Lâu nay, trên “Truyền hình Quân đội nhân dân” của VTV, mở đầu luôn có câu khẩu hiệu “Quân đội ta luôn Trung với đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…”. Trong Hiến pháo 1992 Điều 45 ghi rõ: ”Các LLVT nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”. Nhưng trong bản sửa đổi Hiến pháp 92, điều 70 ("sửa đổi, bổ sung điều 45”), được sửa lại là: ”Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng công sản Việt Nam, Tổ Quốc và nhân dân…”.
Nghĩa là Tổ Quốc và Nhân Dân đứng sau đảng Cộng sản Việt Nam. Có thật
Cụ Hồ nói “Trung với Đảng, hiếu với dân…” không? Lá cờ biểu tượng mà
cụ Hồ trao cho Quân đội NDVN ghi câu gì? “Trung với nước” trước, hay
“Trung với Đảng trước”?
Vừa qua, sau buổi Lễ công bố quyệt định “cán bộ tiền khởi nghĩa” cho
hai vị lãnh đạo nổi tiếng của Trường Thanh niên Tiền Tuyến Huế là ông
Tạ Quang Bửu và ông Phan Anh, anh Phan Tấn Hội, con trai Bộ trưởng Phan
Anh đã tặng tôi hai bức ảnh rất quý. Đó là bức ảnh chụp trong Lễ khai
giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, ngày 26/5/1946 ở Sơn Tây (của nước
Việt Nam dân chủ Công hòa) với sự có mặt của chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ
tịch Quân ủy hội Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Anh. Bức
ảnh thứ hai là trước giờ làm lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn
ngày 26/5/1946 ấy, Cụ Hồ đã trao tặng lá cờ “Trung với nước, hiếu với dân”
cho học viên nhà trường. Đây là lá cờ mà cụ Hồ trao cho Quân dội nhân
dân Việt nam là đại diện là Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, nơi đào tạo ra
những sỹ quan ưu tú của quân tôi sau này. Trên bức ảnh, dù lá cờ gấp
trong gió người xem bằng mắt thường cũng đọc được ba chữ phía trên “TRUNG VỚI NƯỚC”.
Đi tìm nguồn cội, tôi tìm đọc sách “Những chàng “Vệ Trọc” năm
xưa”, do Ban liên lạc Hoc viên Trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn (khu vực
Hải Phòng) biên soạn, NXB Hải Phòng in năm 2008, kể lại giờ phút thiêng
liêng đó như sau: ”Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ xếp hình chũ U trước lễ đài.
Các học viên được trang bị thống nhất mũ ca-lô đinh sao vàng, áo quân
phục dài tay có cầu vai, quần ống túm ”ghệt vải”, giầy da, mỗi người một
khẩu súng dương lê sáng loáng. Một bộ phận “danh dự” đứng sẵn trước đội
hình toàn trường. Bộ phận này có 6 người xếp thành 2 hàng ngang, hàng
đầu là 3 người. Đứng thứ tự theo 3 miền Trung-Nam-Bắc. Sát giờ làm lễ,
Bác Hồ mới ra lễ đài, quân nhạc cử kèn ”nghiêm!”. Từ trên lễ đài, Bác
xuống sân, đi thẳng đến bộ phận danh dự. Đồng chí Phan Phác cầm cờ theo
sau Bác. Bác dừng lại ở giữa hàng, đón lấy là cờ từ tay đồng chí Phác,
trao cho học viên đứng giữa, đó là đồng chí Bùi Minh Trân, quê ở Nam Bộ
được cử ra học, đã vinh dự thay mặt toàn thể học viên Võ bị khóa I đón
nhận lá cờ Bác trao, gương cao lá cờ đỏ thêu những chữ vàng: ”Tặng
Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn – Trung với nước. Hiếu với dân” (1946)”.
Quân nhạc dưới sự chỉ huy của đồng chí Đinh Ngọc Liên cử bài “Tiến quân
ca”… (Sau đó) Bác trở về lễ đài, đứng trước micro người căn dặn: ”Trung
với nước. Hiếu với dân“ là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng
nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu
tiên của nước ta. “Trung với nước, Hiếu với dân” là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết… (tr 11-12, Những chàng Vệ Trọc năm xưa, tập 2).
Trong sách “Hồ Chí Minh, 474 ngày đọc lập đầu tiên” NXB Thanh
Niên của Đỗ Hoàng Linh, cũng viết: ”6 giờ (Tháng 5 ngày 26, năm 1946),
Chủ tịch Hồ Chi Minh cùng Bộ trưởng Quóc phòng Phan Anh, Chủ tịch Quân
ủy hội Võ Nguyên Giáp và nhiều cán bộ quân sự cấp cao rời Hà Nội đi dự
Lễ khai giảng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn tại Sơn Tây. Sau khi tặng nhà
trường lá cờ “Trung với nước, Hiếu với dân”, Người căn dặn: ”Trung với
nước, hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, là mục đích của anh em, một
trách nhiệm nặng nề nhưng cũng là vinh dự của người chiến sĩ trong đạo
quân quốc gia đầu tiên của nước ta”. (tr. 145)
Thế là đã rõ. Cụ Hồ là người trí dũng. Rất thông thạo
chuyện chính trị ở Đông Phương và Tây Phương. Người nói hay viết từng
câu đều cân nhắc, có tính chất đúc kết, đều tính toán các mối quan hệ,
để đạt được mục đích của mình, của cách mạng. Lá cờ thêu sáu chữ vàng
“Trung với nước, hiếu với dân” là sự tổng kết cô đọng nhất về nhiệm vụ
và mục đích tối thượng của quân đội ta.
Chỉ có những kẻ tầm nhìn không qua ngọn cỏ mới sửa câu
nói chính xác như phương ngôn của Cụ Hồ thành câu “Trung với Đảng, hiếu
với dân” vô nghĩa. Đảng chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong đất nước. Trung
với nước đã bao hàm nội dung “Trung với đảng” nếu hiểu theo ý của người
Cộng sản. ”Trung với nước hiếu với dân” mới tập hợp được lực lượng toàn
dân đánh giặc cứu nước, xây dựng Tổ Quốc. Những người bỏ vế “Trung với
nước” như thế là chống lại Hồ Chí Minh chứ không phải làm theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Ngô Minh