Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Hạt Ươm Hư [4]


Chương 10.
Buổi sáng, từ chín giờ, Xã trưởng Bé chở ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối”; cùng lão Tôn, chủ tiệm may Tôn Tẩn, chuyên may áo veston, có nguồn gốc xuất phát từ Paris – nhưng chưa hề thấy ai đặt may – từ dưới ngã ba Cải lộ tuyến, ngay cây Dầu đôi, dẫn đầu đoàn quân xa của lính Bắc Việt, đợt thứ hai.
Đợt này, quân đội Bắc Việt xuôi về Nam hàng trăm, đến hàng ngàn những chiếc xe Môlôtôva của Nga, lẫn GMC của quân đội Mỹ bỏ lại. Có nhiều chiếc, kéo cả pháo phòng không phía sau xe; cùng hàng chục ngàn bộ đội chủ lực chính quy, áo quần còn nguỵ trang cây lá đeo đầy người. Họ xuôi từ hai phía. Một hướng từ Nha Trang đi lên, hướng khác từ bên kia sông Cái, Đại Điền Đông tràn vô. Họ nhập lại một thành đoàn quân, ngay cây Dầu đôi to lớn, tàn xum xuê có trên vài trăm tuổi.

Họ bắt đầu xuôi Nam,theo chỉ dẫn của lão Tôn trên cái loa vang rền.
Nhóm du kích nằm vùng bên kia Đại Điền Đông nhìn đoàn quân xa vẫy tay reo hò.
Tuấn nhìn thấy thầy Sinh, vai đeo miếng vải đỏ dẫn đầu đoàn quân.
Hồi Tiểu học, Tuấn có học qua ông ở lớp Năm. Ông nổi tiếng dữ đòn với học trò. Quỳ sơ mít là hình phạt nhẹ nhất của ông! Kế đến, là nằm trên con ghế ngựa dài, ông khệnh vào mông những tên học trò đáng trừng trị, bằng cây thước bảng dài hơn thước tây và rất dày. Hình phạt nặng nhất mà ông ít khi xử dụng, đó là bắt học sinh chụm năm đầu ngón tay lại, đưa lên để ông dùng cây thước bảng to lớn, quất mạnh xuống. Khó có tên học trò lì lợm nào chịu nổi qua ba thước, mà không xỉu! Sau, phụ huynh học sinh phàn nàn đòi kiện, thầy Sinh mới bỏ qua hình phạt cực kỳ độc ác đó.
Nhiều người cho rằng, đánh học sinh kiểu này dễ bị trụy tim. Không một đứa học trò nào, sau khi học qua ông rồi lên bậc Trung học, nếu có gặp ông ngoài đường, chúng quay lưng và không bao giờ chào.Thậm chí có đứa còn nhổ một bãi nước bọt trước mặt ông như khiêu khích, khinh thường rối bỏ đi.Sau đó, ông bị đuổi ra khỏi nghành Giáo dục, trở về quê nhà bên Đại Điền Trung, sinh sống bằng nghề nông.
- Những con chuột bắt đầu rời hang ổ, khoe ra hình hài gớm ghiếc! – Tuấn nhìn ông hằn học. Khuôn mặt rỗ, hai mắt “đá” nhau, như chữi lộn là một biểu hiện không mấy tốt trong tướng số! Anh nghĩ.
Đến ngã ba A Ùi, hai đoàn tẻ nhau đi mỗi hướng. Du kích địa phương, quẹo vào chợ Thành, rồi vào phố, lên thẳng Chi khu Diên Khánh.Quân bộ đội chủ lực trực hướng Cam Ranh thẳng tiến.
Xã trưởng Bé nằm vùng cầm lái, cái miệng lão Tôn không ngừng kêu gọi sự trợ giúp của dân chúng, trên con Quốc lộ 1.
Dân chúng đổ xô ra đường, tay cầm cờ Mặt trận quơ quơ, la hét đến điên khùng. Người ta bắt đầu tiếp tế mọi thứ.
Một rừng cờ, nửa đỏ, nửa xanh tung lên ngợp trời, cùng tiếng la hét dậy vang!
Người ta bắt đầu tràn ra cả lề đường, trèo lên những chiếc xe jeep lùn (của quân đội VNCH bỏ lại) ôm hôn thắm thiết mấy gã sĩ quan Bắc Việt. Đoàn quân xa vẫn chạy, nhưng rất chậm vì người người tuôn ra đầy con Quốc lộ 1.
Ông Năm tiệm hình “Bóng Tối” phải bước xuống chiếc xe jeep, dọn đường cho đoàn quân, nhưng không xuễ.
Đến trưa, xe bắt đầu kẹt cứng, dừng tại chỗ.
&
Khi lão Tôn ngồi trên chiếc xe jeep dẫn đường, do lão Xã trưởng nằm vùng cầm lái, đến xã Suối Hiệp, một cảnh tang thương đến rợn người! Những chiếc xe tăng hai hôm trước, cùng những chiếc GMC của Mỹ, nằm cháy xém đen dọc hai bên đường. Những xác chết của đôi bên nằm rãi rác nhiều nơi, trãi dài suốt đoạn đường đi.
Cam Ranh tử thủ, và nơi đây đã là đoạn đường giao tranh khốc liệt diễn ra.
Qua đoạn đường quẹo cua vào xã Suối Tiên, nơi có ngôi mộ của người Pháp – Bác sỹ Yersin – một đoàn quân hổn hợp, cũng xe jeep và xe nhà binh của chế độ VNCH bỏ lại khi di tản, nhập dòng. Đó là đám du kích hoặc nằm vùng, lẫn bộ đội chính quy miền Bắc chỉ huy, được bổ sung khi cuộc chiến mỗi lúc nóng bỏng hơn. Sau đó, là những chiếc xe tăng, vơi đi con số của hai hôm trước, do lão Tôn dẫn đường.
Thì ra, họ vẫn còn kẹt nơi đây! Lão Tôn nghĩ: Có lẽ đoàn xe tăng bị chận đánh ở xã Suối Hiệp, sau khi lão và ông Xã trưởng Bé chỉ đường đi tiếp vào miền Nam.
Lại kẹt cứng!
Lão Xã trưởng Bé phải quay đầu xe, chạy ngược về phía đoàn quân xa đang tiến quân hơn cây số, để điều chỉnh hướng đi. Khi đoàn quân ô hợp từ xã Suối Tiên đi qua hết con đường rẽ phải vào Nam, lão Xã trưởng mới rú ga lao chiếc xe jeep đi tiên phong, dò tình hình.
Cái miệng lão Tôn thật tài!
Xe chạy tới xã Thủy Triều, thuộc địa phận thị xã Cam Ranh.
Xe chạy bon bon, lướt gió, mà cái miệng của lão Tôn vẫn oang oang như thường.
Lại Mặt trận giải phóng miền Nam, Cách mạng thành công, đuổi đế quốc Mỹ, Ngụy… đang tiếp quản Sài Gòn! Lão dùng từ “tiếp quản” trơn tru, làm lão Xã trưởng hỏi.
- Tiếp quản là gì, ông Tôn?
- Trời đất! Ông theo Cách mạng bao lâu mà không hiểu nghĩa “tiếp quản”!?
Vừa khi ấy, một chiếc F.5 hay A.37 gì đó, từ Cam Ranh cất cánh bay lên. Phi trường Cam Ranh cách xã Thủy Triều vài cây số đường chim bay. Nên khi chiếc chiến đấu cơ vừa cất cánh, chưa kịp độ bình phi, thấy bên dưới là một đoàn quân xa Bắc Việt đang di chuyển vào Nam, nó chúi đầu xuống, thả một loạt bom phủ đầu, rồi cất cánh lên, chao đảo.
Lão Tôn hoảng hồn, mặt tím ngắt, khi nhìn thấy mấy cục sắt đen thui, rót ra từ cái bụng to ngoàm của chiếc chiến đấu cơ. Lão… đái ra quần! Lão nhớ thật nhanh, như một cuộn film quay lại, đầy tang thương cho chính gia đình lão.
- Cuốc, xẻng, dây kẽm gai, đạn a-ka… lão đã thấy nhiều, như vợ của lão đã bị giết trong nhà thương vì là Y tá, nhưng còn giữ được cái xác. Dù hôi thối! Nhưng đây là hàng loạt bom đang trút xuống trên đầu lão.Khó toàn thây, nói chi một xác chết hôi thối, được tìm lại sau tàn phá bởi bom đạn.
Lão Tôn biết, đã cùng đường. Lão đưa cái loa vào tai Xã trưởng Bé, hét lên.
- Lao xe xuống ruộng, lao xuống ruộng nhanh… ông Bé!
Chiếc jeep phóng mạnh, chồm lên, lao xuống ruộng.
Những tiếng nổ “ình ình” chói tai, đến đặc điếc, ù lên, kêu o o trong màn nhỉ của lão Tôn. Lão nằm im, nghe ngóng.Lão thấy âm ấm nơi đáy quần. Tưởng bị thương, lão đưa tay lần xuống, rờ. Thì ra, lão đã đái ra quần, lúc nào không hay!
Mọi thứ đều câm nín, trong một “sát na” của loạt bom nổ. Sau đó, là những tiếng “ầm ì” từ núi rừng trên dãy Trường Sơn, vọng lại, ngân dài, ngân dài…
Lão Tôn nằm im, mặt dập xuống ruộng, tai nghe ngóng. Cái mũi “ó đâm” hít, thở, liên tục.
- Dường như còn có mùi máu?
Lão hé mắt nhìn, không dám động đậy thân hình.Đó là kinh nghiệm, cho lão còn sống đến ngày hôm nay trong chiến tranh. Bên cạnh lão Tôn, ông Xã trưởng nằm vùng, mặt úp vào đất, nữa cái xương sọ, bị tiện đứt, như một vết chém thẳng, ngọt sớt, mắt mở trừng trừng. Lão Tôn hốt hoảng, mắt lấm liếc nhìn quanh.Lão bật người chạy.Lão chạy điên cuồng như trong mộng mị.Lão chạy tọt vào ruộng mía, nơi nhà máy đường Suối Hiệp đầu tư, núp.Lão ngước nhìn bầu trời quang đãng.
Khi chiếc chiến đấu cơ vừa gượng lại bình phi, hàng loạt pháo phòng không, sau đuôi những chiếc Môlôtôva, bắn tới tắp hàng loạt đạn.
Lão nhìn thấy thật rõ, chiếc chiến đấu cơ, tuôn khói, chúc đầu đâm xuống.
Một cánh dù màu cam bung ra, treo lơ lửng trên bầu trời đầy nắng.
Một tiếng nổ kinh hoàng, làn khói đen tỏa mù mịt bầu trời, nóng bỏng đến chết người.
&
Cái nóng đầu hè hắt xuống như như đun bởi củi lửa. Những bộ đội trẻ, mặt vắt ra sữa, ngồi chịu trận trong lòng những chiếc xe Môtôlôva hoặc GMC. Mặt họ đỏ gay, mồ hôi tươm đầy, ướt cả áo. Nhưng họ vẫn chịu đựng, ngồi cứng ngắt trong lòng xe, tay ôm súng, hoang mang. Quả thật, kỷ luật quân đội đến thế là cùng!
Tuấn đứng bên đường nhìn họ, không thù oán mảy may. Dù rằng, anh biết chế độ miền Bắc Cộng sản là một chế độ thối tha, qua những tờ báo, tiểu thuyết, hàng ngày đọc. Anh thương cảm họ hơn! Cũng như, anh thương cảm những người lính VNCH, sinh ra trong chiến tranh và bị hệ lụy bởi chiến tranh.
Cả hai phía, những người trai của đất nước, đã bị kéo vào chiến tranh. Một cuộc chiến ý thức hệ, do Cộng sản quốc tế giựt dây, qua một lãnh tụ “rước Voi về dầy mả Tổ”! Ở họ, cũng là lòng yêu nước vô bờ bến. Cũng chỉ biết xả thân: Chết cho một Việt Nam yêu dấu! Chỉ tiếc rằng: Họ chết cho một cái bánh vẽ rất lớn, mà họ không hề hay biết!
Tuấn biết rằng: Miền Nam, tự do về vấn đề báo chí và truyền thông, ngay cả biểu tình chống chính phủ đòi hỏi quyền cơ bản làm người, mà Liên Hiệp Quốc đưa ra cho mọi quốc gia, ký kết theo một trào lưu tiến bộ của nhân loại. Hiện tượng: Sư, Sãi xuống đường, đem bàn thờ ra chống đối chính quyền Đệ nhất, nhị Cộng Hòa, đòi hỏi cởi mở tôn giáo, hoặc Nhà báo ăn mày đòi tự do báo chí; Tuấn đã từng đọc qua trên các báo Sài Gòn.
Có lẽ, cuộc đời Tuấn được sắp xếp?
Mồ côi cha, từ năm tám tuổi, Tuấn “ở đậu” nhà Cậu, là ông Năm, tiệm hình “Bóng Tối”. Nói “ở đậu” cho bóng bẫy, chứ ở đợ, đúng hơn! Mười tuổi, Tuấn bắt đầu học rữa ảnh, và mười hai tuổi, anh bắt đầu ôm máy ảnh đi chụp lang thang. Những chiều, sau ngủ trưa, Tuấn thường ngồi đọc báo cho ông Năm, đang ngồi dạy anh làm ảnh trên vỉa hè, đường đi nhờ ánh nắng. Nhiều đứa trẻ ở tuổi này, chẳng đứa nào biết tình hình chính trị thời đó như Tuấn. Anh chắc chắn thế! Tuy nhiên, như bao đứa trẻ khác, Tuấn cũng ham chơi, và cũng bị những trận đòn, đến chết người.Những sợi dây điện của Mỹ du nhập vào Việt Nam, đã hằn vết trên lưng Tuấn, bởi người Cậu (mà sau này anh kể lại cho vợ, con nghe, đều khóc!).
Dường như, chiến tranh nó thiêu đốt mọi nhân ái con người. Nhưng Tuấn, được đọc và biết được nhiều thứ của tuổi đang ham chơi, hơn những đứa trẻ khác.
Tuổi mười bảy, Tuấn càng may mắn đi nhiều về vùng nông thôn để chụp ảnh. Anh hiểu thế nào là cuộc chiến tranh tương tàn. Nó vô cùng phi lí, đến mẫn cảm, cho hai phía thanh niên thời chiến!
- Tôi bảo vệ miền Nam của tôi. Xin Anh đừng xâm phạm, vì đã ký trên cái gọi là Hiệp Định Paris!
- Tôi đã ký. Nhưng Đế quốc Mỹ, vẫn còn hiện diện ở miền Nam, chúng tôi phải đánh!
Đó là lời ngụy biện của chính quyền miền Bắc! – Tuấn nghĩ thế! Vì thế, những thanh niên ăn cái bánh vẽ to tướng, không tưởng, lao vào cái chết như những con thiêu thân!
Họ còn trẻ.Rất trẻ… như Tuấn.Ăn chưa no, lo chưa tới, với tuổi đang lớn, để hình thành một thanh niên vào đời.
Rất tiếc. Họ như những trái còn rất xanh, bị dấm dúi, ủ trong những cái khạp, hòm rương, cho chin tới ngoài dự kiến, nhưng không bao giờ… chín rủ ra, như thiên nhiên! Nó chin dấm! Nó tàn héo, sượng sùng giữa chừng, đen đến khiếp…
Guồng máy chiến tranh là một cái gì đó, tồi bại nhất trong lịch sử loài người!
Thế nhưng, loài người cứ bám theo như một loài đỉa: không mặt, mũi, tay chân, hình hài… để hút máu nhân loại.
Tại sao???
&
Ông Năm, chủ tiệm hình “Bóng Tối”, trở lại hiện trường đang tắc nghẽn giao thông, bằng mấy “két” bia Budweizer, chất dưới chân, trên chiếc vespa của Ý. Không biết, ai ai của cái xứ VN này có còn những lon bia Budweizer, thời trước 1975, chứ ông Năm còn rất nhiều! Thời trao đổi, bán buôn với người Triều Tiên, ông có mọi thứ hàng Quân tiếp vụ, cả đô la xanh quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh tiêu xài, ông có hàng đống. Ông không uống bia, nhưng vẫn giữ, theo thói quen người Việt dành đó, để đãi khách quý.
Ông bê đến chiếc xe jeep lùn, đang tắt máy chờ đợi, nói.
- Chào đồng chí! Tôi là người đại diện của Mặt Trận miền Nam, xin biếu đồng chí uống giải khát!
- Cái lầy là cái gì?
- Bia của tụi Mỹ, uống khoái lắm!
- Bia, sao lại trong non? Phải là ve chứ! Giống quả lựu đạn chầy, giựt bằng dây thế! Ừ. Để tớ thử nhé. Thứ này, ngoài ấy hiếm lắm đấy!
Ông Năm mở lon bia, kêu “bịp”.
- Ga (s) nhiều quá nhỉ!
Ông Năm nhìn cầu vai gã sĩ quan, hỏi.
- Ông anh cấp bậc gì vậy?
- Đại tá, quân đội nhân dân! – Gã hớp ngụm bia, nói. Tiếp.
- Ối dà.Bia lày nặng đấy! – Gã xuýt xoa.
Ông Năm “Bóng Tối” rút ra tấm ảnh, dí sát vào mặt gã Đại Tá, hỏi.
- Đồng chí, biết ông này?
- Úi nao! Đây nà đồng chí Bộ Trưởng, bên Ngoại Giao! Sao ông có?
- Ổng này, là anh rể họ tôi!
- Hả…?
Gã Sĩ quan, phun ngụm bia, lỏ mắt nhìn ông Năm.
- Đồng chí, có biết ông này?
Gã Đại tá nhìn kỷ, lắc đầu.
- Tôi chưa thấy ông lày! Lày… ông Bộ Trưởng Ngoại giao, là anh rể ông, thật à?
- Còn bà này? – Ông Năm không trả lời, chìa tấm ảnh khác.
- Hình như không quen!
Ông Năm đưa tấm ảnh sát mặt gã Đại tá, nhắc.
- Ông nhìn kỹ lần nữa, xem sao!
Lần này, gã Đại tá thốt lên.
- Tôi biết bà lày! Một du kích quân. 16 tuổi, đã hạ sát tên Xã trưởng Ngụy ác ôn ở Bình Định, được đưa ra Bắc, là chiến sĩ thi đua ba Miền!
- Nó, là em gái họ tôi!
- Ông… Không, không… Đồng chí đùa chắc!
- Tôi, đại diện Mặt trận giải phóng miền Nam, tôi không đùa, như ông nghĩ.
Ông Năm lại đưa tấm ảnh lúc trước, gã Đại tá không nhận ra ai là người trong ảnh. Ông Năm nhấn mạnh.
- Đại úy Trường Sơn, người điều khiển chuyến đi trên con tàu X, mang súng đạn tiếp tế của Nga, Tầu từ miền Bắc vào Phan Rang thành công. Tôi có đi thăm ông ấy, năm 1963.Sau bị lộ, phải đi đường bộ trở về miền Bắc thành công.
- A. Tôi nhớ rồi! Đúng nà Đại úy Trường Sơn. Bức ảnh quá cũ, tôi không nhận ra. Đồng chí nà gì của ông ấy.
- Ông ấy là anh ruột tôi! Tôi thứ năm, ông ấy thứ hai, trong gia đình.
- Tôi báo cáo đồng chí một tin không mấy vui. Khi trở lại miền Bắc, sau chiến công oai hùng ấy, đồng chí Trường Sơn đã được Đảng và Nhà nước ta thuyên chuyển qua bên bộ phận Hậu Cần. Tức bên Anh Nuôi, no cho bộ đội.
- Hậu Cần, Anh Nuôi là gì vậy, đồng chí?
- Nà… nà… no bên quân nhu. Như tiếp tế áo quần, thực phẩm và mọi thứ cho chiến tranh.
Ông Năm “Bóng Tối” mặt buồn so, tiu nghỉu!
Ông cứ nghĩ, anh ông sẽ có mặt trong đoàn quân đầu tiên, bước trên con Quốc lộ 1 Diên Khánh như ông ta từng hứa, với người em ở lại nằm vùng, chờ đợi ngày khải hoàn.
Ông Năm “Bóng Tối” thất vọng, hoàn toàn thất vọng. Ông bỏ đi không nói một lời nào!
&
Những kỷ niệm trên 20 năm, lần lượt, trở lại nơi ông Năm ”Bóng Tối”…
Năm ấy, ông 15 tuổi, nhưng to lớn dềnh dàng, như một chàng thanh niên trưởng thành. Anh của ông, Đại úy Trường Sơn sau này, còn cao to hơn ông, lúc đó tên là Hai Sơn.
Thời đó, bọn Tây gạch mặt Ma Rốc, thường nhũng nhiễu dân lành ở những vùng quê. Chúng từ Nha Trang, đem quân kéo lên Diên Khánh, hãm hiếp đàn bà, con gái. Dư âm của Tướng Trịnh Phong để lại, luôn là nỗi khiếp đảm còn sót đọng. Vài tuần, bọn Pháp cứ kéo lên hành hạ dân chúng, dù dũng tướng Trịnh Phong đã bị tiêu diệt từ lâu!
Ngay cây Dầu đôi, có trên vài trăm tuổi, nơi đó, có một cái miếu thờ Ngài. Lên hơn chút nữa, ngay cầu Ông Cạn, là Đền thờ của Chí sĩ yêu nước, Trần Quý Cáp, đã bị chặt đầu nơi đây.
Đất Khánh Hòa: Cọp đầy rừng, Trăn vắt mình đeo cây, thòng xuống như cái võng, rồi tát nước, bắt cá ăn, không là một truyền thuyết.
Mẹ Tuấn, em kế ông Trường Sơn, năm ấy 16 tuổi, chạy không kịp với người cha là Xã trưởng, kiêm thầy thuốc Bắc, cùng một đàn em còn nhỏ dại. Bà bị chúng hiếp.
Nỗi ám ảnh đó, luôn thù hận, đeo trên vai Hai Sơn. Ông thề rằng, sẽ đánh bọn Pháp gạch mặt đến giọt máu cuối cùng. Ông quyết định “lên núi”, chống Thực dân Pháp. Ông cùng bạn bè rút lên núi Đồng Bò, chờ đợi thời cơ.
Trước khi đi, Hai Sơn vỗ vai em, nói.
- Quá lắm. Quá lắm rồi, Năm! Tao phải đi, Năm! Mày ở lại chăm sóc Cậu, Mợ, cùng con Ba đang điên điên, khùng khùng. Bao nhiêu năm trở về, tụi tao đéo biết! Phải diệt thằng Pháp, dành độc lập!
Thỉnh thoảng, Hai Sơn vẫn về đêm khuya, qua ngã Vườn Trầu, từ trên núi Đồng Bò đi xuống, nhận tiếp tế từ gia đình. Rồi sau đó biệt tin!
Năm 1954, đất nước chia đôi qua vĩ tuyến 17 ô nhục! Gia đình ông Năm “Bóng Tối”, nghe thoang thoáng, đám chống Pháp ở miền Trung và Nam, tập kết ra Bắc trên những chiếc tàu Ba-Lan của Liên Hiệp quốc, sau Hiệp định Geneve.
Năm 1963, qua tin mật báo giao liên, ông Năm được biết, anh ông, bây giờ là Đại úy Trường Sơn, sẽ lái tàu chở vũ khí tiếp vận cho chiến truờng miền Nam, qua đường thủy vào mùa mưa.
Bến đổ là ở một làng nào đó ở Lương Sơn. Nhưng con tàu lại lạc đến Phan Rang, trong cơn mưa bão. Qua giao liên báo lại, ông Năm đã gặp lại người anh, sau gần 20 năm xa cách.
Họ gặp nhau chốc lát, và mất liên lạc từ đó.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"