Sau đại hội ĐCSVN gần đây nhất, lần đầu tiên Đảng có một tổng bí thư là một nhà lý luận hàng đầu về chủ nghĩa Max-Lenin và chủ nghĩa xã hội-ông giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng. Những đảng viên trung kiên của Đảng hớn hở mừng vui : ”Từ đây, dưới sự dẫn dắt của tổng bí thư, Đảng ta sẽ không cần dùng đến nhà tù, đến xã hội đen để xử lý những phần tử chuyên viết bài xuyên tạc, nói xấu Đảng và chủ nghĩa xã hội, những kẻ hay tổ chức khiếu kiện, tổ chưc biểu tình phản đối Trung Quốc hay đòi hỏi dân chủ. Đồng chí tổng bí thư, với kiến thức uyên thâm, với lý luận sắc bén sẽ tranh luận, bác bỏ, đánh đổ tất cả những luân điệu của những phần tử nói trên”.
Nhưng đã hai năm trôi qua, ngòai một bài giảng về chủ nghĩa xã hội ở Cuba, nơi mà chủ nghĩa xã hội mang bộ mặt xấu xa chỉ sau Bắc Triều Tiên, ông tổng bí thư dường như im lặng. Ông tránh né những vấn đề thuộc về lý luận cùng những đòi hỏi dân chủ, ông im lặng trước kêu cứu của những người dân bị ức hiếp, bi oan trái, bị chiếm dụng đất đai, nhà cửa.
Nhưng gần đây ông làm nhiều người bất ngờ. Trên truyền hình tường thuật buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phú, ông nói:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ điều 4 hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không?Hả? Muốn phi chính trị hóa quân đội không?Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Nghe cách diễn đạt trên đây của ông, ta tưởng như nghe một cán bộ an ninh phổ biến cho các nhân viên cấp dưới. Ông miệt thị những người góp ý, nêu ra các vấn đề và giao nhiệm vụ cho các đồng chí của mình quan tâm xử lý. Xử lý? Cho người theo dõi, đưa ra tòa bỏ tù về tội tuyên truyền chống nhà nước hay đưa đi các trung tâm cải tạo lao động, thuê xã hội đen đe dọa, đánh đập những người khiếu kiện?
Ông là nhà lý luận, lẽ ra ông phải dùng lý lẽ để phản bác lại những góp ý, những kiến nghị của trí thức và nhân dân đối với hiến pháp như : bỏ điều 4, tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa quân đội. Nhưng có lẽ ông không đủ lý lẽ để phản bác những lập luận này. Vì đây là những yếu tố để đảm bảo của một thể chế của một quốc gia dân chủ. Đó là những tinh hoa được đúc kết từ hàng ngàn năm, theo sự phát triển của xã hội loài người. Trên thế giới hiện nay, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển, người dân nước họ được sống trong tự do, no ấm hạnh phúc đều theo thể chế dân chủ.
Nguyễn Phú Trọng đã được trang bị một mớ lý thuyết cũ rích về chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Chính tại nơi đây, chủ nghĩa xã hội cùng với Đảng cộng sản đã bị nhân dân vứt vào sọt rác của lịch sử. Ông hãy giải thích vì sao chỉ còn lại vài ba nước như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, nơi đây đảng cộng sản toàn trị, ép buộc nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều là các nước kém phát triển, đa số người dân phải sống trong nghèo đói, mất tự do. Các đảng viên cộng sản tham nhũng tới mức độ “quốc nạn”?
Không đủ lý lẽ phản bác những “luồng ý kiến” nêu trên, ông bỏ tất cả chúng vào một cái giỏ “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Thật là nực cười! Ông gọi những công dân có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, theo lời kêu gọi của Đảng, góp ý với Đảng về sửa đổi hiến pháp là những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Phải chăng lời kêu gọi của Đảng là cái bẫy để nhử những công dân, xem ai là những người “suy thoái”?
Nguyễn Phú Trọng đã từng tốt nghiệp ngành ngữ văn Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, nhưng thật ngạc nhiên thấy ông dùng sai ngôn từ. Một sự việc, một quốc gia, một xu hướng chính trị, một nền kinh tế , một con người… được gọi là suy thoái khi trong quá khứ nó đã phát triển tốt, hay đã là tốt, nay trở nên yếu kém, không tốt, thậm chí đi ngược lại những tiêu chí đã được đặt ra trong quá khứ. Thí dụ như Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có thời kỳ đấu tranh vì độc lập dân tộc, nay Đảng đã xa rời mục đích ban đầu của Đảng, đặt lợi ích của Đảng lên trên hết – Đảng đã và đang suy thoái. Những đảng viên cộng sản trước đây trong quân đội, dũng cảm chiến đấu, nhường cơm, xẻ áo, hy sinh bảo vệ đồng đội, Nay trở về quê hương, giữ những chức vụ trong Đảng và chính quyền, lợi dụng chức vụ đàn áp dân chúng, tham nhũng làm giầu cho cá nhân mình – Những đảng viên này đã suy thoái…
Những công dân dám đứng lên ký kiến nghị, đòi hỏi Đảng thực hiện thể chế độ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, quân đội chỉ trung thành đất nước với nhân dân, không trung thành với bất cứ đảng phái chính trị nào. Đây là những tiến bộ về chính trị của thế giới văn minh ngày nay và những công dân đề xuất những kiến nghị này là những người tiến bộ, không hề suy thoái về tư tưởng cũng như lối sống.
Có lẽ ông tổng bí thư đã bí khi tìm những ngôn từ để gọi những vấn đề và những người đã kiến nghị những vấn đề trên đây, ông đành gán bừa cho họ cụm từ “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Các sỹ phu Bắc Hà và nhân dân Hà Nội gọi ông là ông Trọng “Lú”, Cái tên này nghe “hơi bị phản cảm”. Có lẽ qua sự kiện này, nên đổi tên ông thành ông Trọng “Bí” hay ông tổng bí thư “Bí”, ngắn gọn là ÔNG TỔNG “BÍ”.
Lại nghe đâu, ông là người yêu văn học dân gian từ bé. Luận văn tốt nghiệp đại học của ông “Chất liệu dân gian trong thơ Tố Hữu” đã đạt điểm cao nhất, sau đó ông được kết nạp vào Đảng, rồi về tạp chí Học Tập, trở thành nhà lý luận hàng đầu của Đảng.
Gía như ông trở thành nhà nghiên cứu văn học dân gian, biết đâu chúng ta lại đươc đọc một vài bài nghiên cứu văn học dân gian , và có thể Đảng sẽ cởi mở hơn, người dân có thể được trả lại quyền sở hữu ruộng đất, sẽ ít những tập đoàn nhà nước làm thất thoát của dân hàng tỷ đô la…
Thật đáng thất vọng về ÔNG TỔNG “Bí”!
Warszawa 27-02-2013
© Đinh Minh Đạo
© Đàn Chim Việt
Nhưng đã hai năm trôi qua, ngòai một bài giảng về chủ nghĩa xã hội ở Cuba, nơi mà chủ nghĩa xã hội mang bộ mặt xấu xa chỉ sau Bắc Triều Tiên, ông tổng bí thư dường như im lặng. Ông tránh né những vấn đề thuộc về lý luận cùng những đòi hỏi dân chủ, ông im lặng trước kêu cứu của những người dân bị ức hiếp, bi oan trái, bị chiếm dụng đất đai, nhà cửa.
Nhưng gần đây ông làm nhiều người bất ngờ. Trên truyền hình tường thuật buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phú, ông nói:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ điều 4 hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không?Hả? Muốn phi chính trị hóa quân đội không?Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Nghe cách diễn đạt trên đây của ông, ta tưởng như nghe một cán bộ an ninh phổ biến cho các nhân viên cấp dưới. Ông miệt thị những người góp ý, nêu ra các vấn đề và giao nhiệm vụ cho các đồng chí của mình quan tâm xử lý. Xử lý? Cho người theo dõi, đưa ra tòa bỏ tù về tội tuyên truyền chống nhà nước hay đưa đi các trung tâm cải tạo lao động, thuê xã hội đen đe dọa, đánh đập những người khiếu kiện?
Ông là nhà lý luận, lẽ ra ông phải dùng lý lẽ để phản bác lại những góp ý, những kiến nghị của trí thức và nhân dân đối với hiến pháp như : bỏ điều 4, tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa quân đội. Nhưng có lẽ ông không đủ lý lẽ để phản bác những lập luận này. Vì đây là những yếu tố để đảm bảo của một thể chế của một quốc gia dân chủ. Đó là những tinh hoa được đúc kết từ hàng ngàn năm, theo sự phát triển của xã hội loài người. Trên thế giới hiện nay, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển, người dân nước họ được sống trong tự do, no ấm hạnh phúc đều theo thể chế dân chủ.
Nguyễn Phú Trọng đã được trang bị một mớ lý thuyết cũ rích về chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Chính tại nơi đây, chủ nghĩa xã hội cùng với Đảng cộng sản đã bị nhân dân vứt vào sọt rác của lịch sử. Ông hãy giải thích vì sao chỉ còn lại vài ba nước như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, nơi đây đảng cộng sản toàn trị, ép buộc nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều là các nước kém phát triển, đa số người dân phải sống trong nghèo đói, mất tự do. Các đảng viên cộng sản tham nhũng tới mức độ “quốc nạn”?
Không đủ lý lẽ phản bác những “luồng ý kiến” nêu trên, ông bỏ tất cả chúng vào một cái giỏ “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Thật là nực cười! Ông gọi những công dân có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, theo lời kêu gọi của Đảng, góp ý với Đảng về sửa đổi hiến pháp là những người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Phải chăng lời kêu gọi của Đảng là cái bẫy để nhử những công dân, xem ai là những người “suy thoái”?
Nguyễn Phú Trọng đã từng tốt nghiệp ngành ngữ văn Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, nhưng thật ngạc nhiên thấy ông dùng sai ngôn từ. Một sự việc, một quốc gia, một xu hướng chính trị, một nền kinh tế , một con người… được gọi là suy thoái khi trong quá khứ nó đã phát triển tốt, hay đã là tốt, nay trở nên yếu kém, không tốt, thậm chí đi ngược lại những tiêu chí đã được đặt ra trong quá khứ. Thí dụ như Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có thời kỳ đấu tranh vì độc lập dân tộc, nay Đảng đã xa rời mục đích ban đầu của Đảng, đặt lợi ích của Đảng lên trên hết – Đảng đã và đang suy thoái. Những đảng viên cộng sản trước đây trong quân đội, dũng cảm chiến đấu, nhường cơm, xẻ áo, hy sinh bảo vệ đồng đội, Nay trở về quê hương, giữ những chức vụ trong Đảng và chính quyền, lợi dụng chức vụ đàn áp dân chúng, tham nhũng làm giầu cho cá nhân mình – Những đảng viên này đã suy thoái…
Những công dân dám đứng lên ký kiến nghị, đòi hỏi Đảng thực hiện thể chế độ đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, quân đội chỉ trung thành đất nước với nhân dân, không trung thành với bất cứ đảng phái chính trị nào. Đây là những tiến bộ về chính trị của thế giới văn minh ngày nay và những công dân đề xuất những kiến nghị này là những người tiến bộ, không hề suy thoái về tư tưởng cũng như lối sống.
Có lẽ ông tổng bí thư đã bí khi tìm những ngôn từ để gọi những vấn đề và những người đã kiến nghị những vấn đề trên đây, ông đành gán bừa cho họ cụm từ “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Các sỹ phu Bắc Hà và nhân dân Hà Nội gọi ông là ông Trọng “Lú”, Cái tên này nghe “hơi bị phản cảm”. Có lẽ qua sự kiện này, nên đổi tên ông thành ông Trọng “Bí” hay ông tổng bí thư “Bí”, ngắn gọn là ÔNG TỔNG “BÍ”.
Lại nghe đâu, ông là người yêu văn học dân gian từ bé. Luận văn tốt nghiệp đại học của ông “Chất liệu dân gian trong thơ Tố Hữu” đã đạt điểm cao nhất, sau đó ông được kết nạp vào Đảng, rồi về tạp chí Học Tập, trở thành nhà lý luận hàng đầu của Đảng.
Gía như ông trở thành nhà nghiên cứu văn học dân gian, biết đâu chúng ta lại đươc đọc một vài bài nghiên cứu văn học dân gian , và có thể Đảng sẽ cởi mở hơn, người dân có thể được trả lại quyền sở hữu ruộng đất, sẽ ít những tập đoàn nhà nước làm thất thoát của dân hàng tỷ đô la…
Thật đáng thất vọng về ÔNG TỔNG “Bí”!
Warszawa 27-02-2013
© Đinh Minh Đạo
© Đàn Chim Việt