"Theo lời Thiền Sư Nhất Hạnh, ba buổi cầu siêu này dự trù cho mọi nạn nhân đã “thiệt mạng vô duyên cớ” trong chiến tranh. Dự tính, lễ cầu siêu sẽ nhắc đến chiến binh Mỹ cũng như những người Việt Nam bị chết vì “những tai họa khác,” kể cả trại tù cải tạo và người vượt biên.
Tuy nhiên, trong thương thuyết với phía Việt Nam, chính quyền tỏ ra cứng rắn hơn so với năm 2005. Họ nhất định cấm không được nhắc đến lính Mỹ, cấm nhắc đến tù cải tạo, cấm nhắc đến thuyền nhân.
Ở miền Bắc, việc tổ chức còn khó hơn. GHPGVN tại Hà Nội còn không muốn có lễ cầu siêu vì cho rằng không có lý do gì mà phải hóa giải, và cũng cho rằng không có người Việt Nam nào chết “vô duyên cớ” trong chiến tranh cả."
Đó là đoạn trích của Wikileaks khi nói về chuyến viếng thăm VN của thiền sư Thích Nhất Hạnh mấy năm trước, cho thấy chính phủ VN hay nói đúng hơn đảng CSVN không hề thực tâm muốn hòa hợp hoà giải gì với người VN cả trong lẫn ngoài nước.
Tuy nhiên, trong thương thuyết với phía Việt Nam, chính quyền tỏ ra cứng rắn hơn so với năm 2005. Họ nhất định cấm không được nhắc đến lính Mỹ, cấm nhắc đến tù cải tạo, cấm nhắc đến thuyền nhân.
Ở miền Bắc, việc tổ chức còn khó hơn. GHPGVN tại Hà Nội còn không muốn có lễ cầu siêu vì cho rằng không có lý do gì mà phải hóa giải, và cũng cho rằng không có người Việt Nam nào chết “vô duyên cớ” trong chiến tranh cả."
Đó là đoạn trích của Wikileaks khi nói về chuyến viếng thăm VN của thiền sư Thích Nhất Hạnh mấy năm trước, cho thấy chính phủ VN hay nói đúng hơn đảng CSVN không hề thực tâm muốn hòa hợp hoà giải gì với người VN cả trong lẫn ngoài nước.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh làm lễ cầu siêu cho nạn nhân chiến tranh tại Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, trong lần thứ nhì về lại Việt Nam năm 2007. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images) |
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Trong hai chuyến đi Việt Nam năm 2005 và 2007, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, khi gặp riêng giới lãnh đạo Việt Nam, đã có những lời phê phán bộc trực và đề nghị thay đổi cho Việt Nam, nhưng mọi cố gắng này đều thất bại, và ông không gặt hái được kết quả gì trừ quyền được phát hành sách rộng rãi.
Ðó là những gì được tiết lộ trong hai công điện của đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong vụ Wikileaks.
Năm 2005 là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh trở về Việt Nam sau gần 40 năm. Lần đó cũng không phải là lần đầu tiên ông muốn về. Năm 1999, ông từng đề nghị với nhà nước Việt Nam để về thuyết pháp, nhưng chuyến đi bị hủy bỏ.
Chuyến về của ông cùng một đoàn Phật tử, học trò 200 người năm 2005, kéo dài hai tháng rưỡi, được báo chí trong nước cũng như giới truyền thông quốc tế loan tin rộng rãi. Trong một cuộc gặp mặt riêng với Ðại Sứ Mỹ Michael Marine, Thiền Sư Nhất Hạnh tiết lộ những điều không thấy trong những buổi sinh hoạt công khai, và những tiết lộ này được báo cáo từ Hà Nội về Bộ Ngoại Giao trong một công điện đề ngày 31 tháng 3, 2005.
Phật Giáo bị ‘chia rẽ’
Trong cuộc gặp gỡ này, Thiền Sư Nhất Hạnh tiết lộ là chuyến đi năm 1999 bị hủy bỏ do phía ông. Nhà nước Việt Nam muốn đặt áp đặt lịch trình và muốn ông về với tư cách khách mời của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), tức giáo hội được chính quyền công nhận, và ông không đồng ý.
Khác với năm 1999, trong chuyến đi năm 2005, ông đòi nhà nước CSVN hai điều kiện: Ông có thể đi bất cứ đâu trong nước Việt Nam, và sách của ông được tự do phát hành. Ðiều này ông đã thực hiện được; 10,000 bản của cả 12 bộ sách của ông đã bán hết trong chuyến đi này.
Thiền Sư Nhất Hạnh cũng cho rằng chuyến đi của ông là một sự thành công vì ông trực tiếp thuyết pháp được cho hơn 200,000 người và giúp gầy dựng lại lòng tin vào Phật pháp.
Thiền Sư Nhất Hạnh miêu tả tình hình Phật Giáo Việt Nam là “chia rẽ trầm trọng.” Mặc dù Phật tử được tự do thờ phượng, “sức khỏe chung của giáo hội rất tồi,” và ông cho rằng lý do là vì chính quyền can thiệp vào việc nội bộ của giáo hội.
Ông miêu tả sự can thiệp này gồm hai mặt. Một, Thiền Sư Nhất Hạnh nói có nhiều tăng ni được đặt vào vị trí lãnh đạo Phật Giáo “vì lý do chính trị,” và ngược lại các vị đại diện GHPGVN thì “hành xử như công chức nhà nước”. Hai, GHPGVN, theo Thiền Sư Nhất Hạnh, lệ thuộc vào nhà nước Việt Nam về tiền bạc cũng như để được cho phép làm một số việc, chẳng hạn gửi tăng ni đi tu học ở ngoại quốc.
Sự lệ thuộc này “làm người dân chán nản” đạo Phật. Thiếu tâm linh, xã hội suy đồi. “Bể khổ giữa các thế hệ rất là lớn. Người trẻ không còn tin vào hạnh phúc gia đình,” Thiền Sư Nhất Hạnh nói vậy.
Gặp thủ tướng, chỉ trích chế độ
Nhưng Thiền Sư Nhất Hạnh dành những lời chỉ trích nặng nề nhất cho nhà cầm quyền. Hôm trước ngày gặp đại sứ, Thiền Sư Nhất Hạnh gặp Thủ Tướng Phan Văn Khải trong vòng một tiếng rưỡi. Thủ Tướng Khải kêu gọi ông giúp tạo sự thống nhất trong dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, Thiền Sư Nhất Hạnh trả lời là người Phật tử, thay vì tìm sự thống nhất, cần tìm “tình huynh đệ,” và họ có thể nằm trong các nhóm chính trị khác nhau nhưng không đấu đá lẫn nhau.
Ông kêu gọi ngược lại, nói với Thủ Tướng Khải, rằng “người cộng sản nên trở thành người Việt Nam hơn” và chấp nhận những giá trị truyền thống. Nếu không, chính trị sẽ “phá sản” và đảng Cộng Sản sẽ mất sự ủng hộ. Ông kêu gọi Thủ Tướng Khải tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị.
“Tăng ni không thể bị bắt tham gia Quốc Hội hay Hội Ðồng Nhân Dân,” Thiền Sư Nhất Hạnh nói với Thủ Tướng Khải. “Giáo hội không thể bị bắt tham gia vào Mặt Trận Tổ Quốc.”
Ông trao cho Thủ Tướng Khải một bản yêu cầu 7 điểm, và ông trao cho Ðại Sứ Marine một bản sao. Trong số đó, có đề nghị “tăng ni không giữ chức vụ chính quyền hoặc nhận bằng khen từ nhà nước”; hai hòa thượng “Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ phải có quyền tự do đi lại, thuyết pháp khắp nước;” và Phật Giáo không bị “ảnh hưởng chính trị trong nước và hải ngoại”.
Thất bại khi muốn gặp gỡ Hòa Thượng Huyền Quang
Trong lần trở về năm 2005, Thiền Sư Nhất Hạnh dự định gặp Hòa Thượng Thích Huyền Quang, lúc đó còn sống và là vị tăng thống thứ tư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội không được nhà nước công nhận. Hai người từng là đồng tác giả cuốn “Ðạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày: Cương lĩnh giáo lý nhập thế của Phật Giáo Việt Nam hiện đại” do Viện Hóa Ðạo xuất bản năm 1973.
Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ đã không xảy ra. Thiền Sư Nhất Hạnh đã đến Thanh Minh Thiền Viện tìm gặp Hòa Thượng Quảng Ðộ, và đi Bình Ðịnh muốn gặp Hòa Thượng Huyền Quang, nhưng cả hai đều từ chối.
Phía GHPGVN giải thích lý do hai bên không gặp được nhau một cách rất đơn giản. Họ nói với nhân viên tòa đại sứ, “Thích Quảng Ðộ muốn chuyến đi thăm được xem là chính thức và được ghi vào lịch trình của chuyến đi Việt Nam.” Trong khi đó, họ nói Thiền Sư Nhất Hạnh chỉ muốn thăm với tư cách cá nhân.
Tuy nhiên, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đưa ra lý do quan trọng hơn, được giải thích trong một bức thư của thượng tọa Thích Viên Ðịnh, trong đó có đoạn viết: “Có điều không biết vô tình hay cố ý, ngài về nhằm vào thời điểm rất tế nhị, có thể bị hiểu là ngài đã bị thế gian lợi dụng để tuyên truyền, làm đẹp cho chế độ.”
Bức thư này được Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế (IBIS) ở Paris, do ông Võ Văn Ái làm giám đốc, loan tải. Vì lý do này và vì nhiều lời tuyên bố khác của ông Ái, đoàn phụ tá của Thiền Sư Nhất Hạnh tỏ thái độ bất bình với IBIS.
Người phụ tá tín cẩn nhất của Thiền Sư Nhất Hạnh, sư cô Chân Không, nhắc lại với Ðại Sứ Marine một câu nói mà sư cô cho là bị trích dẫn sai, rồi sau đó bị IBIS nêu lên trên các bản tin. Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã AFP của Pháp, sư cô Chân Không được hỏi lý do tại sao một số tổ chức tôn giáo ở Việt Nam bị cấm hoạt động. AFP ghi câu trả lời như sau: “Vì một số các giáo hội này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ. Còn chúng tôi, thì chúng tôi chẳng có một tham vọng chính trị nào cả.”
Sư cô nói với Ðại Sứ Marine là câu đó bị ghi sai, và ý của sư cô là, “Khi ở hải ngoại dùng cờ vàng để ủng hộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, điều đó khiến cho chính quyền xem giáo hội này là tổ chức chính trị thay vì tôn giáo.”
Trong lần thứ nhì trở về Việt Nam năm 2007, đoàn phụ tá của Thiền Sư Nhất Hạnh có họp với nhân viên tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và họ cho rằng những phát ngôn của ông Ái đã đầu độc không khí ngay giữa lúc Thiền Sư Nhất Hạnh và Hòa Thượng Huyền Quang đang tìm cách chấp thuận một giải pháp để gặp gỡ nhau.
Bị cấm cầu siêu cho thuyền nhân, tù cải tạo
Cũng trong lần thứ nhì trở về Việt Nam, Thiền Sư Nhất Hạnh dự định tổ chức ba buổi cầu siêu tại Sài Gòn, Huế, Hà Nội cho mọi nạn nhân chiến cuộc. Tuy nhiên, khác với lần thứ nhất, lần này, chính quyền cứng rắn hẳn lên và gây nhiều khó khăn cho buổi cầu siêu.
Những trục trặc này được ghi lại trong một công điện của tổng lãnh sự ở Sài Gòn, đề ngày 21 tháng 3, 2007, sau cuộc gặp mặt với phó tổng lãnh sự và tham tán chính trị.
Theo lời Thiền Sư Nhất Hạnh, ba buổi cầu siêu này dự trù cho mọi nạn nhân đã “thiệt mạng vô duyên cớ” trong chiến tranh. Dự tính, lễ cầu siêu sẽ nhắc đến chiến binh Mỹ cũng như những người Việt Nam bị chết vì “những tai họa khác,” kể cả trại tù cải tạo và người vượt biên.
Tuy nhiên, trong thương thuyết với phía Việt Nam, chính quyền tỏ ra cứng rắn hơn so với năm 2005. Họ nhất định cấm không được nhắc đến lính Mỹ, cấm nhắc đến tù cải tạo, cấm nhắc đến thuyền nhân.
Ở miền Bắc, việc tổ chức còn khó hơn. GHPGVN tại Hà Nội còn không muốn có lễ cầu siêu vì cho rằng không có lý do gì mà phải hóa giải, và cũng cho rằng không có người Việt Nam nào chết “vô duyên cớ” trong chiến tranh cả.
Buổi lễ cầu siêu tại Sài Gòn được tổ chức ngày 16 tháng 3, 2007, ở chùa Vĩnh Nghiêm, sau những thương thảo vào phút chót với chính quyền. “Có ít nhất 2,000 người tới dự,” theo công điện của tổng lãnh sự Hoa Kỳ. Thiền Sư Nhất Hạnh tuân thủ những đòi hỏi của chính quyền và không nhắc đến “những tai họa khác,” đến thuyền nhân, hay đến những binh sĩ không phải Việt Nam.
Tuy nhiên, Thiền Sư Nhất Hạnh đã cầu siêu cho tất cả “nạn nhân hai miền Nam Bắc” và nói là toàn thể sáu triệu người thiệt mạng trong chiến tranh đều đã chết “vô duyên cớ”. Thiền Sư Nhất Hạnh cũng so sánh với hai miền Ðông Ðức và Tây Ðức thống nhất mà không đổ máu, và giới lãnh đạo Việt Nam lẽ ra phải làm được như vậy. Ông kêu gọi mọi người, bất kể tôn giáo, cầu nguyện cho tha thứ và kết đoàn.
Tới đây, trong điều mà tòa tổng lãnh sự gọi là “một cú hích vào đảng Cộng Sản,” Thiền Sư Nhất Hạnh nói người Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo có thể đọc kinh của đạo mình để sám hối, còn người Cộng Sản thì cứ việc “tìm tâm linh từ Marx”.
Chính quyền tẩy chay
Có vẻ biết trước bài thuyết pháp của Thiền Sư Nhất Hạnh sẽ có vấn đề, phía nhà nước không ai đến dự cả. Phải đến khi bài thuyết pháp đã xong và phần tụng kinh bắt đầu, mới có một nhóm đại diện GHPGVN tới dự. Dẫn đầu là Hòa Thượng Thích Trí Quảng, phó chủ tịch Hội Ðồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN và là một ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc.
Trong lời từ, Hòa Thượng Trí Quảng nói ngược lại những điều Thiền Sư Nhất Hạnh đã nói, và thay vào đó, nói buổi lễ cầu siêu là dành cho những liệt sĩ hy sinh “trong cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ”.
Khác với chuyến đi năm 2005, trong chuyến đi 2007, báo chí trong nước rất ít tường thuật. Sau lễ cầu siêu ở chùa Vĩnh Nghiêm, báo chí chỉ đưa tin sơ sài, trích dẫn lời Hòa Thượng Thích Trí Quảng và không nhắc đến những câu “nhạy cảm” của Sư ông Thích Nhất Hạnh.
Một vài nhà báo nói với tổng lãnh sự quán, họ nhận được lệnh miệng của tuyên giáo là cần “thận trọng” khi tường thuật chuyến đi của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Liên lạc tác giả: VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com