Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Báo động đỏ: Nhật Bản cho biết cuộc chiến đấu ngăn chận rò rỉ từ nhà máy hạt nhân trở nên “khẩn cấp”

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Hôm Thứ Tư Thủ tướng Nhật Bản cho biết Tokyo (chính phủ Nhật Bản) sẽ tham gia nhiều hơn trong công tác dọn sạch phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại, trong khi ông mô tả về cuộc chiến đấu để ngăn chặn nước nhiễm phóng xạ rò rỉ ra biển là “khẩn cấp”.
Vai trò chủ động hơn của chính phủ đã được đưa ra khi các nhà bình luận đã tấn công ban điều hành tập đoàn Tokyo Electric Power (TEPCO) về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng nguyên tử trong thời gian hơn hai năm qua, một tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất của thế hệ này.
Tập đoàn điện hạt nhân bị đánh tơi tả này - được giữ cho sống còn bởi nguồn trợ cấp tài chánh từ phía chính phủ - hồi tháng trước lần đầu tiên thừa nhận nguồn nước ngầm chứa chất độc phóng xạ đã bị rò rỉ ra ngoài khu vực nhà máy, điều thú nhận này xác nhận những nghi ngờ từ lâu nay về nước biển đã bị ô nhiễm bởi nước nhiễm phóng xạ từ các lò phản ứng bị nổ tung của nhà máy.

Tập đoàn TEPCO bây giờ cho biết rằng nguồn nước bị nhiễm độc phóng xạ đã chảy thoát vào biển Thái Bình Dương trong thời gian từ hơn hai năm qua.
Hôm thứ Tư, một quan chức tại Bộ Công Nghiệp của Nhật Bản cho biết Tokyo (chính quyền Nhật) ước tính một số lượng khổng lồ 300 tấn nước nhiễm chất độc phóng xạ bị rò rỉ từ khu vực nhà máy, vừa mới bị phát hiện, có thể bị chảy thoát vào các đại dương mỗi ngày.
"Nhưng chúng tôi không biết chắc chắn liệu nước rò rỉ đó bị ô nhiễm phóng xạ cao hay không," ông nói thêm.
Một chuyên gia người Pháp cho biết các rủi ro môi trường gây ra bởi sự rò rỉ nước từ nhà máy là nhỏ so với toàn bộ tình trạng ô nhiễm phóng xạ từ thảm họa này.
"Chúng tôi không tìm thấy bất cứ điều gì mới trong những số liệu đo đạc của chúng tôi trong nước biển, chất trầm tích hoặc cá. Tôi nghĩ rằng mức độ nhiễm phóng xạ là không đáng kể", ông Jerome Joly tuyên bố. Ông Jerome Joly là Phó Tổng Giám đốc của Viện chuyên về Bảo vệ Phóng xạ và An toàn Hạt nhân của Pháp, IRSN, cơ quan đã và đang giám sát chặt chẽ hậu quả của thảm họa hạt nhân Fukushima.
"Nhật Bản, trong khu vực địa lý này, được hưởng lợi từ hai dòng hãi lưu chạy dọc theo phía đông của bờ biển vào biển Thái Bình Dương, và chúng đóng vai trò hữu ích trong việc làm loãn độ phóng xạ trong nước biển," ông nói với AFP.
Tuy nhiên nạn rò rỉ của nguồn nước bị ô nhiễm các chất phóng xạ này đã gây ra những lo lắng mới về tình trạng bấp bênh của nhà máy và khả năng của TEPCO để đối phó với một danh sách ngày càng tăng của các vấn nạn sau khi các lò phản ứng hạt nhân của họ bị nước biển tràn ngập vì cơn sóng thần vào tháng 3 năm 2011, và gây ra thảm họa nóng chảy của các lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima.
Công ty TEPCO cũng đã bị chỉ trích từ mọi phía về sự thiếu minh bạch của họ trong việc công khai những tin tức quan trọng liên quan đế tình trạng rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân bị hủy hoại kể từ khi xảy ra thảm họa.
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết chính phủ của ông sẽ tăng cường nỗ lực giúp đỡ công tác dọn sạch ô nhiễm phóng xạ dự trù sẽ kéo dài trong nhiều thập niên, mà phần lớn được giao cho TEPCO giãi quyết.
"Ổn định tình trạng của nhà máy Fukushima là thách thức của chúng tôi", ông Abe nói tại một cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm chuyên trách giãi quyết thiên tai của chính phủ.
"Đặc biệt, nước bị ô nhiễm các chất thải phóng xạ là một vấn đề cấp bách mà đã gây ra rất nhiều sự quan tâm của dân chúng."
Đảng Dân chủ Tự do của ông muốn tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của nước này, mà chúng đã bị ngừng hoạt động trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tai nạn hạt nhân, nếu vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân có thể được bảo đảm.
Ông Abe cho biết công tác dọn sạch ô nhiễm phóng xạ không còn chỉ một mình TEPCO làm. Ông cũng kêu gọi có "các biện pháp nhanh chóng và chắc chắn" về vấn đề giãi quyết nước nhiễm độc phóng xạ.
Chính phủ Nhật bây giờ sẽ giúp trả các chi phí cho công tác này, ông Abe cho biết, đây là lần đầu tiên chính quyền cam kết cung cấp thêm ngân sách để đối phó với các vấn đề ô nhiễm phóng xạ tại Fukushima càng lúc càng gia tăng thêm.
Tập đoàn khổng lồ TEPCO đã phải đối mặt với chi phí nhiều tỷ USD để làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại trong vụ thảm họa hạt nhân tại Fukushima.
Tập đoàn TEPCO trước đó đã báo cáo về mức độ gia tăng của các chất gây ung thư trong mẫu nước ngầm tại Fukushima. Nhưng chỉ vào tháng trước, công ty đã khẳng định họ đã tồn trữ lại được lượng nước độc phóng xạ ngăn chúng rò rỉ ra ngoài lằn ranh của khu vực nhà máy.
Trong tháng Năm, Tokyo đã ra lệnh cho TEPCO phải xây dựng phòng tuyến mới để chứa lại số lượng lớn nước được sử dụng để giữ nguội cho các lò phản ứng, một biện pháp có thể tổn phí lên đến 40 tỷ Yen (410 triệu USD).
Người ta lo ngại ngày càng tăng rằng biện pháp bảo vệ hiện nay sẽ nhanh chóng bị quá tải, trong khi TEPCO đang chạy đua với thời gian để tìm cách để lưu trữ số nước nhiễm phóng xạ trong khu vực nhà máy.
"Tình trạng rò rỉ ngày càng tồi tệ của nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima chứng minh là TEPCO không có khả năng đối phó với thảm họa hạt nhân", Tổ chức Hòa Bình Xanh, Greenpeace, đã cho biết trong một tuyên bố của họ vào hôm thứ Ba.
"Chính quyền của Nhật Bản bây giờ phải bước vào và bảo đảm các hành động cụ thể cuối cùng được thực hiện để ngăn chặn tình trạng rò rỉ nguồn nước chứa các chất phóng xạ," tổ chức Green Peace nói thêm.
Cơ quan Kiểm soát Hạt nhân Quốc gia Nhật Bản (NRA) đã công bố kế hoạch kết họp hai đội chuyên dụng vế hạt nhân để cùng điều tra tìm hiểu về nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ và những tác động của nó đối với hệ sinh thái của đại dương
Hơn 18.000 người đã bị thiệt mạng khi sóng thần tràn vào bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Trong khi không ai được chính thức ghi nhận là đã bị chết do kết quả trực tiếp của thảm họa lò phản ứng hạt nhân bị nóng chảy tại Fukushima, hàng chục ngàn cư dân sống tại khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy đã phải sơ tán và vẫn không thể trở về nhà cửa của họ.

Theo Tokyo (AFP) 07 tháng 8 năm 2013

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"