Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Bí mật nhà nước bị bật mí ở Việt Nam

David Brown
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Vào một buổi chiều giữa tháng mười hai, Đại tá Trần Đăng Thanh đã chia sẻ các quan điểm của mình về những vấn đề đối ngoại với một khán giả gồm các trưởng khoa và giáo sư từ nhiều trường đại học của Hà Nội. Như tất cả các công việc của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhận xét của Thanh được xem  là bí mật nhà nước. Tuy nhiên, ông Thanh không biết rằng, một ai đó trong hàng thính giả, những người đang giảng dạy tại trường đại học quân sự hàng đầu của Việt Nam, đã bí mật ghi lại Ngay sau đó, một văn bản đầy đủ được nhanh chóng tải và lan truyền trên mạng Internet.

Đấy là cuộc họp cán bộ cấp cao của Đảng, những người đang quản lý hoặc giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học ở khu vực thủ đô, những người mang cả hai trách nhiệm tuyên truyền và đào tạo. Họ đã được triệu tập đến để nghe Thanh thuyết trình về tình hình ở Biển Đông.
Cuộc xâm phạm không ngừng nghỉ của Trung Quốc trên các đảo nhỏ và vùng biển Việt Nam khẳng định chủ quyền là một vấn đề nan giải cho chế độ. Trong nhiều năm nay, chính phủ đã đối tượng của những lời chỉ trích trực tuyến đanh thép về những gì mà các blogger coi như một phản ứng khập khiễng đối với khiêu khích Trung Quốc.
Sứ mạng chính của Thanh là để giải thích lý do tại sao, trong quan điểm của các nhà lãnh đạo của Việt Nam, một chính sách kềm chế là tiến trình hợp lý duy nhất của quốc gia đối với người láng giềng khổng lồ của mình. Nếu ông bám chặt vào chủ đề đó thì bài ghi âm lại đã không có gì đáng chú ý. Tuy nhiên, Thanh đã chọn để thêu dệt lên hai giờ nói chuyện của ông với những đoạn lập đi lập lại về sự phản bội của người Mỹ, những phẩm chất đáng ngưỡng mộ của Bắc Triều Tiên và chế độ Iran, khả năng trở lại khu vực của Nga và một thảo luận dài như không thể xuyên thủng về những thiên niên kỷ cùng tồn tại của Việt Nam với người khổng lồ đang trỗi dậy ở phía bắc.
Đối với những lời phê bình chế độ Việt Nam, những nhận xét lan man của vị giáo sư khó hiểu chính là hình ảnh cô đọng của những gì sai trât với nền chính trị của đất nước này. Tuy nhiên, chẳng phải cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại đã gây phấn kích thế giới blog.
Sự chú ý trong nước đã gắn chặt vào một đoạn văn ngắn ở gần đầu bài nói chuyện của Thanh, khi ông lưu ý rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên là tổng thống Nga của mình, Vladimir Putin đã cấm các hoạt động của Đảng Cộng sản và hủy bỏ các trợ cấp nghỉ hưu của các cựu quan chức Liên Xô. Thanh cảnh báo rằng, nếu đảng mất quyền lực thì điều đó cũng có thể xảy ra tại Việt Nam.
"Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi giải thích điều này để mỗi các đồng chí ý thức được rằng bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN"
Thanh chẳng chút nào bận tâm đề cập đến các chủ đề tuyên truyền quen thuộc của Đảng, bloger Dông Phụng Việt chế nhạo. Ông không nói gì về việc phấn đấu để tạo nên một đất nước "hòa bình, độc lập, xã hội chủ nghĩa, công bằng và dân chủ, anh ninh và chủ quyền trong suốt toàn bộ lãnh thổ của mình."
Về phần mình, các nhà ngoại giao thường trú không nghi ngờ cái nhìn của Thanh chính là quan điểm từ Hà Nội. Ông đã lựa ra năm nước để bàn thảo, Hoa Kỳ, Nga, Iran, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Tóm lại, Thanh đã nói rằng:
"Thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc ... Người Mỹ cũng đang rất muốn là có được quân cảng Cam Ranh bởi vì quân cảng Cam Ranh là một trong ba cảng tốt nhất thế giới. Một cái cảng của Canada, một cái cảng ở nước Mỹ và một cái cảng ở Cam Ranh của chúng ta. Nó tốt nhất thế giới ...Mỹ đang thúc đẩy một chiến lược "thay đổi trong hòa bình" (đối với chính quyền Việt Nam) và họ tìm cách thực hiện thông qua 'hợp tác giáo dục' với chúng ta".
Về nước Nga: "hồi sinh, với một nền kinh tế được hỗ trợ bằng kho dự trữ dầu hỏa khí đốt vô tận và ngành công nghiệp quốc phòng cao cấp. Liên bang Nga cần gì ở Việt Nam? Trong quá khứ, Liên Xô cũ đã từng cố vấn quân sự tới cấp sư đoàn của chúng ta. Họ đã từng cung cấp cho mọi vấn đề về mặt quân sự cho chúng ta. Do đó họ cũng đang muốn thông qua Việt Nam để quay lại.. Hiện nay, thông qua chúng ta, họ nhìn thấy một cách trở lại khu vực. Nga đánh giá rất cao Việt Nam chúng ta. Họ nhìn thấy chúng ta thủy chung và son sắt.... và như người Mỹ, họ thực cũng muốn thuê cả Cam Ranh của chúng ta .... Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không cho."
Về Iran: "Có 1,1 tỷ người Hồi giáo giữa chúng ta và châu Âu Họ là những chinh chiến trận mạc... muốn nhào nặn lại trái đất này để theo đúng ý định của thánh Alhah. Cộng hòa Hồi giáo Iran kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình. Còn câu chuyện người ta từ năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình, họ sản xuất vũ khí hạt nhân hay không là việc của họ, ta không bàn ở đây... nhưng chắc chắn người ta có đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ "
Về Bắc Triều Tiên: "Người dân thì nghèo về kinh tế nhưng họ lại quá thừa về lòng yêu nước. Lòng yêu nước của họ như những năm 60, 70 của thế kỷ 20 ở đất nước chúng ta. Họ  vẫn đang trong trạng thái chiến tranh. Họ phóng tên lửa ... và nhận được sự tôn trọng. Triều Tiên nói, họ làm. Họ cũng đang quyết tâm trở thành một quốc gia hạt nhân gây ra các nước lớn mất ngủ lo lắng về tên lửa của họ. Đó là điều mà chúng ta cần phải nghiên cứu. "
Về Trung Quốc: (Tại quan điểm này, Thanh đã phát động thành một phần lạc đề dài 20-phút về lịch sử lâu dài vay mượn văn hóa từ Trung Quốc của Việt Nam trong khi vẫn chiến đấu chống quân đội xâm lược mỗi 200 năm hoặc lâu hơn Cuối cùng, ông cũng nói đến giai đoạn kinh tế cất cánh của Trung Quốc dưới thời nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trước đây và "khát vọng cháy bỏng" muốn làm chủ Biển Đông của Đặng Tiểu Bình")
Những toan tính về phòng thủ và thu hút các nguồn cung cấp rộng lớn của dầu mỏ và khí đốt không xa đang chi phối chính sách của Trung Quốc, Thanh nói. Điều ấy khiến Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với những khẳng định chủ quyền của Việt Nam về các quần đảo và vùng biển ngoài khơi. Nhưng Thanh nhất mạnh, đấy không phải mối đe dọa duy nhất.
Tiếp tục suy diễn vào một cuộc thảo luận về những vấn đề trên Biển Đông, tuy không nói thẳng nhưng Thanh đập bỏ ý niệm cho rằng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều không tưởng. Ông lưu ý, họ có 1,3 tỷ và Việt Nam chỉ có 90 triệu người. Như vậy, đối với Việt Nam, Trung Quốc phải là một trường hợp đặc biệt. "Chúng ta không bao giờ được quên rằng trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên"
Thanh khinh miệt quan điểm cho rằng Việt Nam có thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ. "Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”.
Do đó, ăn cắp một dòng thưòng được lập đi lập lại của anh hùng độc lập Hồ Chí Minh, Thanh khẳng định, nguyên tắc chiến lược ưu tiên của Việt Nam phải được bảo vệ độc lập và tự chủ. Nhưng, cũng phải ưu tiên để giữ gìn môi trường hòa bình, ông lập luận. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàngthực sự là một nhiệm vụ đối nghịch mâu thuẫn, và chìa khóa để hoàn thành được là phải giữ gìn đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc.
Thanh tuyên bố, bốn điều phải tránh: đối đầu quân sự, đối đầu kinh tế, cô lập và phụ thuộc vào nước ngoài.
Thanh thừa nhận, lấy lại quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc đã đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam trong năm 1974) sẽ rất khó khăn, nhưng chúng ta phải cố gắng, khéo léo, tránh một cuộc đụng độ trực tiếp. Chúng tôi đã nói với người Trung Quốc, yêu cầu bồi thường lịch sử của chúng tôi trên các quần đảo là tốt hơn so với của bạn. Hãy mang vấn đề ra Tòa án Công lý Quốc tế. Nếu tòa phán quyết ngược lại đòi hỏi của chúng tôi, chúng tôi sẽ chấp nhận điều đó.
Cuối cùng, Thanh đặc biệt nhấn mạnh sự liên quan giữa bài trình bày của mình với các giáo sư, cán bộ giảng dạy. Ông khẳng định, những cuộc biểu tình bất hợp pháp chống lại sự xâm lược của Trung Quốc không phục vụ cho lợi ích của Việt Nam. Các kẻ thù của Việt Nam đã sử dụng vấn đề Biển Đông để khuấy động sinh viên. Đã có quá nhiều cuộc biểu tình và ngay lúc này cần phải dừng lại, ông lập luận.
Thành tuyên bố thẳng thừng, "Tất cả là từ các ban lãnh đạo nhà trường". "Đảng hy vọng các đồng chí quản lý được sinh viên của mình Nếu chúng ta thấy sinh viên từ các trường học của các đồng chí đang tham gia các cuộc biểu tình, thì chắc chắn là các đồng chí có một vết nhơ trong hồ sơ của mình".
Nguồn: Asia Times

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"