Lê Thăng Long
TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN
VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN
VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh, chính quyền thông qua hệ thống
quyền lực ở cơ sở là tổ dân phố đã triển khai đến từng hộ dân để lấy ý
kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp. Tài liệu chính quyền phát
cho mọi hộ dân gồm một tập tài liệu 79 trang in song hành bản Hiến pháp
năm 1992 – Dự thảo hiến pháp sửa đổi và phiếu lấy ý kiến.
Chúng tôi cho rằng đây là một hành động cầu thị của chính quyền trong
việc lắng nghe ý kiến của nhân dân trong một việc trọng đại của đất
nước là sửa đổi bản hiến pháp.
Tuy nhiên một sự cầu thị tốt nhưng cách tiến hành không khoa học,
không đúng nguyên tắc thì kết quả thu được có thể rất khác, thậm chí ý
chí người dân có thể bị bóp méo và lũng đoạn bởi những nhóm lợi ích
chính trị.
Là một phong trào tranh đấu cho quyền con người trong thời gian qua,
chúng tôi thấy rằng, ở Việt Nam quyền được sống không sợ hãi, quyền được
bày tỏ chính kiến, quyền được tự do ngôn luận, quyền được tham gia xây
dựng chính quyền,….chưa được bảo đảm. Rất nhiều người bị tù tội, nhiều
người bị phiền phức, bị mất công ăn việc làm, gia đình liên lụy khi họ
thực hiện các quyền trên. Một điển hình là ông Trần Huỳnh Duy Thức và
bạn hữu.
Do vậy chúng tôi cho rằng cách lấy ý kiến như cách chính quyền tiến
hành không bảo đảm phản ánh được nguyện vọng thực sự của dân chúng. Nếu
chính quyền dùng các ý kiến này để đưa ra quyết định cuối cùng theo số
đông sẽ không bảo đảm tính pháp lý của khoa học chính trị hiện đại. Các
nhóm lợi ích chính trị bằng cách này rất dễ lũng đoạn nền chính trị của
đất nước thông qua bản hiến pháp mới có đa số đồng ý trong sợ hãi.
Từ những căn cứ trên, chúng tôi tuyên bố không đồng ý với quy trình lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp của chính quyền.
Chúng tôi kêu gọi các nhà đấu tranh, những phong trào, tổ chức... hãy
cùng lên tiếng thể hiện quan điểm không đồng ý với quy trình lấy ý kiến
sửa đổi hiến pháp này.
Ngày 12 tháng 3 năm 2013,
TM. Phong trào Con đường Việt Nam
Lê Thăng Long
TM. Phong trào Con đường Việt Nam
Lê Thăng Long