Thỉnh
thoảng dạo qua mấy diễn đàn hoặc trang FB có đông đảo lực lượng HVB cư
ngụ, ta lại hay bị tương cho những viên đá tổ chảng, kiểu như:
- Phản động
- Không có não
- Ngu vãi l..
- Ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm
...v...v...
Khi ta yêu cầu họ chứng minh phản động chỗ nào, ngu dốt ra sao thì họ đánh trống lảng hoặc chơi bài chuồn. Cũng dễ hiểu, vì bản thân của họ chỉ thích suy nghĩ theo định hướng có sẵn (Từ ngữ thông dụng là "theo chủ trương, đường lối"). Và những thành ngữ thóa mạ phát ra như liệt kê ở trên, chỉ là sự kết hợp của tư duy bất lực và đạo đức thấp hèn.
Có người sẽ bác lại ngay:
- Thế căn cứ vào đâu mà kết luận người ta bất lực trong tư duy? Hãy chứng minh xem nào!
Cũng đâu khó khăn gì chứ. Nhưng mình không có hứng thú để chứng minh với những hạng vô danh tiểu tốt trên mạng đâu nhé, mình lấy đối tượng là các "đỉnh cao" có tên, có tuổi phát biểu trên hệ thống truyền thông "chính thống".
Để tiết kiệm thời gian, mình chỉ chọn ra những ví dụ phổ biến nhất và có tính thời sự nhất hiện nay thôi nhé.
1. “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
Luận điểm này có thể xem là trí tuệ tập thể, được rất nhiều người lặp đi lặp lại trên báo đài. Họ mang hai phạm trù chẳng ăn nhập gì với nhau là "độc lập dân tộc" và "chủ nghĩa xã hội" gắn dính chùm lại bởi một sự áp đặt vô cùng khiêng cưỡng. Một em học sinh trung học cũng có thể hỏi ngay:
- Thế những nước không theo CNXH hiện nay đều không có độc lập dân tộc hay sao?
Mỉa mai thay, luận điểm này lại là một cái tát thẳng vào mục tiêu cuối cùng của CNCS, tức là hướng đến một thế giới đại đồng!
“Chỉ có CNXH mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Trớ trêu thay, khi người ta hỏi rằng trên thế giới đã có mô hình XHCN nào thành công chưa? Bao giờ thì chúng ta tiến lên CNXH, thì câu trở lời là vô định. Như vậy, họ gián tiếp thừa nhận VN (XHCN) hiện nay chưa từng có độc lập, tự do thực sự, đất nước chưa thể phát triển phồn vinh, nhân dân chưa có cuộc sống ấm no, hạnh phúc! (Vì CHỈ CÓ CNXH mới bảo đảm được những điều ấy cơ mà).
Thấy tư duy đỉnh cao thế nào chưa?
2. "Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, mỗi quốc gia cần có quan niệm riêng về nhân quyền sao cho phù hợp với văn hoá của quốc gia sở tại."
Câu này mới nghe qua thì có vẻ hợp lý. Nhưng phân tích thấu đáo thì lại bất ổn.
Thứ nhất, nếu xét trên phạm vi áp dụng tuyệt đối thì tạm được. Trong phạm vi này, quốc gia sở tại đó tuyệt đối không được tiếp xúc, quan hệ với thế giới bên ngoài, nghĩa là hoàn toàn khép kín. Bởi vì, nếu đã quan hệ giao tiếp, thì phải tôn trọng những khái niệm căn bản chung đã được thỏa thuận. Nếu ta cảm thấy nó không "phù hợp với văn hoá của quốc gia" mình thì chỉ cần tuyên bố rằng không tham gia, không ký kết (Khổ nỗi, làm như thế thì chỉ có mà chơi với dế!). Chỗ này cũng tế nhị như chuyện đá banh thôi, khi VN tham dự Worldcup (Thời VNCH may ra có khả năng), thì ta phải theo luật của FIFA, chứ không nhẽ lại vênh mặt lên: "Mỗi giống người có một kích cỡ khác nhau, cầu thủ nước các ông phải chạy vừa phải thôi, cho nó phù hợp với tốc độ và vóc dáng của chúng tôi, chứ chơi hết sức thế kia ai mà theo cho kịp!"
Thứ hai, nhân quyền phổ quát có thể xem là quyền tối thiểu, nói theo ngôn ngữ đương thời là mức sàn thấp nhất rồi. Nếu hạ thêm nữa so với tiêu chuẩn phổ quát này, thì coi như lấn sang phạm vi của... các loài vật! Và như thế khi cố tình gắn kết "nhân quyền" cho phù hợp với "văn hóa" thì nó rất khó chịu. Một thằng bé bụi đời, vô văn hóa thì nó vẫn có quyền làm người của nó chứ. Không thể vì nó thiếu văn hóa mà ta có thể hạ nhục, chà đạp bằng cách tròng vào cổ nó tấm bảng ghi "Vô văn hóa" rồi bắt diễu đi trên phố! Văn hóa Á Đông không khuyến khích việc phô bày thân thể, thể hiện yêu đương nơi công cộng, nhưng không có nghĩa là phải câm miệng trước những hành vi xấu xa sai trái (của chính quyền)!
Thứ ba, vấn đề "can thiệp vào nội bộ" ở đây chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ 1: Hai vợ chồng nhà kia có thể thỏa thuận với nhau 1 tuần quan hệ bao nhiêu lần, đó là chuyện nội bộ của họ. Nhưng khi anh chồng bắt ép cô vợ phải xxx 3 lần trong 1 ngày, cô ta không chịu và bị anh này cưỡng bức, đánh đập... thì nhân quyền của người vợ đã bị xâm phạm. Luật pháp có cần can thiệp vào hay xem đó là "văn hóa của gia đình sở tại"?
Ví dụ 2: Khi Quân đội ND Việt Nam vượt biên giới tấn công tiêu diệt Khơ-me-đỏ, thì nên xem đó là hành động bảo vệ quyền được sống của dân chúng Campuchia hay đó là hành vi can thiệp nội bộ đất nước Campuchia?
Như vậy, cái luận điệu "nhân quyền sở tại" ấy chỉ nên để dành cho các em học sinh tiểu học thôi nhé. Từ cấp trung học trở lên là biết suy nghĩ chín chắn và kín kẽ rồi, không ai phát biểu vậy đâu!
3. Hai ví dụ trên tương đối phổ biến và không có đối tượng cụ thể. Theo tình hình thời sự rất "hot" hiện nay, mình sẽ trích dẫn một ví dụ cụ thể, có trong bài nói chuyện đọc cho mấy trăm tinh túy hàng đầu (được ví là nguyên khí quốc gia!)
"Hôm nay tôi nói với các thầy ở đây gọi là nguyên khí của quốc gia rồi đấy, tôi phải nói là nguyên khí của quốc gia cho nên tôi nói hết, tôi không giấu cái gì cả. Hiện nay hành động xâm lấn của nước ngoài, nước ngoài thì là chung nhưng mà nhiều hơn là Trung Quốc, tôi nói là nhiều hơn đấy nhé, chứ không phải là nhiều nhất. Nhiều hơn vì hơn và nhất là khác nhau đấy nhé."
Ở đây, ông đại tá muốn giảng cả văn lẫn toán cho tập thể nguyên khí quốc gia đấy nhé!
Trong ngôn ngữ học, có ba cấu trúc so sánh: So-sánh-bằng (tương đương), so-sánh-hơn và so-sánh-nhất. Và ai cũng biết mức độ của ss-nhất là mạnh hơn ss-hơn. Ở đây, ý đồ của ông đại tá là muốn giảm nhẹ cho "ân nhân nhường cơm xẻ áo" của mình, nên nhấn mạnh là "nhiều hơn" chứ không phải là "nhiều nhất". Nhưng ông ta quên mất văn phạm khi dùng cấu trúc ss-hơn là đòi hỏi đối tượng để so sánh. (Khác với ss-nhất thì không cần - vì được ngầm hiểu là áp dụng cho tất cả các đối tượng đồng loại còn lại). Như vậy, khi nói hành động xâm lấn của TQ là "nhiều hơn", thì phải nêu ra là "nhiều hơn ai"? Nhiều hơn Đài Loan, nhiều hơn Philippine... Nếu không tìm được ai (trong số những nước liên quan) có hành vi xâm lấn nhiều hơn TQ nữa, thì rõ ràng đó là nước xâm lấn nhiều nhất rồi còn gì?
Nực cười là ở đây có đến mấy trăm vị "nguyên khí" ngồi nghe giảng, nhưng không có 1 ai đứng lên chất vấn lại sau câu nói tầm bậy, sai văn phạm mà lại vô cùng trịch thượng: "...vì hơn và nhất là khác nhau đấy nhé"! Móa ơi, kiểu này làm sao GDVN có thể ngóc đầu dậy?
4. Ví dụ cuối cùng này cũng phổ biến và có tính thời sự nóng hổi hiện nay. Trong tình trạng nhân quyền bị vi phạm trầm trọng, việc bắt giữ người vô cớ, trái pháp luật thường xuyên xảy ra. Khi đối tượng bị giam giữ, câu lưu đưa ra câu hỏi: - Vì lý do gì tôi bị giữ ở đây?, thay vì dẫn ra nguyên nhân như: - Anh/chị đã vi phạm điều luật số X của Bộ luật Y... thì người ta lại hỏi 1 câu vô cùng ngu xuẩn và mất dạy: "Tại sao bao nhiêu người khác chúng tôi không bắt, mà tôi bắt anh/chị? Anh/chị thừa biết rồi còn gì!"
Người ta có thể làm bất cứ điều gì luật pháp không cấm. Có hàng vạn người không vi phạm luật làm theo cách giống nhau (ví như chạy xe trên đường), chỉ có 1 vài người không vi phạm luật theo cách khác biệt (ví như đứng co 1 chân trong công viên) thì cũng không thể vì sự khác biệt đó mà bắt giữ họ.
Câu hỏi dạng "cối chày" như trên có thể được phát triển theo hướng rất nguy hiểm như sau:
- Một tên ăn cướp sẽ nói: "Sao ngoài đường bao nhiêu người tao không cướp mà lại cướp của mày?"
- Một tên ăn trộm sẽ nói: "Sao cả thành phố này bao nhiêu nhà tao không trộm mà lại trộm nhà mày?"
- Một tên giết người sẽ nói: "Sao cả thế giới này bao nhiêu người tao không giết mà lại giết người này?"
Chỉ vài minh họa ở trên cũng đủ cho chúng ta thấy xã hội hiện nay đang bị thống trị bởi những lối tư duy vô cùng ấu trĩ và ngu dốt. Làm sao một quốc gia có thể phát triển, một dân tộc có thể trường tồn với loại văn hóa tư tưởng này?
- Phản động
- Không có não
- Ngu vãi l..
- Ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm
...v...v...
Khi ta yêu cầu họ chứng minh phản động chỗ nào, ngu dốt ra sao thì họ đánh trống lảng hoặc chơi bài chuồn. Cũng dễ hiểu, vì bản thân của họ chỉ thích suy nghĩ theo định hướng có sẵn (Từ ngữ thông dụng là "theo chủ trương, đường lối"). Và những thành ngữ thóa mạ phát ra như liệt kê ở trên, chỉ là sự kết hợp của tư duy bất lực và đạo đức thấp hèn.
Có người sẽ bác lại ngay:
- Thế căn cứ vào đâu mà kết luận người ta bất lực trong tư duy? Hãy chứng minh xem nào!
Cũng đâu khó khăn gì chứ. Nhưng mình không có hứng thú để chứng minh với những hạng vô danh tiểu tốt trên mạng đâu nhé, mình lấy đối tượng là các "đỉnh cao" có tên, có tuổi phát biểu trên hệ thống truyền thông "chính thống".
Để tiết kiệm thời gian, mình chỉ chọn ra những ví dụ phổ biến nhất và có tính thời sự nhất hiện nay thôi nhé.
1. “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
Luận điểm này có thể xem là trí tuệ tập thể, được rất nhiều người lặp đi lặp lại trên báo đài. Họ mang hai phạm trù chẳng ăn nhập gì với nhau là "độc lập dân tộc" và "chủ nghĩa xã hội" gắn dính chùm lại bởi một sự áp đặt vô cùng khiêng cưỡng. Một em học sinh trung học cũng có thể hỏi ngay:
- Thế những nước không theo CNXH hiện nay đều không có độc lập dân tộc hay sao?
Mỉa mai thay, luận điểm này lại là một cái tát thẳng vào mục tiêu cuối cùng của CNCS, tức là hướng đến một thế giới đại đồng!
“Chỉ có CNXH mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Trớ trêu thay, khi người ta hỏi rằng trên thế giới đã có mô hình XHCN nào thành công chưa? Bao giờ thì chúng ta tiến lên CNXH, thì câu trở lời là vô định. Như vậy, họ gián tiếp thừa nhận VN (XHCN) hiện nay chưa từng có độc lập, tự do thực sự, đất nước chưa thể phát triển phồn vinh, nhân dân chưa có cuộc sống ấm no, hạnh phúc! (Vì CHỈ CÓ CNXH mới bảo đảm được những điều ấy cơ mà).
Thấy tư duy đỉnh cao thế nào chưa?
2. "Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, mỗi quốc gia cần có quan niệm riêng về nhân quyền sao cho phù hợp với văn hoá của quốc gia sở tại."
Câu này mới nghe qua thì có vẻ hợp lý. Nhưng phân tích thấu đáo thì lại bất ổn.
Thứ nhất, nếu xét trên phạm vi áp dụng tuyệt đối thì tạm được. Trong phạm vi này, quốc gia sở tại đó tuyệt đối không được tiếp xúc, quan hệ với thế giới bên ngoài, nghĩa là hoàn toàn khép kín. Bởi vì, nếu đã quan hệ giao tiếp, thì phải tôn trọng những khái niệm căn bản chung đã được thỏa thuận. Nếu ta cảm thấy nó không "phù hợp với văn hoá của quốc gia" mình thì chỉ cần tuyên bố rằng không tham gia, không ký kết (Khổ nỗi, làm như thế thì chỉ có mà chơi với dế!). Chỗ này cũng tế nhị như chuyện đá banh thôi, khi VN tham dự Worldcup (Thời VNCH may ra có khả năng), thì ta phải theo luật của FIFA, chứ không nhẽ lại vênh mặt lên: "Mỗi giống người có một kích cỡ khác nhau, cầu thủ nước các ông phải chạy vừa phải thôi, cho nó phù hợp với tốc độ và vóc dáng của chúng tôi, chứ chơi hết sức thế kia ai mà theo cho kịp!"
Thứ hai, nhân quyền phổ quát có thể xem là quyền tối thiểu, nói theo ngôn ngữ đương thời là mức sàn thấp nhất rồi. Nếu hạ thêm nữa so với tiêu chuẩn phổ quát này, thì coi như lấn sang phạm vi của... các loài vật! Và như thế khi cố tình gắn kết "nhân quyền" cho phù hợp với "văn hóa" thì nó rất khó chịu. Một thằng bé bụi đời, vô văn hóa thì nó vẫn có quyền làm người của nó chứ. Không thể vì nó thiếu văn hóa mà ta có thể hạ nhục, chà đạp bằng cách tròng vào cổ nó tấm bảng ghi "Vô văn hóa" rồi bắt diễu đi trên phố! Văn hóa Á Đông không khuyến khích việc phô bày thân thể, thể hiện yêu đương nơi công cộng, nhưng không có nghĩa là phải câm miệng trước những hành vi xấu xa sai trái (của chính quyền)!
Thứ ba, vấn đề "can thiệp vào nội bộ" ở đây chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ 1: Hai vợ chồng nhà kia có thể thỏa thuận với nhau 1 tuần quan hệ bao nhiêu lần, đó là chuyện nội bộ của họ. Nhưng khi anh chồng bắt ép cô vợ phải xxx 3 lần trong 1 ngày, cô ta không chịu và bị anh này cưỡng bức, đánh đập... thì nhân quyền của người vợ đã bị xâm phạm. Luật pháp có cần can thiệp vào hay xem đó là "văn hóa của gia đình sở tại"?
Ví dụ 2: Khi Quân đội ND Việt Nam vượt biên giới tấn công tiêu diệt Khơ-me-đỏ, thì nên xem đó là hành động bảo vệ quyền được sống của dân chúng Campuchia hay đó là hành vi can thiệp nội bộ đất nước Campuchia?
Như vậy, cái luận điệu "nhân quyền sở tại" ấy chỉ nên để dành cho các em học sinh tiểu học thôi nhé. Từ cấp trung học trở lên là biết suy nghĩ chín chắn và kín kẽ rồi, không ai phát biểu vậy đâu!
3. Hai ví dụ trên tương đối phổ biến và không có đối tượng cụ thể. Theo tình hình thời sự rất "hot" hiện nay, mình sẽ trích dẫn một ví dụ cụ thể, có trong bài nói chuyện đọc cho mấy trăm tinh túy hàng đầu (được ví là nguyên khí quốc gia!)
"Hôm nay tôi nói với các thầy ở đây gọi là nguyên khí của quốc gia rồi đấy, tôi phải nói là nguyên khí của quốc gia cho nên tôi nói hết, tôi không giấu cái gì cả. Hiện nay hành động xâm lấn của nước ngoài, nước ngoài thì là chung nhưng mà nhiều hơn là Trung Quốc, tôi nói là nhiều hơn đấy nhé, chứ không phải là nhiều nhất. Nhiều hơn vì hơn và nhất là khác nhau đấy nhé."
Ở đây, ông đại tá muốn giảng cả văn lẫn toán cho tập thể nguyên khí quốc gia đấy nhé!
Trong ngôn ngữ học, có ba cấu trúc so sánh: So-sánh-bằng (tương đương), so-sánh-hơn và so-sánh-nhất. Và ai cũng biết mức độ của ss-nhất là mạnh hơn ss-hơn. Ở đây, ý đồ của ông đại tá là muốn giảm nhẹ cho "ân nhân nhường cơm xẻ áo" của mình, nên nhấn mạnh là "nhiều hơn" chứ không phải là "nhiều nhất". Nhưng ông ta quên mất văn phạm khi dùng cấu trúc ss-hơn là đòi hỏi đối tượng để so sánh. (Khác với ss-nhất thì không cần - vì được ngầm hiểu là áp dụng cho tất cả các đối tượng đồng loại còn lại). Như vậy, khi nói hành động xâm lấn của TQ là "nhiều hơn", thì phải nêu ra là "nhiều hơn ai"? Nhiều hơn Đài Loan, nhiều hơn Philippine... Nếu không tìm được ai (trong số những nước liên quan) có hành vi xâm lấn nhiều hơn TQ nữa, thì rõ ràng đó là nước xâm lấn nhiều nhất rồi còn gì?
Nực cười là ở đây có đến mấy trăm vị "nguyên khí" ngồi nghe giảng, nhưng không có 1 ai đứng lên chất vấn lại sau câu nói tầm bậy, sai văn phạm mà lại vô cùng trịch thượng: "...vì hơn và nhất là khác nhau đấy nhé"! Móa ơi, kiểu này làm sao GDVN có thể ngóc đầu dậy?
4. Ví dụ cuối cùng này cũng phổ biến và có tính thời sự nóng hổi hiện nay. Trong tình trạng nhân quyền bị vi phạm trầm trọng, việc bắt giữ người vô cớ, trái pháp luật thường xuyên xảy ra. Khi đối tượng bị giam giữ, câu lưu đưa ra câu hỏi: - Vì lý do gì tôi bị giữ ở đây?, thay vì dẫn ra nguyên nhân như: - Anh/chị đã vi phạm điều luật số X của Bộ luật Y... thì người ta lại hỏi 1 câu vô cùng ngu xuẩn và mất dạy: "Tại sao bao nhiêu người khác chúng tôi không bắt, mà tôi bắt anh/chị? Anh/chị thừa biết rồi còn gì!"
Người ta có thể làm bất cứ điều gì luật pháp không cấm. Có hàng vạn người không vi phạm luật làm theo cách giống nhau (ví như chạy xe trên đường), chỉ có 1 vài người không vi phạm luật theo cách khác biệt (ví như đứng co 1 chân trong công viên) thì cũng không thể vì sự khác biệt đó mà bắt giữ họ.
Câu hỏi dạng "cối chày" như trên có thể được phát triển theo hướng rất nguy hiểm như sau:
- Một tên ăn cướp sẽ nói: "Sao ngoài đường bao nhiêu người tao không cướp mà lại cướp của mày?"
- Một tên ăn trộm sẽ nói: "Sao cả thành phố này bao nhiêu nhà tao không trộm mà lại trộm nhà mày?"
- Một tên giết người sẽ nói: "Sao cả thế giới này bao nhiêu người tao không giết mà lại giết người này?"
Chỉ vài minh họa ở trên cũng đủ cho chúng ta thấy xã hội hiện nay đang bị thống trị bởi những lối tư duy vô cùng ấu trĩ và ngu dốt. Làm sao một quốc gia có thể phát triển, một dân tộc có thể trường tồn với loại văn hóa tư tưởng này?