Hành Khất (danlambao) - Qua những biến động dồn dập gần đây, khiến người ta như bị say sóng. Những câu nghi vấn "Có phải…?" luôn hiện ra trong đầu những người quan tâm đến hiện tình xã hội và đất nước, ngoại trừ một số người chỉ biết an hưởng trong cái mà họ có được, hay những kẻ chỉ biết những thú vui thác loạn nông nổi khác. Những nghi vấn đó khiến đêm dài thêm mệt mỏi, nhưng bóng tối vẫn mãi trằn trọc trong quay cuồng để tìm lời giải đáp thích hợp, hay dự đoán một điều gì đó có thể xảy ra:
- Trong công cuộc phân chia biên giới
giữa Việt Nam (VN) và Campuchia, bắt đầu từ tháng 5, 2007, đã tạo nên sự
phẫn nộ trong dân Campuchia đối với chính phủ Hoàng gia của họ và sự
căm phẫn của những
người bị lấn
mất đất (khoảng 300 m) đối với nhà nước VN. Đảng đối lập Sam Rainsy đã
đứng lên cùng dân họ, đào bỏ cột mốc bị dời trên đất ruộng. Trong số
những người phản đối, tiêu biểu là chủ tịch đảng đối lập phải bôn tẩu ví
áp lực phía VN, và nhà sư Sakhorn cũng phải lưu vong qua Thụy Điển.
Qua bài viết "Phản ứng về chuyến
thăm của Chủ tịch Việt Nam" trên rfa.org, của thông tín viên Quốc Việt,
ra ngày 31/08/2010, có đoạn:
"Cựu nhà sư Tim Sakhorn từng bị
Tăng hoàng Tep Vong của Campuchia buộc hoàn tục vào ngày 30 tháng 6 năm
2007 với cáo buộc phá hoại bang giao giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam.
Sau đó ông bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở Việt Nam."
Và trong cuộc phỏng vấn với rfa, ông đã phát biểu :
"Việt Nam không có lòng trong
sạch thương lấy Campuchia. Họ chỉ có ý đồ phá hoại Campuchia, họ làm cho
Campuchia chia rẽ khối đoàn kết, làm cho Campuchia ghét Khmer và phân
biệt người Khmer Krom, Khmer trên (đang sống ở Thái Lan) và Khmer giữa
(đang sống tại Campuchia)"
Sự việc đó, khiến cho người ta
nghĩ đến tình hình xã hội VN hôm nay và tự hỏi : "Có phải… bàn tay trung
cộng đã đặt để trên quyền lực của nhà nước VN, cũng nhằm mục đích tác
động trên sự phân rẽ khối
người
yêu nước trong và ngoài nước chống lại họ, và những vụ bắt cóc người gần
đây (11 thanh niên, sinh viên giáo dân, và Nguyễn Tiến Nam - những
người tham dự nhiều cuộc biểu tình chống trung cộng) tương quan đến
những gì đã xảy ra đối với dân Campuchia do VN chủ động ?"
Điểm qua những chính sách và
hành động của nhà nước VN, người ta cũng thấy rõ là VN luôn luôn theo
đúng cách thức của Trung cộng từng bước một, ngay cả những mưu định, trù
hoạch cho ngày mai.
Sự đàn áp bằng bạo lực qua những
cuộc biểu tình ở VN vừa qua, khiến ngưởi ta không khỏi nhớ đến những gì
đã xãy ra ở Thiên An Môn, Nội Mông, Tân Cương, v.v. Hình ảnh tiêu biểu
nhất là đòn thù của
công an VN
đối với blogger Huỳnh Công Thuận mới đây (hai tên côn đồ đánh vỡ đầu
blogger trước mặt bà chủ tiệm, trong khi tên công an ngang nhiên đứng
chỉ tay).
- Dự án Golden Hills với những
tòa nhà cao ngất để gọi là "khu đô thị sinh thái" đã tạo nên sự bất bình
của người dân Đà Nẵng vừa qua vì sự bồi thường quá rẽ và kéo dài thời
gian theo đồng tiền càng ngày càng bị phá giá. Trong khi người dân đa
số, không có việc làm, họ chỉ biết nương vào việc trồng trọt để cố sống
qua ngày, thì những "đô thị sinh thái" đó chắc chắn nằm ngoải mơ ước
tầm thường nhưng thiết thực hơn, của họ.
"Có phải… những tòa nhà được xây
dựng để chào đón đoàn di dân, và cán bộ Tàu từ phương Bắc đến cư ngụ và
quản lý vùng Đà Nẳng nói riêng ?"
Vì số tiền đền bù nhà đất cho
dân VN chắc cũng không đủ để tư hữu một căn phòng trong khu đô thị sinh
thái mới đó, trong khi nạn thất nghiệp lan tràn nhưng những người "ngoại
quốc" kia thì vẫn có mức lương cao, ít nhất gấp3, 4 lần lương lao động
của dân địa phương.
Hiện tượng đó đã xảy ra trên đất
Thượng Lào, với "đặc khu kinh tế Bác Đăng" riêng biệt; nơi ngôn ngữ và
đồng tiền trao đổi không phải của nước Lào, mà chỉ được xem như tiền
thối lẻ và tiếng Lào là ngoại ngữ rất hạn chế, gần như cấm đoán ngay cả
khi dân Lào thì thầm trò chuyện với nhau. Tất cả những bảng hiệu là chữ
Tàu, không bao giờ được viết song ngữ (Tàu-Lào) trên đó, không như những
cửa tiệm rải rác khắp VN, nơi công trường lao động đầy công nhân Tàu,
phải trương hàng chữ Tàu-Việt để chào khách ngoại.
Qua bài viết "Đầu tư Trung Quốc ở
CHDCND Lào" trên tamnhin.net, ra ngày 15/07/2010 của Kiều Tỉnh, cho
người ta nhìn thấy tổng quát sự sinh hoạt ra sao trong "đặc khu" đó :
" Đồng tiền lưu hành trong “Đặc
khu kinh tế Bác Đăng” là đồng nhân dân tệ (NDT). Đồng USD và đồng baht
Thái Lan chỉ được lưu hành hạn chế. Du khách có thể dùng đồng USD và
đồng baht giao dịch, mua sắm, nhưng tiền thừa lại được trả bằng đồng
nhân dân tệ. Đồng kíp của Lào không được lưu hành trong đặc khu này."
" … Người Lào bình dân bị cấm
vào khu sòng bạc, nhưng người Lào có tiền đều có thể vào đây “sát phạt
đỏ đen”, người Trung Quốc đương nhiên được tự do vào chơi bạc trong
khách sạn. Trong sòng bạc có số ít người Lào biết nói tiếng Trung Quốc
giúp việc."
"Chỉ có điều, đại bộ phận người
Lào ở xung quanh đó đều bất bình đối với người Trung Quốc. Một chủ quán
người Lào nói: “Văn hóa của họ khác xa với văn hóa của người Lào chúng
tôi. Hơn nữa, dân Trung Quốc kéo sang ở đây quá đông và có nhiều hành vi
vô đạo đối với dân địa phương. Bởi vậy, hầu hết người Lào ở xung quanh
đều chán ghét họ” ".
Những sự kiện trên, chắc chắn sẽ
xảy ra ở VN sau khi dự án xây cất hoàn thành. Nhưng không phải chỉ là
một thành phố Đà Nẳng, mà còn ngay trung tâm thành phố Bình Dương với
"khu Đông Đô đại phố" trên
dự án
đang được tiến hành, ngoài ra còn những dự án khác đang ngấm ngầm chờ
đợi. Cũng như Lào, những thành phố VN dần dần biến mất, nhường lại cho
người "bạn láng giềng tốt", dân VN sẽ túi quẩy vai mang ra ngoại ô, túm
tụm cùng nhau sống trên những vùng đất đã được "thi công" mất cả hơn 2
năm để hoàn tất được nửa cây cầu,và để lại dòng chữ "Dự án xây cầu đang
thi công chưa hoàn thành", hoặc "sinh thái" hơn với 3 chân cầu trơ trọi
giữa dòng sông sau 5 năm còn lại, hoặc một bệnh viện đã 10 năm qua chỉ
là những bức tường ngăn phòng dở dang, và vòng tường bao quanh được một
phần khu vực, v.v.
- Song song với chủ trương "khai
sáng đô thị", những công cuộc xây dựng "khu văn hóa du lịch" cũng được
nhà nước VN chú trọng xây dựng tại nhiều nơi, với mục đích không chỉ là
nơi giải trí, mà còn
mang rất
nhiều hình ảnh tuyên truyền được tô son trét vàng cho sự vinh quang của
đảng cộng sản VN (như Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương, pha trộn ít nhiều
tính chất Phật giáo quốc doanh để tôn thờ chủ tịch VN như vị Phật của
thời đại, và cả dòng họ của kẻ có thế lực, tiền bạc xây dựng nên nó),
hoặc mang nặng bản chất vong bản để ca tụng một trung cộng vĩ đại (như
"Vạn lý trường thành" trong khu du lịch Đà Lạt), hoặc chuyên chở thêm
nền văn hóa ngoại lai Tàu, Đài Loan qua công trình quy mô, chiếm lấy một
mảnh đất rộng và hao tốn tiền tài vật chất không ít, lấn át tất cả kiến
trúc thuần túy văn hóa VN ngày xưa (như ngôi chùa Bái Đính cách Hà Nội
khoảng 100 km về hướng Nam).
Đó là những dấu hiệu báo động về
sự phá sản nền văn hóa VN đã dầy công tạo dựng hơn 4.000 năm nay, không
do bởi kẻ thù ngoại xâm nhưng chính đảng cs VN đang cố tình xóa bỏ để
từng bước thay thế bằng một nền văn hóa cs Tàu-Việt. Vì văn hóa một dân
tộc trên bình diện lưu truyền luôn liên hệ đến lịch sử, vì thế muốn đánh
đổ văn hóa là phải sửa đổi lịch sử, và thêm vào đó, qua hệ thống giáo
dục, những trang lịch sử mới khác, cần được nhồi luyện trí óc nặng nề
hơn. Phản ảnh thực tiển nhất là qua kỳ thi tuyển vào đại học năm nay,
hàng ngàn thí sinh bị điểm sử zero hay dưới mức 5/10. Khi lịch sử không
còn bản chất nguyên thủy của nó, và được lợi dụng như một hình thức
tuyên truyền chính trị của một
đảng
phái theo một chiều hướng duy nhất để tự đề cao ca tụng đảng, sẽ tạo
nên sự khô khan, khó thấm sâu vào lòng yêu dân tộc của học sinh. Và càng
chán ngán hơn, khi sự học hỏi không được nêu vấn đề để thảo luận. Tư
duy là một sản phẩm xa xỉ, cần loại bỏ, theo chủ ý của đảng, như một đàn
kiến nối đuôi nhau chỉ nhờ vào mùi vị nước tiểu của con kiến đi trước;
chúng không cần nhìn, không cần nghĩ con đường đó sẽ dẫn đến đâu.
"Có phải… nhà nước VN đang cố
gắng đào tạo những thế hệ mới được định hướng, sẵn sàng tuân theo lệnh
đảng mà không bao giờ có một nghi vấn hay tự hỏi, để chuẩn bị cho một VN
tự trị như Tân Cương hay hoàn toàn lệ thuộc Tàu ?"
- Cuộc thăm viếng của Đới Bỉnh
Quốc, Quốc vụ viện Trung cộng, ngày 7/09/2011, không ngoài mục đích đàm
phán song phương về vấn đề biển Đông, nhưng thực chất chỉ là sự thoả
thuận của phía VN theo chỉ đạo của Trung cộng về quần đảo Trường Sa, vì
Hoàng Sa đã được mặc nhiên công nhận thuộc về Trung cộng, nên không bao
giờ nhắc đến. Ngoài ra, cũng là việc kiểm soát tận mặt, xem VN đã tuân
hành như thế nào và đạt được bao xa trong nghĩa vụ phục vụ của một nước
nhỏ qua chủ trương được phát động : "góp đá xây trường sa" . Đồng thời
đánh giá lời tuyên bố trung thành của Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí
Vịnh về việc "xử lý vấn đề tụ tập đông người ở VN" tại Bắc Kinh, ngày
29/08/2011, xem
sự thực hành đã
đạt được kết quả cụ thể như thế nào. Và quan trọng hơn hết là "rà xét"
lại số đảng viên có tư tưởng thân Mỹ, qua báo cáo của tình báo phản nội
phía VN và phản ngoại của trung cộng ngay thủ đô Hà Nội, và ở những công
trường lao động khắp VN.
Tóm lại, đó là một nhiệm vụ mở
đường để nắm chắc thành công trong sứ mạng mở rộng bờ cõi không chỉ
riêng vùng lưỡi bò biển Đông, mà cả Đông Dương bao gồm Lào, Campuchia,
trước khi đẩy mạnh tiến hành trên những nước lân cận khác qua đường lối
ngoại giao: trợ giúp về kinh tế, bổ sung quân sự, và "giao lưu" văn hóa.
Trước những hình ảnh "nồng ấm"
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua cùng cách phục sức: bộ vest sọc, màu
cà vạt, khiến người ta có cảm tưởng, tình Tàu-Việt trăm năm bạc đầu.
Nhưng thật ra, dường như đó là phong cách của nhà nước VN mà đã trở
thành một tục lệ riêng biệt khi giao tiếp với Trung cộng, từ thời chống
Pháp. Có lẽ, người ta sẽ không ngạc nhiên lắm khi nhìn thấy lại những
tấm hình của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, v.v vẫn hay mặc
bộ áo cao cổ kiểu Bắc Kinh, hay gần đây là trong mỗi cuộc viếng thăm
trung cộng của các cấp lãnh đạo VN đều có cùng y cách phục sức của người
đàm phán như hai giọt nước… khác nguồn.
Trong tình hình nóng bỏng của
biển Đông, khiến người ta dễ có cảm nhận "lệ thuộc" khi thấy cách phục
sức đó, mà họ quên hay không biết rằng nhà nước VN trước khi thống nhất,
đã lệ thuộc Tàu từ lâu. Từ những chính sách xã hội, phương án chỉ đạo,
quản lý kinh tế, tộ chức quân đội, hoạt động văn hóa, văn nghệ v.v. và
cả những khẩu hiệu, hay từ vựng theo âm Tàu (nghe khác biệt lạ thường
đối với dân miền Nam). Dù là thế, người ta vẫn tự đặt câu hỏi : "Có
phải… sắp đến lúc, VN trở thành một tỉnh tự trị của Tàu ?"
Có thể câu hỏi đó được đặt ra, dựa trên câu những tuyên bố sấm sét của Thủ trưởng Vịnh (trên trang qdnd.vn, ngày 30/08/2011) :
" … Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển
thì
còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1
tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao
trên thế giới,…"
"Các thế lực thù địch hiện có
hai luận điệu chống phá. Thứ nhất, là Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung
Quốc. Thứ hai, là Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển
Việt Nam. Đây là các luận điệu bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam
cũng như quan hệ Việt Nam-Trung Quốc."
"Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam…"
- Trong một bài viết cách đây
khoảng một tháng trên sgtt.com.vn, ra ngày 19/08/2011, nói về thêm một
con tàu bị Trung cộng bắt giữ vào ngày 8/08/2011, nhưng lần nầy đòi
chuộc bằng tiền đô, tất cả là 6.2500 USD cho năm người. Nhưng lúc đó, sở
Ngoại vụ chưa có thông tin gì từ phía Trung cộng, và đang chờ tin từ
cục Lãnh sự. Và đến nay, kể từ lúc bị bắt hơn một tháng, nhưng vẫn không
thấy bài viết nào về họ; khiến người đọc cũng phải chờ tin như những
gia đình bất hạnh nầy, vì dường như cục Lãnh sự nào đó phía VN cũng
"phải" chờ. Chúng ta cùng kiên nhẫn… chờ vì "đại… cục", vì sự sống còn
và tiền đồ của đảng hơn là đất nước VN hay tính mạng hy sinh của số ngư
dân miền quê mùa heo hút của xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình - nơi mà
đa số đọc giả không biết đến bao giờ, nói chi đến Thủ tướng nhà nước.
Với chủ trương đã được nói rõ: "Không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng đến các lĩnh vực hợp tác" của
Thủ
tướng Dũng trong buổi "tiếp kiến" họ Đới, đại diện chủ đạo họ Hồ, thì
vấn đề bắt giữ trên chỉ là thứ yếu. Và đó cũng có thể do lỗi ngư dân
chưa thấu hiểu, "nắm bắt" được trong sự "giáo dục theo chỉ đạo",
nên
hành động riêng lẽ. Đáng lý ra, những ngư dân đó nên… chờ đợi, và lắng
nghe thông báo của cục Khai thác, tại Hà Nội, ngày 30/8/2011, về hội
thảo "Hiện đại hoá tàu cá", theo bài viết trên TTXVN được trang mạng
đangcongsan.vn đăng lại, với tiêu đề "Hiện đại hóa tàu đánh cá xa bờ góp
phần bảo vệ chủ
quyền trên biển":
"…Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 sẽ chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, bền vững."
"Phát triển đội tàu cá hiện đại
cần được thực hiện theo hướng tiến tới xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá
hoạt động theo hình thức công nghiệp; các cơ chế chính sách quản lý, bảo
hộ hoạt động của ngư dân trên biển cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng
phục vụ cho tàu cá."
Theo như tiêu đề trên, sự hiện
đại hóa tàu đánh cá cũng góp phần "bảo vệ chủ quyền". Có nghĩa, khi tàu
chưa được hiện đại hóa, thì… không được xem là góp phần "bảo vệ chủ
quyền" (?) Như vậy, 5 ngư dân trên không góp tí phần nào trong "bảo vệ
chủ quyền", vì với con tàu cổ lổ, nên dù có bị bắt cũng xứng với hình
phạt của Trung cộng xử dùm. Ví không có "bảo vệ chủ quyền", nghĩa là
"phá hoại chủ quyền" : đó là trọng tội hiển nhiên. Nếu nghĩ rộng hơn tí
là … "mua bán chủ quyền", đó là tội xử bắn, nói chi là tiền chuộc hơn
6,000 đô thôi; vì khi không còn chủ quyền sau khi phá hoại, thì ai cũng
bán được. "Chiến lược phát triển" nầy, chắc không có vấn đề trang bị vũ
khí cho tàu đánh cá hiện đại, mà biến thành nghiệp đoàn được nhà nước
quản lý, bảo hộ hoạt động. Nghĩa là giả như có bị trung cộng bắt… lầm và
đòi 10.000 đô, thì chắc… nhà nước VN sẽ đứng ra lo trả dùm luôn. Kể từ
năm nay, 2011, đến 2020 là 9 năm... chờ đợi thôi, để có được "nghề cá
hiện đại, bền vững" thì đâu phải là… lâu lắm. Còn hơn là họ lại liều
lĩnh đem tàu cũ mèm ra đánh cá trong khi trung cộng nghiêm cấm, dù đó là
phần biển trong phạm vi VN; như vậy là không bôi nhọ nhà nước VN sao ?
Tuy nhiên, bài báo không viết rõ
hơn tí là trong thời gian chờ đợi 9 năm đó, ngư dân nên sẽ làm gì mưu
sinh, nên đôi khi họ lại dám liều lĩnh những lần sau thì càng ảnh hưởng
đến "đại… cục" Trên phiến diện có thể nhìn thấy là : "Có phải… những ngư
dân sẽ trở thành những người làm công thuần túy cho những con tàu hiện
đại của nhà nước trong hợp tác với người chủ trung cộng ?"
Không biết còn bao nhiêu câu hỏi
"Có phải… ?", nhưng người ta biết chắc rằng, chúng sẽ không bao giờ
dứt, khi quyền tự do thảo luận trên báo chí chưa được nhìn nhận ở VN,
ngay cả trên mạng, nơi những hackers của nhà nước luôn tìm cách phá
hoại. Điều nầy đã tự khơi lên một chân lý sống trong xã hội chủ nghĩa:
"Hãy lắng nghe, đừng hỏi, đừng nghĩ. Hãy làm theo, đừng nghĩ, đừng hỏi"
Và đó là chân hạnh phúc mà một số đông người có trình độ kiến thức cao
đã tìm ra và ứng dụng rất hữu hiệu. Nó cũng giúp cho số đông người hơn
không cần kiến thức, thậm chí trình độ tiểu học, cũng tìm được "yên vui,
sung sướng, giàu sang" bất ngờ !