh Chuyên.
II. Phương thức tổ chức phiên tòa:
Xử kín. Vì lý do an ninh nên hạn chế số người tham dự phiên tòa khoảng
15 người, đa số là an ninh của bộ, cục và từ thành phố xuống. Phía Long
An có 2 người thuộc cục an ninh quản lý tham dự. Chỗ này cần nhắc lại là
chúng tôi biết trước là gia đình của Nguyên Kha và Phương Uyên chắc
chắn bị cấm tham gia phiên tòa này nên đã tìm cách báo tin cho phía gia
đình các sinh viên yêu nước này biết trước.
III. Bất đồng giữa công an:
Có sự bất đồng về nhân sự trong việc tổ chức phiên tòa phúc thẩm này
giữa Bộ công an và công an tỉnh Long An trong khâu tổ chức nên phía Long
An gần như "thả nổi" các khâu phá sóng điện thoại, tuyên bố máy dò kim
loại bị hỏng đột ngột nên đã có người cài được máy ghi âm và điện thoại
di động vào ngay phòng xử. Việc bất đồng trong sự chỉ đạo thể hiện rõ là
khi an ninh từ bộ yêu cầu công an tỉnh Long An cung cấp 4 đầu gấu xã
hội đen để uy hiếp đoàn biểu tình vào buổi chiều ngày 16.08.2013 thì
phía Long An từ chối nói là chúng tôi không có và yêu cầu gấp quá chúng
tôi không chuẩn bị kịp.
IV. Phòng xử:
Phòng xử án được ngụy trang là vào sâu bên trong tòa án tỉnh Long An,
xảy ra trong một phòng xử án dân sự nhỏ. Hội trường chính được trang trí
như là phòng xử án chính nhưng để trống. Điều này đánh lừa được đám
đông biểu tình đòi thả người có la hét ồn ào cỡ nào cũng chỉ ở khu vực
gần hội trường chính được ngụy trang. Còn phòng xử thật thì sâu vào bên
trong hoàn toàn không nghe gì từ bên ngoài.
V. Trang phục cho các sinh viên yêu nước:
Rút kinh nghiệm phiên sơ thẩm và nhằm hạ đổ hình ảnh thần tượng sinh
viên, lần này người ta cho Nguyên Kha mặc áo xanh dương giống công nhân
và có vẻ già trước tuổi. RiêngPhương Uyên mặc áo màu tím. Thêm vào đó
các phóng viên báo lề đảng được yêu cầu chụp hình hai sinh viên này dưới
một góc tối sao cho khung hình thể hiện các em già giặn hơn tuổi sinh
viên.
VI. Không khí phiên tòa:
Phải tổ chức làm sao có màu sắc sợ hãi từ ngoài vào trong và nhằm giảm
sự chú ý của dân chúng trong thành phố Tân An. Xe tù thì huy động 4
chiếc nhằm chở 3 tù nhân. Trong phòng thì lắp máy camera rất nhiều.
VII. Luật sư:
Thuyết phục các bị cáo từ chối luật sư và dùng sức ép lên các đoàn luật
sư để hạn chế luật sư tham gia phiên xử kín này. Bắt đầu mở các chiến
dịch dùng các đoàn luật sư kỷ luật các luật sư tham gia phiên xử phúc
thẩm này.
B. Những diễn biến tại phiên tòa
I. Mục tiêu của phiên tòa là ép các bị cáo nhận tội để tòa phúc thẩm giảm án theo hướng "sự khoan hồng của đảng và nhà nước". Nếu có luật sư bào chữa theo hướng vô tội thì rất căng.
II. Tuy nhiên diễn biến xảy ra ngoài "định hướng" mặc dù yếu tố luật sư
đã được "giải quyết" xong. Cả Phương Uyên và Nguyên Kha đều tuyên bố là
kêu oan chứ không yêu cầu giảm tội. Đặc biệt Phương Uyên đã đưa Hội đồng
Xét xử vào thế bí là "yêu cầu xử đúng người đúng tội".
Những hành động chống đảng cộng sản của các em là điều 258 Bộ luật hình
sự chứ không phải điều 88 như đã áp dụng. Khi Phương Uyên chỉ ra điều
này thì Hội đồng Xét xử và cả Kiểm sát viên đều lúng túng. Các em đòi xử
theo Bộ luật hình sự còn Kiểm sát viên đòi xử theo Điều 4 Hiến pháp.
Chính điều này đã gây lúng túng cho Hội đồng Xét xử làm kéo dài tuyên án
từ lúc 10 giờ 30 sáng đến 15 giờ 30 chiều. Thường những phiên Phúc thẩm
thì rất chóng vánh và luôn y án. Nhưng buổi chiếu thì Hội đồng Xét xử
thay vì tuyên án họ quay trở lại phần thẩm vấn xét hỏi. Khi điều luật 88
của Bộ luật hình sự bị thay đổi sang điều 258 thì Kiểm sát viên hạ
giọng và đề nghị các mức án khác với mức án buổi sáng ông ta đã đưa ra
trong phần luận tội.
Nói về Kiểm sát viên Hoàng Thanh Chuyên thì ông ta lúng túng lẫn lộn phần xét hỏi và tranh luận. Khi xét hỏi thì ông ta tranh luận và ngược lại. Thẩm phán Phan Thanh Tùng suốt phiên xử không có ý kiến gì. Thẩm phán Trương Vĩnh Thủy thì
là phản ứng gay gắt nhất luôn cay cú ăn miếng trả miếng với 2 sinh
viên. Và dường như ông ta chưa đọc kỹ hồ sơ vụ án nên ông ta không biết
rằng Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy là 2 anh em ruột. Riêng thẩm phán Trương Thị Minh Thơ được một nhân viên an ninh mô tả là "xơ cứng trịnh trọng đến mức buồn cười".
Phần giải thích của bà về án treo cho Phương Uyên trong phần tuyên án
được cho là vòng vo khó hiểu vì lúng túng khi tuyến án đã được chỉ đạo
điều chỉnh.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng hỏi Đinh Nguyên Kha được 1 câu là khi
mượn xe của Nhật Uy đi rải truyền đơn có cho Nhật Uy biết không. Đương
nhiên Nguyên Kha trả lời là "không cho biết".
Trong suốt phiên xử có 3 vấn đề tranh luận gay gắt:
1. Treo cờ vàng,
2. Áp dụng điều 88 hay điều 258 Bộ luật hình sự
3. Có xin giảm án khoan hồng không?
Đặc biệt khi 2 sinh viên nhắc đến những vi phạm tố tụng trong phiên Sơ
thẩm như là phiên Sơ thẩm không có nhân chứng nhưng trong bản án Sơ thẩm
ghi là có 3 nhân chứng hiện diện tại tòa; hay là tuyên án Phương Uyên
bắt đầu từ ngày 14.10 (ngày Phương Uyên bị bắt cóc) nhưng trong bản án
ghi là ngay 19.10; hoặc là chưa có giám định nội dung các khẩu hiệu
truyền đơn mà các sinh viên phân phát. Thẩm quyền xét xử là tòa thành
phố hay tòa Long An... Tất cả những vấn đề này đã bị Hội đồng Xét xử gạt
ra.
C. Dư luận sau phiên xét xử phúc thẩm ngày 16.8.2013 tại Long An
1. Luật sư Ng. (Đoàn luật sư Thành phố) cho biết lần đầu tiên trong lịch
sử tư pháp án, kết quả bản án Phúc thẩm khác xa án Sơ thẩm một trời một
vực.
2. Nhà báo T. D. cho là "Có sự do dự trong khi tuyên án, chưa bao giờ thấy căng thẳng như vậy".
3. Thẩm phán H. (Tòa án tỉnh Đồng Nai) cho biết dường như tác động của can thiệp ngoại giao nên kết quả mới đảo lộn như vậy.
4. Luật sư H. (Đoàn luật sư Thành phố) cho rằng chắc chắn sẽ có chiến
dịch nhằm kỷ luật các luật sư khi Tòa án Tối cao ra công văn "quan điểm của luật sư làm xấu vụ án".
5. Biên tập viên báo P.L cho là bản chất của vụ án làm nhằm hạ bệ thần tượng và làm nhục các luật sư.
6 Luật gia A. (Hội luật gia X) cho là khi án phúc thẩm sửa như vậy thì
cần đặt ra là kỷ luật những người trong Hội đồng xét xử phiên tòa sơ
thẩm.
7. Blogger B. cho là chiến thắng ngọt ngào cho phe dân chủ nhưng đừng chủ quan và ngủ quên.