Hà Hiển: Không chỉ cụm
từ “nhóm lợi ích” mới bị gán cho nghĩa xấu như bác Nguyễn Quang A phàn
nàn trong bài viết đăng trên trang Ba Sàm hôm nay (xem dưới đây),
nhiều danh từ hoặc cụm danh từ khác mà bản thân nó cũng không thể gắn
với giá trị (tốt-xấu, đạo đức-phi đạo đức) nhưng đã được “xấu hóa” khi
người ta cố tình gán những hàm ý tiêu cực về chính trị cho chúng, ví dụ
như:
- Bất mãn (nghĩa là không thỏa mãn, thử hỏi trên đời có ai lúc nào cũng không bất mãn điều gì đó)
- Diễn biến hòa bình (chẳng có sự vật hiện tượng nào trên đời bất di bất dịch mà không “diễn biến”, “diễn biến hòa bình” chỉ là một cách diễn biến)
- Cơ hội chính trị: ví dụ như “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chính là bài học về lợi dụng cơ hội chính trị của những người cộng sản, nhưng bây giờ lại được sử dụng một cách chính thống để chỉ “bọn xấu”.
- Một cụm từ nữa cũng được gán cho hàm ý xấu (cụm từ này cũng xuất hiện trong bài “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang gần đây) là cụm từ “vô tổ chức”. Ví dụ như “phát biểu vô tổ chức”. Con người ta chẳng lẽ lúc nào cũng phải làm hay phát biểu điều gì nhân danh một “tổ chức” nào à? Người ta có thể phát biểu quan điểm cá nhân về một vấn đề gì đó, gọi là “nhân danh cá nhân”. “Vô tổ chức” bản thân nó cũng không gắn với giá trị tốt hay xấu. Thà phát biểu “vô tổ chức” để thể hiện những điều thiện, những ước muốn cá nhân cao đẹp còn hơn phát ngôn “có tổ chức” toàn những điều xáo mòn, bảo thủ, lừa mị hay có hại cho cộng đồng chứ?
Hahien’s Blog
- Diễn biến hòa bình (chẳng có sự vật hiện tượng nào trên đời bất di bất dịch mà không “diễn biến”, “diễn biến hòa bình” chỉ là một cách diễn biến)
- Cơ hội chính trị: ví dụ như “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chính là bài học về lợi dụng cơ hội chính trị của những người cộng sản, nhưng bây giờ lại được sử dụng một cách chính thống để chỉ “bọn xấu”.
- Một cụm từ nữa cũng được gán cho hàm ý xấu (cụm từ này cũng xuất hiện trong bài “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang gần đây) là cụm từ “vô tổ chức”. Ví dụ như “phát biểu vô tổ chức”. Con người ta chẳng lẽ lúc nào cũng phải làm hay phát biểu điều gì nhân danh một “tổ chức” nào à? Người ta có thể phát biểu quan điểm cá nhân về một vấn đề gì đó, gọi là “nhân danh cá nhân”. “Vô tổ chức” bản thân nó cũng không gắn với giá trị tốt hay xấu. Thà phát biểu “vô tổ chức” để thể hiện những điều thiện, những ước muốn cá nhân cao đẹp còn hơn phát ngôn “có tổ chức” toàn những điều xáo mòn, bảo thủ, lừa mị hay có hại cho cộng đồng chứ?
Hahien’s Blog
_______________________________________________________
Nguyễn Quang A - Sao lại chống nhóm lợi ích?
Thời gian qua các nhà lãnh đạo, giới trí thức, báo chí và người dân
lên tiếng mạnh mẽ chống các nhóm lợi ích. Tại sao lại phải chống? Chống
cuộc sống ư? Có sự lạ đời ở Việt Nam là, hễ có một vị lãnh đạo to nào
đó, hay một người có uy tín nào đó, phát ra một thông điệp gì đó với một
khái niệm “mới” thì truyền thông ào ào “ăn theo”, giới trí thức không
chịu động não để phân tích và ủng hộ hay phản bác với lý lẽ, nên nghiễm
nhiên cái khái niệm “mới” ấy được phổ biến rộng rãi dẫu bản thân nó có
thể hết sức méo mó thậm chí sai hoàn toàn. Sự áp đặt khái niệm, tư duy
vẫn còn quá nặng nề trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.
Khái niệm “xã hội hóa” nêu trong các chính sách của Đảng Cộng Sản và
Nhà nước Việt Nam là khái niệm như vậy. Nó ngược lại hoàn toàn với quan
niệm Marxist về “xã hội hóa” mà những người cộng sản đã dùng trước kia,
chẳng là sự “sáng tạo” nào cả mà chỉ gây lẫn lộn và nhiều tác hại cho sự
phát triển đất nước.
Nhóm lợi ích cũng vậy.
Mỗi người đều có lợi ích của mình và các lợi ích đó chi phối hoạt
động của họ. Lợi ích không chỉ là lợi ích kinh tế. Những người có chung
một tập hợp lợi ích nhất định tạo thành một nhóm, gọi là nhóm lợi ích.
Đấy là cách hiểu thông thường. Và theo cách hiểu ấy, nhóm lợi ích không
gắn với giá trị (tốt-xấu, đạo đức-phi đạo đức).
Đảng cộng sản Việt Nam là một nhóm lợi ích lớn ở Việt Nam hiện nay.
Tập thể những người dân khiếu kiện về đất đai tạo thành một nhóm lợi
ích. Giới lao động dệt may, chẳng hạn, cũng tạo thành một nhóm lợi ích.
Những người bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Tiên là một nhóm lợi ích. Đó chỉ là
vài thí dụ.
Các nhóm lợi ích thường thúc đẩy hay vận động chính sách vì lợi ích
của chính nhóm mình. Đó là điều bình thường và chẳng có gì đáng trách
cả, thậm chí phải tạo điều kiện để cho các nhóm lợi ích tồn tại, phát
triển, tạo môi trường cho chúng thể hiện, tranh luận, phê phán và qua đó
thúc đẩy các lợi ích chung phục vụ cho sự phát triển đất nước.
Xã hội không thể tồn tại mà không có vô vàn các nhóm lợi ích. Các
nhóm lợi ích và hoạt động của chúng có thể chồng lấn lên nhau. Chúng có
thể hợp tác với nhau và xung đột với nhau. Xã hội tồn tại, phát triển
hay suy đồi chính là do sự tương tác của các nhóm lợi ích đó. Bóp nghẹt
sự hoạt động của chúng đồng nghĩa với sự gây méo mó các nhóm lợi ích,
với sự suy đồi xã hội. Hoạt động lành mạnh của các nhóm lợi ích, một
phần quan trọng của hoạt động xã hội dân sự, thúc đẩy sự phát triển xã
hội.
Trong vài năm qua “nhóm lợi ích” ở Việt Nam được ngầm hiểu là các
nhóm lợi ích chuyên làm việc xấu, phi đạo đức, là các nhóm tìm mọi cách
để kiếm đặc lợi bất chấp lợi ích của các nhóm khác, bất chấp lợi ích
công cộng. Thí dụ nhóm các chủ doanh nghiệp câu kết với chính quyền để
trục lợi trong kiếm các hợp đồng của nhà nước hay trong việc tước đoạt
đất đai của người dân nhưng lại nhân danh vì “sự phát triển kinh tế xã
hội”. Các nhóm đưa người thân cận của mình vào chính quyền để thâu tóm
quyền lực, để tham nhũng.
Lẽ ra phải gọi đích danh chúng và trừng trị chúng theo pháp luật hiện
hành. Lẽ ra phải gọi chúng là bọn tham nhũng, là các băng nhóm, băng
đảng, bọn mafia, là nhóm trục lợi, hay nhẹ hơn là “nhóm đặc lợi” thì
người ta lại gọi bừa là nhóm lợi ích. Cách hiểu này gắn với giá trị, mà
cụ thể là xấu, là phi đạo đức và vô tình hay cố ý đánh đồng chúng với
các nhóm lợi ích lành mạnh, hay thậm chí để loại hẳn các nhóm lợi ích
tốt. Hãy trả lại khái niệm nhóm lợi ích ý nghĩa thực (không gắn với giá
trị) của nó và gọi đúng tên sự vật, hiện tượng.
Đánh tráo khái niệm, “sáng tạo” ra các khái niệm chẳng giống ai, tạo
ra sự tù mù trong ngôn ngữ không chỉ không giữ được “sự trong sáng của
tiếng Việt” mà còn phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt, gây cản trở
cho sự phát triển của đất nước nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tại sao lại có hiện tượng lẫn lộn đáng tiếc như vậy? Chỉ nêu vài nguyên nhân chính:
Đó là thói độc quyền tư duy, thói gia trưởng còn sót lại từ thời xa
xưa và được đẩy lên đỉnh điểm trong thời bao cấp vẫn đang và sẽ còn ảnh
hưởng lớn nếu không kiên quyết phá bỏ.
Đó là sự dối trá, sự không sòng phẳng, sự không dám chỉ đích danh cái
xấu để che giấu sự bất chính trong hoạt động của một số nhóm đặc lợi,
nhất là các nhóm có quyền lực.
Đó cũng có thể là sự ngộ nhận, hay sự nhầm lẫn về khái niệm. Song sự
ngộ nhận và nhầm lẫn sẽ nhanh chóng được sửa nếu có sự phản bác, tranh
luận, phân tích một cách công khai và xây dựng. Nhưng muốn vậy cần có tự
do ngôn luận, tự do báo chí, cần tôn trọng ý kiến của thiểu số và của
mỗi cá nhân. Đáng tiếc chúng ta không có môi trường như vậy.
Đấu tranh để dẹp bỏ các nguyên nhân trên là một cuộc đấu tranh liên tục, lâu dài và cần sự tham gia của tất cả mọi người.
Nguyễn Quang A
Nguồn: Ba Sàm (TTXVH)