Phóng viên VRNs
Dân Luận: Một mặt, Đảng CSVN tìm cách ngăn cản và hạ thấp những ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến Pháp của các trí thức có trình độ và sự quan tâm cần thiết đối với đề tài này. Mặt khác, họ tận tình thúc đẩy quá trình lấy ý kiến đóng góp của những người dân, hoặc là sợ hãi, hoặc là không quan tâm, hay không có hiểu biết đầy đủ về chuyên đề Hiến Pháp, cho có vẻ dân chủ và tạo thế chính danh cho Hiến Pháp mới.
Kịch bản này đã được các blogger như nhà báo Đoan Trang đoán trước trong bài viết "Giàng A Tráng và Vàng Anh góp ý sửa đổi Hiến Pháp" mà Dân Luận đã đăng trước đây.
Mẫu lấy ý kiến nhân dân trông như thế này đây: Rất nhiều chỗ trống để ghi chữ ĐỒNG Ý. Ảnh: Cô Gái Đồ Long
Tin liên quan:
Tại quận 12 và huyện Hóc Môn, Sài Gòn, các bộ phường xã đang đổ về
các khu dân cư, đến từng nhà trao cho mỗi nhà một bản dự thảo HP và bản
HP 1992, kèm theo là bảng danh sách đã được đánh máy sẵn, và yêu cầu đọc
rồi ký ngay vào.
Anh Tùng ở Hốc Môn cho VRNs biết như sau: “Hôm qua [08.03.2013] tại
huyện Hóc Môn, chỗ tôi ở, ủy ban đến phát mỗi nhà một cuốn tài liệu bản
góp ý sửa đổi hiến pháp, lúc đó tôi không có ở nhà. Khi về, con gái tôi
nói lại: Họ đưa cuốn sách in đối chiếu hai bản hiến pháp cũ và mới (dầy
79 trang), rồi thêm một danh sách in sẵn đề nghị con bé xem rồi ký tên
đồng ý vào, tất cả chỉ diễn ra trong vòng 5 phút. Danh sách ký xong, họ
mang đi luôn chỉ để lại cuốn sách in”.
Anh Tùng cho biết thêm: “Người thuê nhà của tôi ở quận 12 cũng vừa
cho biết, nhà nước cũng đến bảo họ ký vào bản đồng ý, mà họ chẳng biết
đồng ý thì như thế nào, mà không đồng ý thì như thế nào, vì họ có giờ
đọc nó đâu”.
Bạn Quang ở Bình Hòa, quận Bình Thạnh, Sài Gòn cũng gởi thư xin VRNs
tư vấn như sau: “Kính thưa Ban biên tập, người ta đưa bản dự thảo sửa
đổi hiến pháp đến từng nhà. Bây giờ con ghi là “không ý kiến” được
không? Vì ghi đồng ý hay không đồng ý cũng không có tác dụng gì”.
Như vậy sau khi cho các chuyên “da” xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh và báo đảng để khenbản dự thảo sửa đổi HP 1992, cũng như tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc áp đặt đảng CS có quyền cai trị đất nước, và có quyền buộc quân đội phải bảo vệ đảng CS trước cả tổ quốc và nhân dân, thì đảng CSVN vẫn không đủ tin rằng đã thuyết phục dân, nên quyết định thực hiến chính sách áp đặt tại nhà. Nghĩa là đến nhà bắt ký ủng hộ cho bằng được.
Như vậy sau khi cho các chuyên “da” xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh và báo đảng để khenbản dự thảo sửa đổi HP 1992, cũng như tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc áp đặt đảng CS có quyền cai trị đất nước, và có quyền buộc quân đội phải bảo vệ đảng CS trước cả tổ quốc và nhân dân, thì đảng CSVN vẫn không đủ tin rằng đã thuyết phục dân, nên quyết định thực hiến chính sách áp đặt tại nhà. Nghĩa là đến nhà bắt ký ủng hộ cho bằng được.
Đảng CSVN đang dùng tiền thuế của dân cách bất hợp pháp, khi trả
lương từ ngân sách nhà nước cho hoạt động vận đồng nhân dân ủng hộ mình.
Nhất là sự vận động này mang tính đe dọa, và bắt buộc.
Trang bìa của tập sách cán bộ phường xã ở Sài Gòn mang đến từng nhà và bắt ký tên đồng ý, mà không hề cho họ có thời gian đọc và nghiên cứu.
1 trang bên trong của tập sách. Với cách làm này, đảng CSVN đang chứng tỏ mình thật sự mất uy tín với dấn, nên phải dùng cách ép buộc thế này.
PV. VRNs
_______________________
Đông A - Một hình thức ép buộc phi dân chủ
Tôi đọc thấy thông tin TP Hồ Chí Minh đang phát phiếu lấy ý kiến nhân
dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tới tận từng hộ gia đình, trong
đấy bắt buộc từng gia đình phải ghi ý kiến đồng ý hay có đóng góp ý kiến
gì không với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp với chữ ký thân nhân chủ hộ
gia đình.
Tôi thấy rằng hình thức lấy ý kiến như vậy là một hình thức ép buộc
phi dân chủ. Người dân không có điều kiện để bảo vệ mình khi nêu ý kiến
của mình mà không lo sợ bị chính quyền làm khó dễ hay thậm chí là trù
úm, trả thù. Ngay cả quyền tối thiểu nhất là từ chối đóng góp ý kiến
cũng không có chỗ trong hình thức lấy ý kiến như vậy. Hơn nữa, trong mỗi
gia đình, mỗi thành viên gia đình có thể có ý kiến khác nhau, không
thống nhất được, và cách lấy ý kiến như vậy là một hình thức tước đoạt
quyền công dân, sử dụng mối quan hệ trong gia đình để tước đoạt ý kiến
hay quan điểm của công dân. Tôi nghĩ rằng công luận cần phải kiên quyết
phản đối mạnh mẽ hình thức lấy ý kiến như vậy.
Nguồn: Blog Đông A
________________________
________________________
TS Nguyễn Quang A có phản hồi: “Nhà cầm quyền đổi
chiến thuật: biến lấy ý kiến thành “bỏ phiếu ngỏ” (ngược với bỏ phiếu
kín) một cách gần như bắt buộc bằng cách mang phiếu đến từng hộ, cố ý ép
người dân “đồng ý” với dự thảo của họ. Kéo dài đến tháng 9 là vì thế
chứ không phải họ nghe theo đòi hỏi của dân đâu, đừng ảo tưởng. Việc này
sẽ tốn thêm hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của chính chúng ta phải đóng để
họ chi tiêu bừa bãi. Hãy vạch trần sự gian xảo này và tìm những sáng
kiến hóa giải, hoặc biến nó thành ‘gậy ông lại đập lưng ông’.”
Nguồn: Blog Anh Ba Sàm