Nhân chuyện biểu tình, suy nghĩ cùng anh Vũ Duy Thông
Tôi
không phải là người thân, càng không phải là thân thiết với anh
Vũ Duy Thông, nhưng tôi biết anh đại loại thế này:
Anh học ở Đại học Tổng hợp
Văn, ra trường về TTXVN. Có thời gian ngắn làm ở tạp chí Diễn
đàn Văn Nghệ Việt Nam. Sau chuyển lên Ban Tuyên Huấn TW, làm vụ
trưởng báo chí và xuất bản. ở đây, anh có bằng TS về Mỹ học.
Một năm vài ba lần trong các cuộc họp do Ban Tuyên Huấn và Bộ
VH-TT tổ chức để định hướng các tờ
báo và các NXB, anh (là Vụ trưởng) và ông Cục trưởng của Bộ
ngồi hai bên ông Thứ trưởng, đội hình trông chặt chẽ như Nam Tào
và Bắc Đẩu bên cạnh Ngọc Hoàng. Rồi anh có học hàm PGS. Tóm
lại là thăng tiến vững chắc. (Thú thực là hồi trước tôi thấy
danh hiệu GS, PGS TS nó thật, nó khó và thiêng lắm. Sau này
thấy nó chính trị hóa quá, mặt trận quá, thật giả mua bán
lẫn lộn, tự nhiên thấy nó cũng thường, thậm chí có cảm giác
ơn ớn vì hội chứng bằng cấp coi như thế mới là trí thức hạng
cao).
Nói thêm điều đó, tuyệt nhiên tôi không có ý ám chỉ anh thuộc loại PGS – TS “mặt trận ấy”. Nhưng thú thực tôi thấy danh hiệu nhà thơ của anh lại được hơn làm thơ được như anh là được. Từ đầu những năm 70, bài thơ “Bè ta xuôi sông La” của anh đã được giải nhì, giải ba gì đó của cuộc thi thơ báo Văn nghệ. Do vị thế của anh, mà những dịp tết nhất, thơ của anh được đăng báo hơi (bị) nhiều, nhiều bài được, có những bài hay, chùm hay, tôi còn lưu giữ lại, chẳng hạn như cái chùm báo Văn nghệ có bài về hoa bằng lăng phố Thợ Nhuộm. Thơ anh thường có cái ngào ngạt của tình, có chất men say của rượu. Đương nhiên phải thấy là không ít bài được đăng vì người chứ không vì thơ… Làm thơ mà không có chức tước đi cùng thì thường nghèo khó lắm. Ông bạn vong niên của tôi – nhà thơ Thiền dân gian Huyền Thi – Nguyễn Bảo Sinh có nói vui, tếu táo:
Nói thêm điều đó, tuyệt nhiên tôi không có ý ám chỉ anh thuộc loại PGS – TS “mặt trận ấy”. Nhưng thú thực tôi thấy danh hiệu nhà thơ của anh lại được hơn làm thơ được như anh là được. Từ đầu những năm 70, bài thơ “Bè ta xuôi sông La” của anh đã được giải nhì, giải ba gì đó của cuộc thi thơ báo Văn nghệ. Do vị thế của anh, mà những dịp tết nhất, thơ của anh được đăng báo hơi (bị) nhiều, nhiều bài được, có những bài hay, chùm hay, tôi còn lưu giữ lại, chẳng hạn như cái chùm báo Văn nghệ có bài về hoa bằng lăng phố Thợ Nhuộm. Thơ anh thường có cái ngào ngạt của tình, có chất men say của rượu. Đương nhiên phải thấy là không ít bài được đăng vì người chứ không vì thơ… Làm thơ mà không có chức tước đi cùng thì thường nghèo khó lắm. Ông bạn vong niên của tôi – nhà thơ Thiền dân gian Huyền Thi – Nguyễn Bảo Sinh có nói vui, tếu táo:
Muốn cho trộm chẳng tới nhà
Đề vào trước cửa đây là nhà thơ
Vậy nhà thơ mà có thêm chức
tước, địa vị như anh thì hay quá, cũng ấm thân hơn, nhưng chính
chỗ này có khi lại là biên giới mong manh của sự suy đồi và
tha hóa. Cách hiểu thường thường của suy đồi, tha hóa là như
phải dính vào tệ nạn xã hội như đĩ điếm, cờ bạc, trộm cắp,
lừa đảo, hút chích… Hiểu thế không sai nhưng chưa thật đúng về
căn cốt. Cơ hội, biến chất, bè phái, giả dối, nịnh bợ, toan
tính, lợi ích bè nhóm… đó là sự tha hóa, suy đồi ở cấp cao
hơn, dưới bề ngoài thật sự bóng bẩy hơn. Nhà thơ Nguyễn Duy có
hai câu thơ tôi tâm đắc:
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi…thân
Thực ra anh Duy viết “bán
miệng nuôi trôn” nhưng tôi muốn đổi đi một chút, ý tứ chắc không
sai, chắc anh Duy cũng thông cảm được. Trích hai câu thơ này tôi
không có ý gắn vấn đề anh Thông có thế không và đã thế chưa,
nhưng khi đọc bài viết của anh trên báo Hà Nội mới ngày
22/08/2011 “Cần nhận rõ mưu đồ thâm độc”, anh lên án những người
biểu tình ở Hà Nội mấy tuần qua thì tôi thấy hình như trong
con người anh có nhiều phần của những con người khác. Cảm giác
đầu tiên của tôi là thấy buồn buồn cho con người, về con người
sau khi đọc bài viết đó. Anh kết tội họ nào là “có mưu đồ
xấu, nhẹ dạ, cả tin, bị lợi dụng, muốn các cố gắng của Đảng
và Nhà nước ta bị thất bại”. Anh cho đó là “mưu đồ chống phá
Đảng và Nhà nước ta, làm suy yếu để đi đến lật đổ chế độ vv…”
toàn là những từ ngữ kiểu lập trường to tát quá. Anh đánh
giá họ quá tầm thường, xúc phạm họ một cách nặng nề trong
đó có nhiều người là những tri thức danh giá mà cách thức
biểu hiện lòng yêu nước của họ có thể không vừa khẩu vị anh
và ai đó nhưng lòng yêu nước của họ là hàng thật, hàng xịn.
Họ không mũ ni che tai. Không lạnh tanh máu cá. Không chép miệng
triết lý vặt. Họ là những tri thức dấn thân. Họ nói và làm
có thể không theo một khuôn phép thông lệ. Có thể nó đắng hơn
mướp đắng, cay hơn ớt, xốc hơn mù tạt, nhưng không giả. Mà sao
thế nhỉ, đã từ khá lâu rồi, ở nước ta cứ hay nhắc đến những
“âm mưu thâm độc” và “những thế lực thù địch” chống phá ta. Xin
thưa là chẳng thế lực thù địch nào chống phá được ta bằng ta
tự chống phá ta. Lòng người bất an thì xã hội bất an…
Tôi nhớ cái hồi nhà văn Hà Minh Tuân, sau vụ “Vào đời” người
mơ mét như gà phải cáo, ở bếp ăn tập thể, ông nói nhỏ nhẹ:
Đấy cứ xem, sử sách ngày xưa, sau mỗi chương, đoạn ghi về thời
bất an, tao loạn đều có một dòng kết rằng: “khắp nơi giặc giã
và trộm cắp nổi lên như rươi”. Nói thật với anh là đến thời
buổi này mà còn suy diễn, quy kết kiểu như thế thì xưa cũ
quá, bảo thủ quá. Chỉ nói riêng về cuộc truy diệt Nhân văn –
giai phẩm, một lĩnh vực mà chắc anh rất phải am tường thì có
ai trả lời, chỉ ra được bọn phản động nào đâu; mà nói như nhà
thơ Lê Hoài Nguyên – một cựu sĩ quan an ninh thuộc A25 (cũ) trong
một chuyên luận nghiên cứu khá công phu về Nhân văn – giai phẩm
thì đây là “một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng
văn học không thành”. Thế thôi! Và có lẽ chỉ thế thôi!. Những
vị bị kết tội cầm đầu, phản động đều đã trở về với chính
danh. Đương nhiên họ và gia đình họ quá thiệt. Đất nước cũng
thiệt và còn mang tiếng. Vậy nên, quá nhiều bài học lịch sử
cho thấy đừng quá suy diễn, đừng quá vội vàng bảo chỗ này là
đen tối, chỗ kia là thâm độc, mưu đồ, phản động vv…
Trong bài báo anh bảo những
người tụ tập biểu tình là “chuyện bé xé ra to”. Nói vậy là
nhầm đấy. Chuyện độc lập dân tộc, chuyện toàn vẹn lãnh thổ
bây giờ là chuyện to lớn nhất. Ông Nguyễn Trần Bạt, nhà nghiên
cứu có tiếng, viết bao nhiêu sách, thuyết trình bao nhiêu buổi
cho các chức sắc ở Hội đồng lý luận TW và Học viện chính
trị – Hành chính quốc gia nghe, đầu năm nay ông cũng khẳng định
dứt khoát điều này, ông cho nó còn khẩn cấp hơn cả vấn đề
kinh tế. Thể chế nhà nước có thể thay đổi, có thể tiêu tan,
có thể mất đi nhưng đất nước này không thể để mất vào tay Ban
lãnh đạo Trung Quốc. Thử hỏi đến giờ này nhân dân Việt Nam còn
bao nhiêu người còn tin vào sự mấy tốt, mấy chữ vàng, sự hữu
nghị đầu lưỡi của Ban lãnh đạo Trung Quốc? Chưa tiện nuốt ngay
thì họ nuốt ta từ từ từng miếng, từng vùng, từng khúc. Tôi
cứ nghĩ ngày trước ta và Mỹ đánh nhau chí tử nhưng là một
cuộc đánh “đàng hoàng”, ngửa bài. Còn Trung Quốc với ta bây
giờ, xin thưa “đồng chí” mà vô vàn mưu ma chước quỷ. Tạm bỏ
thời phong kiến Đại Hán ra, chỉ từ thời Trung Hoa cộng sản thì
cũng đã… ác lắm rồi. Họ càng
khỏe lên thì càng ác. Thôi thì Nhà nước lo chuyện đại sự theo
kiểu của Nhà nước. Còn nhân dân họ có quyền lo quyền làm
(cũng cho chuyện đại sự) nhưng theo kiểu của nhân dân, miễn là
không phạm luật. Thế là quý lắm! Quan niệm mềm đi có khi được
việc. Chứ nếu cứ dùng sức mạnh và tiền của cho được việc
lúc bấy giờ thì với Nhà nước, việc đó dễ như trở bàn tay
nhưng tôi tin cái hại sẽ ngấm ngầm lâu lắm. Việc huy động công
an và xe cộ, việc dựng vội mấy cái sân khấu ở những vị trí
“ngon” với người biểu tình quanh bờ hồ hôm 21-8 là như vậy. Nói
thật tôi và nhiều người chưa bao giờ thấy một kiểu văn nghệ
sống sít, vơ bèo vạt tép, miễn cưỡng như kiểu “Tinh thần thể
dục” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, ở sân khấu bờ hồ sáng đó.
Nhiều cháu quá bé nhỏ trông yếu, biểu diễn lâu dưới cái nắng
rất oi bức, quả thật tôi lo cho các cháu dễ bị cảm, ốm. Tuần
nào cũng vài ba buổi, không sáng thì chiều, tôi đi bộ quanh Hồ
Gươm, tôi cứ thầm mong đừng bao giờ phải thấy cái kiểu văn nghệ
hát hò như thế nữa. Thật chẳng làm gì có cái văn nghệ như
anh Thông duy tưởng trong bài viết của mình đâu.
Có lẽ vì cảm hứng kinh
viện, lại quá mẫn cảm ý thức bề trên cần dậy bảo mà anh
Thông mấy lần đưa ra huấn thị về lòng yêu nước, khi thì dẫn
lời Bác Hồ nói, khi thì mấy đồng chí lãnh đạo cao nhất nói,
nói chung nó đúng và kêu như khẩu hiệu, như đường lối nhưng xem
ra nó cứ chuội đi, cứ lô lố thế nào vì tính sách vở, kinh
viện không đúng chỗ. Điều người dân quan tâm nhất là thực tế,
là việc làm, mọi người, đặc biệt là các vị làm to, các vị
là “đầy tớ của nhân dân”, các vị sống như thế nào, làm được
gì và làm được bao nhiêu so với nói?
Anh Thông ạ, là người làm
công tác văn hóa, nghệ thuật ở cấp T.W (hình như anh cũng đã
nghỉ hưu) lại là người làm thơ thường nhiều xúc cảm và rung
động chắc anh cũng phải biết một thực tế này là mấy lâu nay,
đi bất cứ đâu, ở bất cứ chỗ nào (chợ búa, bến xe, vỉa hè,
quán nước, bàn bia, bữa cơm gia đình, họp hành to nhỏ…) ta đều
có thể nghe người ta bàn luận, thở than chuyện dân tình thế
thái, chuyện lộn xộn, lùm xùm của đất nước mình. Người thì
chép miệng, người chửi đệm một câu, người triết lý. Không ít
người hăng say phân tích đầy thuyết phục, giỏi giang..v..v… Đấy
là dân tình chứ là gì khác. Rồi cảm giác bất an như lúc nào
cũng lơ lửng trên đầu, như cứ chực rơi bất cứ lúc nào vào số
phận mình, người thân của mình, bạn bè mình, và cả nhân dân,
đất nước mình. Người lãnh đạo, người làm chuyên môn điều tra
xã hội học, người làm công tác văn hóa tư tưởng như anh không
thể bỏ qua thực tế đáng buồn này. Xin các vị làm to cứ thử
“vi hành” (như tên một truyện ngắn của bác Hồ), cứ thử tiếp
xúc với các cử tri (cử tri đặc thảo dân, không chấm chọn) kiểu
này xem sao ?
Rất đông nhân dân lao động
hàng ngày lam lũ lắm, chẳng biết báo chí lề nào cả, bươn
chải bám mặt đường để mưu sinh, nhưng họ biết cả đấy. Họ biết
bằng trực cảm rồi trực ngộ. Có thể họ không thuộc một chữ
một câu trong những định nghĩa về lòng yêu nước như anh đã dẫn
ra, nhưng chính họ là người yêu nước hồn nhiên và xịn nhất.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm,
nguyên ủy viên Bộ chính trị, có thời là thủ trưởng trực tiếp
của anh, vừa đây có nói trên Lao động online như để chia sẻ, như
để mỗi người tự thẩm thấu; cố nhiên ông không nhằm lên lớp dạy
bảo ai, rằng, “Hiện nay trong dân có một tâm lý rất phổ biến
là người ta không thích guồng máy hiện tại. Người ta không
thích và ngại tiếp xúc với chính quyền trong khi cuộc sống
của người dân lại có hàng trăm thứ phải gắn với chính quyền,
bởi “những người đầy tớ của dân” luôn vòi vĩnh lạnh nhạt với
dân. Đó là biểu hiện của sự xuống cấp về văn hóa giao tiếp,
văn hóa hành chính, ứng xử. Với một guồng máy như vậy thì
làm sao đất nước phát triển khi thiếu sự tin cậy giữa chính
quyền và người dân. Hiện dân chỉ đối phó với chính quyền…”.
Rồi ông kết luận : “ Sống trong một xã hội như xã hội mình
thì khi nào cũng phải sợ, bởi điều phiền toái xuất hiện từ
những phía mà mình không ngờ được”. Chuyện biểu tình vừa rồi,
tôi nghĩ cũng là một kiểu như vậy đấy. Chữ “phiền toái” ông
Điềm dùng cũng rất là đúng trong câu chuyện biểu tình những
ngày qua.
Không biết anh Thông có lướt
hết vài trăm phản hồi trên báo mạng chỉ vài ba ngày sau bài
viết của anh; nó dồn dập, tập trung và hầu hết là đúng, là
hay, là chí lý. Đây cũng là dân tình. Nhưng dân tình ở một cấp
độ giàu chất xám hơn mà thôi.
Chuyện biểu tình chẳng biết
có còn nữa hay thôi. Còn hay thôi là tùy vào “ông bạn lớn”
xấu chơi và sự ứng xử khôn ngoan, đúng luật pháp của chính
quyền và của nhân dân. ứng xử khôn ngoan và đúng luật pháp còn
cần thiết cho nhiều việc khác mà chính quyền và nhân dân có
thể còn va vấp, đụng chạm nhau.
Nghĩ cho cùng, tôi và anh
Thông và rất nhiều ai nữa chả là cái đinh gì trong dòng chảy
của thời gian. Ngắn ngủi lắm! “Trăm năm còn có gì đâu. Chẳng
qua một nấm cỏ khâu xanh rì” – đấy là nếu như không mất nước
thì may ra chúng ta mới còn “một nấm” để mà ngâm như cụ Nguyễn
Gia Thiều đã nói hộ.
Vậy nên, cầu mong cho nhân dân, cho dân tộc, cho đất nước là trên hết.
Tác giả gửi cho Quê choa