Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Chết dưới tay Trung Quốc [1]


Ảnh: ftpress.com
Ảnh: ftpress.com
ĐỐI ĐẦU VỚI CON RỒNG TRUNG QUỐC – LỜI KÊU GỌI THẾ GIỚI PHƯƠNG TÂY HÀNH ĐỘNG
PETER NAVARRO
TÁC GIẢ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRUNG QUỐC SẮP ĐẾN Những lời khen ngợi dành cho “Chết dưới tay Trung Quốc”
“Bản thân tôi đã thoát khỏi nanh vuốt của đảng Cộng sản Trung Quốc và bây giờ được hưởng một cuộc sống tự do ở Mỹ. Tất cả mọi người ở đất nước mà tôi yêu mến này cần phải hiểu rằng sự xâm lăng đối với quyền con người của chính phủ Trung Quốc không chỉ dừng lại ở biên giới Trung Quốc. Các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng họđang chiến đấu chống nền dân chủ và tự do, và chống lại bất kỳ chính phủ nào đang hỗ trợ các giá trị này. Chết dưới tay Trung Quốc là cuốn sách hoàn hảo để giải thích những nhà chiến lược của Bắc Kinh đang chiến đấu và đưa cuộc chiến tranh đó ra toàn thế giới như thế nào.”

Li Fengzhi, cựu đặc vụ, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc

“Tại thời điểm có nhận thức cho rằng Trung Quốc là cường quốc tiếp theo của thế giới, cuốn sách này sẽ đặt sự chú ý vào một khía cạnh khác của Trung Quốc, một đất nước dường như không sẵn sàng là một thành viên có trách nhiệm của tình hữu nghị và tôn trọng giữa các quốc gia. Thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc xem xét hiện thực Trung Quốc này không chỉ gây bất lợi cho phần còn lại của thế giới, mà chủ yếu cho người Trung Quốc, Tây Tạng, và những người đang phải hàng ngày đối mặt với các hậu quả này.”
Bhuchung K. Tsering, Phó chủ tịch, Chiến dịch quốc tế vì Tây Tạng
“Là một nhà báo được sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc và đã viết báo về Trung Quốc trong nhiều năm, tôi rất ấn tượng với sự hiểu biết rộng lớn của các tác giả về các vấn đề của Trung Quốc và quan trọng nhất là sự hiểu biết rõ ràng và sáng suốt nội tình Trung Quốc và mối quan hệ với Mỹ.”
Simone Gao, Người dẫn chương trình và nhà sản xuất giành nhiều giải thưởng
của chương trình Zooming In, TV triều đại Đường mới
“Sự mở mắt quan trọng cho tất cả người Mỹ, Chết dưới tay Trung Quốc là một cuốn sách phải đọc trước khi đi mua sắm tiếp ở Walmart – hay có thể là đi xếp hàng người thất nghiệp.”
Stuart O. Witt, Tổng giám đốc, Cảng hàng không và vũ trụ Mojave; Phi công thử nghiệm; tốt nghiệp USN TOPGUN
“310 triệu người Mỹ nên bắt đầu nghe những gì Peter Navarro và Greg Autry viết trong Chết dưới tay Trung Quốc – về việc 1,3 tỷ người dân Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của một chế độ độc tài toàn trịđang hủy hoại kế sinh nhai của họ như thế nào. Tiếng chuông tự do của cuốn sách này nên đánh thức các nhà lãnh đạo Mỹ ra khỏi giấc ngủ của họ để họ cuối cùng – cuối cùng – nhận ra rằng các chính sách kinh tế của Trung Quốc đang làm phá sản Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Navarro và Autry mô tả việc này đơn giản nhất có thể, và quan trọng là chỉ ra cách để Mỹ đối phó với mối đe dọa này.”
Richard McCormack, Nhà xuất bản và biên tập, Manufacturing & Technology News
“Giống như Paul Revere thời hiện đại, cuốn sách này đưa ra những cảnh báo khẩn cấp nhất về một Trung Quốc với tư tưởng con buôn, bảo hộ và đang quân sự hóa nhanh chóng, đang phá hủy một cách có hệ thống nền kinh tế Mỹ dưới biểu ngữ giả dối về “tự do” thương mại- và cùng lúc đó làm suy yếu nghiêm trọng phòng thủ quốc gia của chúng ta. Mọi người dân Mỹ cần đọc cuốn sách này và tất cả các Nghị sĩ Mỹ phải luôn mang nó bên mình.”
Ian Fletcher, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Liên minh vì một nước Mỹ thịnh vượng
“Một phát súng trường cực mạnh nhắm trúng điểm chết ngay hồng tâmBắc Kinh.”
Dylan Ratigan, Người dẫn chương trình MSNBC’s The Dylan Ratigan Show
“Chết dưới tay Trung Quốc là minh chứng tiếp theo cho việc chúng ta đang gieo những hạt giống cho sự sụp đổ của chính chúng ta. Navarro và Autry thể hiện chi tiết cách thức mà cộng sản Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm và công nghệ Mỹ, bán lại cho chúng ta sản phẩm kém chất lượng, và sau đó sử dụng lợi nhuận thu được để chế tạo các loại vũ khí đe dọa toàn thế giới. Cuốn sách này gây sốc và là một cuốn sách phải đọc đối với tất cả mọi người”.
Paul Midler, Tác giả của Sản xuất kém chất lượng tại Trung Quốc
“Chết dưới tay Trung Quốc không chỉ mô tả chính xác tầm cỡ các mối đe dọa quân sự và kinh tế của một Trung Quốc đang lớn mạnh. Các tác giả còn chỉ ra một cách chính xác và dứt khoát những doanh nhân phản bội và những kẻ biện hộ cho Trung Quốc ở Mỹ, những người đang giúp đỡ mọi mặt cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, trừ hòa bình.”
Alan Tonelson, Chuyên gia nghiên cứu, Hội đồng thương mại và công nghiệp Mỹ, AmericanEconomicAlert.org
“Lời kêu gọi hành động này nghiên cứu một cách cẩn thận và đưa ra chi tiết về những hiểm họa hiện hữu và rõ ràng- mà một Trung Quốc đang lớn mạnh nhưng không đếm xỉa đến hòa bình, gây ra cho thế giới. Bằng cách đó, nó khiến cho chúng ta phải đối mặt với sự thật không thể tránh được: Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải đối mặt gần như chắc chắn với cái Chết dưới tay Trung Quốc.”
Nghị sĩ Dana Rohrabacher, Quận 46 (Đảng Cộng hòa, CA)
“Tôi đã từ lâu quan tâm đến thách thức quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Mỹ và các đồng minh của chúng ta, nhưng “Chết dưới tay Trung Quốc” tiết lộ chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc hiệp đồng tấn công trên nhiều mặt trận. Các tác giả đưa ra các tài liệu chứng tỏ Bắc Kinh đang sử dụng các vũ khí kinh tế của chủ nghĩa con buôn và thao túng tiền tệ kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh internet, vũ khí không gian, độc quyền nguồn tài nguyên, và trộm cắp công nghệ để đạt được sự thống trị như thế nào. Trong quá trình này, các thế mạnh kinh tế và địa chính trị cơ bản làm nền tảng cho ưu thế quân sự của Mỹđang bị xói mòn một cách có hệ thống trong khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trong các tranh chấp trong khu vực. Mỗi nhà lãnh đạo chính trị và quân sự phương Tây nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”
Jon Gallinetti, Thiếu tướng, Lính thủy đánh bộ Mỹ, đã nghỉ hưu
“Một tài liệu tổng kết lạnh người về sự tích tụ cơn bão Trung Quốc. Cú rơi tự do trong không gian mà cá nhân tôi đã từng trải qua được thể hiện rất phong phú. Cú rơi tự do mà tôi cảm nhận nước Mỹđang phải đối mặt dưới sự thống trị của Trung Quốc thực sựđáng lo ngại.”
Brian Binnie, Sỹ quan chỉ huy Hải quân Mỹ, đã nghỉ hưu; phi công thử nghiệm; phi hành gia thương mại và người giành giải thưởng Ansari X
“Xin được cảnh báo trước: Một khi bạn bắt đầu đọc, bạn sẽ không muốn dừng lại. Chết dưới tay Trung Quốc phơi bày những nước cờ quan trọng, thường bị bỏ qua, và đôi khi cố tình bị che giấu trong một ván cờ toàn cầu tầm cỡ. Navarro và Autry đã lên tiếng báo động, kêu gọi thế giới tự do hãy hành động vì lợi ích và tương lai của mình. Thật ấn tượng, họ cũng kêu gọi cả Trung Quốc.”
Damon DiMarco, Tác giả của Các câu chuyện về các tòa tháp: lịch sử bằng lời nói của sự kiện 9/11 và đồng tác giả Hai nước Trung Quốc của tôi: Hồi ức của một người Trung Quốc phản cách mạng với Baiqiao Tang
“Tại thời điểm này, các quan chức Trung Quốc đang đầu độc thuốc của bạn, gây ô nhiễm không khí của bạn, và phá hoại các quyền tự do của bạn. Nếu bạn là người Mỹ, Ấn Độ, hay Nhật Bản, họđang có kế hoạch gây chiến với đất nước của bạn. Bây giờ là thời điểm tốt để đọc cuốn sách này.”
Gordon Chang, Tác giả của Sự sụp đổ đang đến của Trung Quốc
Những lời khen tặng cho cuốn sách trước đó của Peter Navarro:
Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến
“Peter Navarro đã nắm bắt bao quát các lĩnh vực mà Trung Quốc và Mỹđang có những xung đột cơ bản về thương mại, các lợi ích kinh tế và chiến lược. Ông thể hiện điều này trong bối cảnh thế giới cho thấy những nơi mà các quá trình phát triển hiện tại của Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột. Đề xuất của ông về việc các quốc gia kết hợp lại để đối phó với những thách thức đặt ra bởi Trung Quốc là rất thực tế. Cuốn sách này phải ở trong tay của tất cả các doanh nhân, các nhà kinh tế và các nhà làm luật.”
Dr. Larry M. Wortzel, Chủ tịch, Ủy ban giám sát an ninh và kinh tế Mỹ-Trung
Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến là một bản tường thuật đầy thực tế và hấp đẫn về mặt tối của sự trỗi dậy của Trung Quốc mà bất kỳ ai quan tâm đến đất nước phức tạp nhưng hấp dẫn này sẽ bị thu hút. Navarro không giả bộ trong việc tìm kiếm điểm dung hòa trong cuộc tranh luận về Trung Quốc. Ông đưa ra lời kêu gọi cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới hành động ngay để đối phó với các vấn đề đang chồng chất của đất nước – ô nhiễm môi trường, y tế công cộng, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, khan hiếm tài nguyên, và hơn thế nữa – nếu không sẽ phải đối đầu với nguy cơ mất ổn định nghiêm trọng bên trong Trung Quốc và xung đột quân sự giữa Trung Quốc và các cường quốc khác.”
Elizabeth C. Economy, Thành viên cao cấp của C.V. Starr và Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á, Hội đồng quan hệ quốc tế
” Peter Navarro lột tả vấn đề Trung Quốc như cách Al Gore làm đối với biến đổi khí hậu,. Cuốn sách này sẽ tác động mạnh đến bạn. Một lời kêu gọi thức tỉnh mạnh mẽ.”
Stuart L. Hart, Chủ tịch S.C. Johnson của tập đoàn Sustainable Global Enterprise, Đại học Cornell; tác giả của Chủ nghĩa tư bản tại những bước ngoặt
Những cuộc chiến tranh Trung Quốc đang đến cung cấp các thông tin phong phú về tác động của Trung Quốc đối với thế giới và những mối nguy mà nó tạo ra. Do tầm quan trọng rất lớn của Trung Quốc, đây là một cuốn sách tất cả chúng ta nên đọc.”
D. Quinn Mills, Giáo sư Alfred J. Weatherhead Jr. về Quản trị kinh doanh,
Trường Kinh doanh Harvard  “Đây là một cuốn sách được dày công nghiên cứu và diễn đạt rất tốt, vàlà một sự phản biện cần thiết đối với nhiều ý kiến cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi và rất hòa bình, và quan điểm bỏ qua hầu hết thông điệp của tác giả.”
Richard Fisher, Phó tổng giám đốc, Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế

CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC
ĐỐI ĐẦU VỚI CON RỒNG TRUNG QUỐC – LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦU
PETER NAVARRO VÀ GREG AUTRY
Nhà xuất bản First News Người dịch: Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT Biên tập
Tặng cho những người bạn của chúng tôi ở Trung Quốc. Chúc cho họ có ngày sẽ sống trong tự do – và cho đến lúc đó mong họ được an toàn.
“Công việc của những người biết suy nghĩ là không đứng về phía những kẻđao phủ”.
-Albert Camus
Tác giả Peter Navarro (left) và Greg Autry giới thiệu sách tại National  Press Club. Ảnh: recycle-steel.org
Tác giả Peter Navarro (left) và Greg Autry giới thiệu sách tại National Press Club. Ảnh: recycle-steel.org
Lời mở đầu
Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc ở trong tình trạng đầy phấn khích và đầy khả năng khi mà các luồng tư tưởng mới, quyền tự do cá nhân, và các cơ hội kinh tế chảy mạnh vào từ phương Tây như một dòng sông cuốn đi những rác rưởi của cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao khởi xướng.
Trong những năm đầy hy vọng này, tôi là thành viên của một nhóm các lãnh đạo sinh viên trẻ đứng ra kêu gọi cải cách chính trị để hợp với tư duy mới và đưa Trung Quốc vào thế giới hiện đại với tư cách đường hoàng. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc biểu tình và đọc diễn văn tại các trường học và các quảng trường trên khắp đất nước, và chúng tôi nhiệt thành tin rằng giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản trung Quốc sẽ lắng nghe. Nhưng thay vào đó, phong trào của chúng tôi đã bị nghiền nát bằng hàng đoàn xe tăng và những sự kiện bi thảm ngày 4 tháng Sáu năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, mà đa phần trong các bạn đã có dịp xem trên TV với niềm kinh hãi.
Cái ngày đó đã làm mất đi rất nhiều thứ – và đó không chỉ là mạng sống của rất nhiều người Trung Quốc dũng cảm mà chúng ta vẫn hằng khóc thương. Nó còn làm mất đi cơ hội chỉ xảy ra một lần cho mỗi thế hệ để được sống tự do trong một đất nước Trung Quốc dân chủ với tương lai tốt đẹp nhất.
Không lâu sau cuộc tàn sát quảng trường Thiên An Môn, tôi bị bắt và tống vào ngục, và cùng với hàng ngàn người biểu tình khác, đã phải chịu nhiều năm tháng tra tấn và ngược đãi. Trong thời kỳđen tối này, phải chịu đựng trong nhiều nơi cực kỳđen tối khác nhau, nhiều bạn bè tôi đã chết; và cho đến hôm nay, một số nạn nhân Thiên An Môn còn sống sót vẫn đang còn bị lưu đày trong tù ngục hay trong các trại cải tạo lao động.
Buồn thay, cả một thế hệ mới của thanh niên Trung Quốc chẳng biết gì vềđiều đã xảy ra tại Thiên An Môn. Trong khi chúng ta sống ở phương Tây có thể tự do truy cập vào các đoạn video và hình ảnh trên mạng Internet liên quan đến vụ thảm sát, thì toàn bộ nội dung đó đã bị “tẩy rửa” một cách đẹp đẽ khỏi mạng Internet ở Trung Quốc bằng một đội quân kiểm duyệt hùng hậu.
Cho đến nay tôi đã dùng nửa đời người chiến đấu chống lại sự kiểm duyệt đó và đấu tranh cho tự do và dân chủở Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, tôi chân thành tin rằng bất cứ ai có lý trí ở bên ngoài Trung Quốc phải hiểu rõ được điều này:
Hơn hai thập kỷ sau sự kiện Thiên An Môn, con hổ toàn trị vẫn không hề thay đổi các sọc vằn của nó. Thực tế, không giống các quốc gia ổn định hơn khác, sự chi tiêu của Trung Quốc cho cảnh sát và kiểm soát xã hội hiện đang ngày càng tăng nhanh hơn cả ngân sách quốc phòng vốn đã tăng vùn vụt của Trung Quốc!
Tôi không hề định mỉa mai hay vì tức giận mà nhấn mạnh rằng chính nhiều quan chức đảng Cộng sản ngày xưa đã giám sát việc đánh đập, bỏ tù, và giết chết các bạn sinh viên của tôi trong sự kiện Thiên An Môn nay lại đạo diễn sự bức hại không thương xót đối với các tín đồ tôn giáo như Pháp Luân Công và sựđàn áp tàn nhẫn các dân tộc thiểu số hòa bình như người Tây Tạng hay người Uyghur ở Tây Tạng. Cũng chính đảng Cộng sản China đã hành động quá nhanh trong việc đàn áp mọi phong trào đối kháng chính trị như bản tuyên ngôn Hiến chương 08 và Phong trào Cách mạng Hoa nhài đang lên; và chỉ có một thay đổi đó là bè lũ cầm quyền của thế kỷ mới này lại chưa bao giờ xảo quyệt hơn thế, bất minh hơn thế, và tinh vi về mặt công nghệ hơn thế.
Ngày nay, khi tôi đang sống một cách tiện nghi, an toàn, và tự do ở thành phố New York, tôi có thể hiểu được tại sao lại khó đến thế cho những người phương Tây để có thể nhìn nhận rõ ràng về đảng Cộng Sản Trung Quốc như là kẻ thù nguy hiểm -cả cho nhân dân Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Xét cho cùng, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh trông có vẻ rất dễ mến trên TV, và ngày nay theo một chiến lược định sẵn họ cố gắng kiềm chế dùng những lời đao to búa lớn mang tính đe dọa chống phương Tây như thời của Mao.
Nhưng sự thật là sự thật, và chân lý vẫn là chân lý. Và khi lần lượt các trang của cuốn sách đầy tính chiến đấu này được mở ra, bạn sẽ đối mặt với sự thật này đến sự thật rành rành khác rằng các nhà cai trịở Bắc Kinh tiếp tục đàn áp hung bạo những tiếng nói của chính người dân Trung Quốc ngay cả khi họ – một cách có hệ thống – làm tràn ngập thế giới bằng các hàng hóa nguy hiểm, sử dụng một kho đầy uy lực các vũ khí của chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộđể hủy hoại nền kinh tế của Mỹ và phương Tây, và nhanh chóng tự vũ trang bằng những hệ thống vũ khí chiến tranh tốt nhất mà mạng lưới gián điệp tinh vi của họ có thểăn cắp được từ Lầu Năm Góc.
Tôi cũng có thể hiểu tại sao những sự thật nghiêm túc và những chân lý thô ráp này lại có thể mâu thuẫn đối với kinh nghiệm cá nhân của bạn. Như một khách du lịch đến China, bạn có thểđã có một chuyến đi vui thích xuôi dòng Dương Tử, bị quyến rũ bởi đạo quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, bách bộ hồ hởi dọc Vạn Lý Trường Thành, hay bị hoàn toàn mê hoặc bởi Tử Cấm Thành. Hoặc thậm chí bạn có thể là một giám đốc kinh doanh người Mỹở Thượng Hải hay Thâm Quyến kiếm được bộn tiền và được thết đãi các bữa tiệc thịnh soạn mà chẳng có lý do để ngắm cái gì trừ bầu trời trong xanh và một con đường gạch vàng trước mặt. Không may là, hầu hết người Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy một mặt khác của China và người dân Trung Quốc đã phải trả giá như thế nào cho tất cả sự “tiến bộ” này với một hệ thống sinh thái bị hủy hoại tàn khốc, sự tham nhũng, bất công xã hội, mất quyền con người, thực phẩm độc, và đau đớn tồi tệ nhất là sự tha hóa của tâm hồn con người.
Mặc dù tôi nhớ Trung Quốc, nhưng nước Mỹđã trở thành mái nhà thân yêu thứ hai của tôi; và sự giúp đỡ của người vợ đẹp thương của tôi cho tôi thấy hằng ngày rằng tại sao nước Mỹ lại là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Tôi cũng thấy sức mạnh này ở rất nhiều điều nhỏ bé ở Mỹ, như dòng chữ viết trên giấy dán trên ba đờ sốc của ôtô: “Tự do Không hề được Cho không”.
Cá nhân tôi biết rất rõ tuyên ngôn trên là thật đến thế nào. Tôi cũng biết rằng cái giá của tự do không phải lúc nào cũng là quyết đấu một trận chiến quân sự. Mà nó còn bao gồm những sự hy sinh về cá nhân, về chính trị và kinh tế để tranh đấu một cách hòa bình cho các quyền con người và dám đứng dậy vì những nguyên tắc tự do và dân chủ.
Sẽ không bao giờ là một sự lựa chọn sai lầm khi đòi hỏi rằng chúng ta phải sống xứng đáng với những nguyên tắc ấy mà hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đã làm trong cuốn sách gây xúc động sâu xa này; và điều đó giải thích tại sao đã đến lúc các công dân của thế giới phải chân thành đứng bên cạnh nhân dân Trung Quốc – chứ không phải là bên cạnh chế độ hà khắc và lỗi thời dã man đang cai trị họ. Nếu có một sự thật vĩnh viễn còn lại trên đời sau sự kiện Thiên An Môn, thì đó là chỉ có một nước Trung Quốc tự do và dân chủ mới có thể làm lợi cho thế giới.
Baiqiao Tang, người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn và là đồng tác giả của cuốn “Hai nước China của tôi: Hồi ký của một tên phản cách mạng Trung Quốc” Viết tại New York Ngày 23/03/2011
1­ – Đó không phải là sự chỉ trích Trung Quốc, đó là sự thật
Chết dưới tay Trung Quốc. Đây là hiểm nguy rất thực mà giờđây tất cả chúng ta phải đối mặt khi quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới này đang nhanh chóng biến thành sát thủ tàn độc nhất hành tinh.
Về mặt an toàn của người tiêu dùng, các doanh nhân vô đạo đức Trung Quốc đang làm tràn ngập thị trường thế giới với một loạt sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm không gây chết người thì cũng cực kỳ có hại, gây ung thư, dễ gây cháy, độc.
  •  Về đồ dùng cho trẻ em, những sản phẩm nguy hiểm này có từ vòng tay, dây chuyền và đồ chơi chứa chì đến đồ ngủ dễ cháy, áo quần độc hại.
  • Ở tiệm thuốc gần nhà hay trên mạng, ta có thể tìm thấy tất cả cách thức “chữa trị” mà thực ra là giết người – từ viên aspirin nhiễm độc, Lipitor nhái, Viagra giả trộn với strychnine đến thuốc heparin phá thận và vitamin chứa đầy độc tố arsen.
  •  Nếu thích chết do nổ, hỏa hoạn hay điện giật, bạn có thể chọn trong một đống thứ từổ cắm nối dài, quạt, đèn bẫy người, điều khiển từ xa quá nhiệt, điện thoại di động dễ nổ và máy nghe nhạc công suất lớn tự bốc cháy.
  •  Dĩ nhiên, nếu vừa đói vừa muốn tự tử, ta luôn luôn có thể thưởng thức cá, trái cây, thịt hay rau nhập khẩu từ Trung Quốc ngấm ngon lành các kiểu kháng sinh bị cấm, vi khuẩn gây thối rữa, kim loại nặng, hay thuốc trừ sâu bất hợp pháp.
Ngay cả khi hàng nghìn người thực sự chết do sự tấn công dữ dội này của sản phẩm rác rưởi và chất độc của Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ và công nhân của nó đang chịu đựng “cái chết không kém phần đau thương hơn của nền tảng sản xuất của Mỹ.”
Trên mặt trận kinh tế này, nhãn hiệu quái đản “Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước” theo kiểu cộng sản của Trung Quốc đã hoàn toàn xé bỏ những nguyên tắc của cả thị trường tự do và thương mại tự do. Thay vào đó, “các nhà vô địch quốc gia” được nhà nước chống lưng của Trung Quốc đã triển khai một hỗn hợp vũ khí của chủ nghĩa con buôn và bảo hộ để lần lượt vặt hết việc làm này đến việc làm khác, từng bước một, khỏi những ngành công nghiệp của Mỹ.
“Vũ khí hủy diệt việc làm” của Trung Quốc bao gồm trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, giả mạo tràn lan sở hữu trí tuệ của Mỹ, bảo vệ môi trường lỏng lẻo một cách tệ hại, và sử dụng phổ biến lao động nô lệ. Tuy thế, trung tâm của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc là tiền tệ bị thao túng một cách vô liêm sỉđã gây khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất Mỹ, kích thích điên cuồng xuất khẩu của Trung Quốc, và dẫn đến trái bom hẹn giờ thâm hụt thương mại Mỹ -Trung gần một tỉđô-la một ngày.
Trong khi đó, “phí nhập cuộc” cho bất cứ công ty Mỹ nào muốn leo qua “Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ” của Trung Quốc và bán hàng vào thị trường nước này không chỉ là giao nộp công nghệ của họ cho đối tác Trung Quốc. Các công ty Mỹ còn phải chuyển cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung Quốc, theo cách đó đã xuất khẩu “nguồn sữa mẹ” tạo ra việc làm tương lai của Mỹ cho đối thủ thù địch.
Cho đến nay hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất của Mỹđã bị mất đi trong sự nhạo báng thương mại tự do của Trung Quốc, còn chính công nhân áo xanh Mỹ cũng đã trở thành một loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hãy xem xét những điều sau đây:
  •  Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2001 và hứa hẹn giả dối chấm dứt thực hiện chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ, các ngành may mặc, dệt và đồ gỗ của Mỹđã thu nhỏ lại chỉ còn một nửa – riêng việc làm trong ngành dệt đã giảm 70%.
  •  Những ngành quan trọng khác như hóa chất, giấy, thép và lốp xe cũng bị bao vây tương tự, trong khi đó việc làm trong ngành sản xuất máy tính và điện tử công nghệ cao của chúng ta đã giảm hơn 40%.
Khi chúng ta đã mất hết việc làm này đến việc làm khác, nhiều người Mỹ vẫn tiếp tục nhầm lẫn gắn sản xuất Trung Quốc với những sản phẩm rẻ tiền, phẩm cấp thấp như giày dép và đồ chơi. Nhưng thực ra, Trung Quốc đang tiến lên trong “chuỗi giá trị” và thành công trong việc chiếm lấy thị phần của nhiều ngành thu nhập tốt nhất của Mỹ – từ ô tô và hàng không vũ trụ đến thiết bị y tế tiên tiến.
Với sự hỗ trợ to lớn của chính phủ, các công ty Trung Quốc đang ráo riết lũng đoạn các thị trường được gọi là ngành “xanh” như ô tô điện, năng lượng mặt trời, và năng lượng gió. Hiển nhiên, đó chính là những ngành các chính khách Mỹ rất thích rêu rao như là các nguồn mới tạo ra việc làm tốt nhất của Mỹ.
Chẳng hạn, trên mặt trận năng lượng gió, Trung Quốc hiện nay dẫn đầu thế giới về sản xuất tua-bin gió và thật mỉa mai trong cả chủ nghĩa bảo hộ. Vì ngay cả khi các công ty được nhà nước trợ cấp của Trung Quốc làm tràn ngập thị trường thế giới với tua-bin của họ, các nhà sản xuất nước ngoài như General Electric đóng tại Mỹ, Gamesa của Tây ban nha, và Suzlon của Ấn Độ bị cấm đấu thầu các dự án ở Trung Quốc do chính sách “Chỉ mua hàng Trung Quốc”.
Một trong những hậu quả nguy hiểm nhất từ sự nổi lên của Trung Quốc như là “công xưởng” không thể tranh chấp của thế giới là sự phàm ăn ngày càng tham lam năng lượng và nguyên liệu của trái Đất. Để nuôi cỗ máy sản xuất của mình, Trung Quốc phải tiêu dùng một nửa xi-măng, gần một nửa lượng thép, một phần ba đồng, và một phần ba nhôm của thế giới. Hơn nữa, vào năm 2035, nhu cầu dầu của chỉ riêng Trung Quốc sẽ vượt tổng sản lượng dầu hiện nay của toàn thế giới.
Đây là thói phàm ăn chết người. Vì để hỗ trợ cho thói phàm ăn này, các viên chức chính quyền Trung Quốc đã leo lên chiếc chiếu thực dân đẫm máu ngồi cùng các nhà độc tài sát nhân và các chế độ tàn bạo khắp thế giới. Để làm điều đó, các viên chức chính phủ và nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiến hành lạm dụng một cách thô bỉ nhất chính sách ngoại giao của Liên Hiệp Quốc mà thế giới từng thấy.
Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc có thể phủ quyết bất cứ biện pháp trừng phạt nào họ muốn. Trong gần một thập kỷ nay, những nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết của Trung Quốc để mối lái một loạt các giao dịch “đổi máu lấy dầu” và “cưỡng đoạt lấy nguyên liệu”. Hãy xem xét các thực tế sau:
  • Để đổi lấy dầu của Sudan, những con buôn quyền phủ quyết Trung Quốc đã ngăn Liên Hiệp Quốc can thiệp vào nạn diệt chủng ở Darfur – thậm chí khi lực lượng quân sự Janjaweed tàn bạo sử dụng vũ khí Trung Quốc để cưỡng hiếp hàng ngàn phụ nữ và giết chết 300.000 người dân Sudan vô tội.
  •  Những con buôn quyền phủ quyết Trung Quốc cũng ngăn Liên Hiệp Quốc trừng phạt Iran và vị tổng thống bài Do Thái, trúng cử nhờ gian lận, để được tiếp cận các mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Hành vi này đã mở toang cánh cửa cho phổ biến hạt nhân ở Trung Đông. Nó cũng làm tăng cao khả năng tấn công hạt nhân vào Israel và làm tăng đáng kể nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay các phần tử thánh chiến chống Mỹ.
Sự lạm dụng của Trung Quốc đối với sứ mạng gìn giữ hòa bình của LHQ không còn là những sự cố riêng lẻ. Có thể nói rằng, chúng là một phần của chiến lược “tiến ra ngoài”, biến Trung Quốc từ một quốc gia từng theo chủ nghĩa biệt lập thành một đế quốc thực dân bành trướng lớn nhất thế giới. Đây là sự mỉa mai không nhỏ cho một quốc gia ban đầu được xây dựng trên những nguyên tắc Mác-xít chống thực dân và từng là nạn nhân đau khổ của Đế quốc Anh và cuộc chiến tranh thuốc phiện trên đất Trung Quốc.
Khắp châu Phi, châu Á, và Mỹ Latin sân sau của Mỹ, nhãn hiệu chủ nghĩa thực dân thế kỷ 21 của riêng Trung Quốc luôn bắt đầu với sự mặc cả hiểm ác này: những khoản cho vay hậu hĩnh, lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng đổi lấy nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa.
Dĩ nhiên, một khi đất nước đó cắn phải miếng mồi thực dân này, thay vì dùng lao động tại chỗ, Trung Quốc sẽ mang đến đội quân kỹ sư và công nhân khổng lồ để xây dựng đường cao tốc, đường sắt, cảng và hệ thống viễn thông. Hạ tầng này cả về nghĩa đen và nghĩa bóng mở đường khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu. Sau đó gỗ của Cameroon, ma-giê của Congo, thạch cao của Djibouti, mangan của Gabon, uran của Malawi, titan của Mozambique, mo-lyp­đen của Niger, thiếc của Rwanda, và bạc của Zambia quay trở lại các công xưởng của Trung Quốc ở các thành phố như Trùng Khánh, Đông Quan, và Thẩm Quyến. Tiếp theo, như cú đánh kết liễu cuối cùng của chủ nghĩa thực dân, Trung Quốc sẽ bán lại thành phẩm của họ vào thị trường các nước này – xóa bỏ các ngành tại chỗ, đẩy cao tỉ lệ thất nghiệp, và đẩy các thuộc địa mới lún sâu hơn nữa vào đói nghèo.
Tự vũ trang tận răng
Ngay khi Trung Quốc phát triển bằng cái giá mà tất cả các nước còn lại trên thế giới phải trả, họ cũng dùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng của mình tài trợ cho một trong những sự tăng cường quân sự nhanh và toàn diện nhất mà thế giới từng chứng kiến. Theo cách này, với tinh thần nhận xét của Lê-nin là nhà tư bản sẽ bán dây thừng dùng để treo cổ chính hắn, mỗi “đô-la Walmart” người Mỹ chúng ta hiện nay chi tiêu vào những thứ nhập khẩu rẻ tiền giả tạo của Trung Quốc vừa là khoản ứng trước cho tình trạng thất nghiệp của chúng ta vừa là khoản tài trợ bổ sung cho một Trung Quốc vũ trang nhanh chóng. Đây chỉ là một vài điểm mà cỗ máy chiến tranh khoa trương đó đang định hình:
  •  Hải quân và không quân mới được hiện đại hóa có tất cả mọi thứ từ tàu ngầm hạt nhân tàng hình và máy bay phản lực chiến đấu với thiết kế mới nhất của Nga đến tên lửa đạn đạo có thể nhắm chính xác các tàu sân bay Mỹ trên các đại dương.
  •  ”Lầu năm góc” của Trung Quốc tự tin phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến – trong đó nhiều thứ do tin tặc và gián điệp ăn cắp của chúng ta – để bắn hạ vệ tinh và hệ thống GPS của chúng ta và tấn công bằng đầu đạn hạt nhân vào sâu trung tâm nước Mỹ.
  • • Không giống như quân đội Mỹđã kiệt sức và giờđây dàn mỏng do các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – quân đội lớn nhất thế giới
  • - có cả lực lượng vượt trội và tính sẵn sàng chiến đấu để áp đảo lực lượng của Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, hay Việt Nam và vẫn còn quá đủ bộ binh để nghiền nát Taliban và giữ gìn hòa bình ở Baghdad nếu nó quan tâm đến.
  •  Cánh “diều hâu chiến tranh” của quân đội Trung Quốc thậm chí chuẩn bị khả năng ném bom hạt nhân từ vũ trụ mà hầu như không để lại dấu vết. Những vũ khí hạt nhân vũ trụ này đến đúng mục tiêu chỉ trong vài phút ngắn ngủi, quá nhanh và lặng lẽđểđối phó.
Dĩ nhiên, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất nên e ngại sự nổi lên của kẻ gây hấn châu Á mới và hùng mạnh này. Những láng giềng ngày càng lo lắng giờđây đối mặt với nguy cơ tăng lên nhanh chóng từ một kẻ bá quyền châu Á đang lên với chính sách đe dọa chiến tranh và bắt nạt trong các vấn đề từ tiếp cận các tuyến vận tải biển đến tranh chấp lãnh thổ âm ỉ kéo dài.
Chính Đại ca gặp Mùa xuân yên lặng1
Cũng ở trong hiểm nguy là hàng trăm triệu công dân Trung Quốc vô tội, những người đối mặt với nguy cơ cực kỳ lớn “Trung Quốc chết dưới tay Trung Quốc” từ mô hình tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm lan tràn, chính trị thần quyền của Đảng Cộng sản cứng nhắc dựa trên giai cấp, và một chủ nghĩa toàn trị như George Orwell mô tả trong tác phẩm “1984″.
Về mặt ô nhiễm, nền kinh tế sản xuất chiếm tỉ trọng cao, dựa quá mức vào xuất khẩu đã biến bầu khí quyển phía trên những trung tâm công nghiệp của Trung Quốc thành đám mây che phủ độc hại lớn nhất thế giới. Hơn 70% hồ, sông, suối chính của Trung Quốc ô nhiễm
1Tác phẩm nổi tiếng của Rachel Louise Carson (1907 – 1964), Mùa xuân yên lặng (Silent Spring) 1962, được ghi nhận là xuất phát điểm cho phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu. ND
trầm trọng. Thậm chí một chuyến du lịch xuôi sông Dương Tử, phía trên đập Tam Hiệp, cho thấy kho báu quốc gia nguyên sơ trước đây của Trung Quốc, nơi Mao đã từng bơi qua giờđây hầu như vắng bóng các loài chim và dấu hiệu của các loài thủy sinh.
Trong khi đó, “thứ xảy ra ở Trung Quốc không ở lại Trung Quốc”. Khi các nhà máy Trung Quốc tạo ra cơn lũ sản phẩm để chất lên giá các cửa hàng của Target và Walmart, các loại tro bụi ô nhiễm không khí cực kỳ độc hại của Trung Quốc cũng bay hơn 6.000 dặm theo các dòng khí đối lưu tầng trên khí quyển đến California, thả các chất thải độc hại xuống dọc đường đi. Ngày nay, phần lớn mưa a-xit ở Nhật và Hàn quốc là “Made in China”, trong khi tỉ lệ ngày càng tăng các hạt bụi mịn phát hiện trong không khí các thành phốở bờ biển phía Tây như Los Angeles cũng xuất phát từ các nhà máy của Trung Quốc.
Về nguy cơ từ xã hội cứng nhắc, dựa trên giai cấp của Trung Quốc, sự thật mỉa mai, cay đắng ởđây là Đảng Cộng sản cầm quyền cai trị không phải là một đảng “Cộng hòa Nhân dân” chân chính mà là một chếđộ thần quyền thế tục. Trong khi Mác trở mình trong mồ và xác ướp Mao từ chiếc hòm pha lê của mình hướng cặp mắt đờ đẫn vào quảng trường Thiên An Môn, một bộ phận nhỏ dân số Trung Quốc trở nên giàu có cực kỳ dù cho một tỉ công dân Trung Quốc tiếp tục sống trong thế giới đói nghèo của triết gia Thomas Hobbes2. Họ không được chăm sóc y tế đầy đủ và một bệnh tật nhỏ cũng thành án tử hình.
Nền chính trị toàn trị của Trung Quốc cũng kinh hoàng không kém. Để dập tắt chống đối, đảng Cộng sản dựa vào công an và lực lượng bán quân sự trên một triệu người. Mạng lưới theo dõi kiểu Orwell3 cũng có khoảng 50.000 công an mạng. Các công an thực và ảo này không ngừng cùng nhau ngăn chặn và đàn áp.
• Thử lập ra tổ chức nghiệp đoàn độc lập ở nơi làm việc của mình, bạn sẽ bịđánh và đuổi việc.
• Đứng lên vì quyền con người hay quyền phụ nữ, bạn sẽ bị săn lùng tàn nhẫn, quản thúc trong nhà, hay đơn giản “biến mất”.
• Bị phát hiện là người theo Pháp Luân Công hay “Hội kín Thiên chúa giáo”, thì hãy sẵn sàng để “tư tưởng lệch lạc” của bạn được tẩy não.
Màn kết trong chuỗi đàn áp như trên của Trung Quốc là quần đảo ngục tù4 tàn bạo của các trại lao động cưỡng bức, nơi hàng triệu công dân Trung Quốc bị lưu đầy – thường không qua xét xử. Đối với những người bị giam ở trại tù Laogai còn tồi tệ hơn; theo tổ chức Ân xá Quốc tế, hàng năm nước Cộng hòa Nhân dân này xử tử dân chúng của mình nhiều hơn mấy lần các nước khác gộp lại.
2Thomas Hobbes (1588-1679), nhà triết học người Anh. ND 3Tiểu thuyết “1984″ của George Orwell viết năm 1948 mô tả một chế độ mà mọi cử chỉ và suy nghĩ của công dân đều bị theo dõi qua một mạng lưới rải khắp nơi từ phòng ngủ đến quảng trường. ND. 4Ám chỉ đến tác phẩm Quần đảo Gulag của nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn mô tả chuỗi vô tận những trại lao động tập trung dưới thời Xô Viết. ND.
Ít ra tiêm thuốc độc giờđây được ưa chuộng hơn viên đạn bắn vào đầu truyền thống. Tuy nhiên, đó không phải do lòng từ bi dẫn đến “sự đổi mới” hình thức tử hình này. Đơn giản là vì tiêm thuốc độc dễ dọn vệ sinh hơn, ít nguy cơ bị nhiễm HIV cho người thi hành án, và dễ dàng hơn nhiều cho việc thu hoạch các bộ phận cơ thể của nạn nhân để bán ra chợ đen.

Phản bội nghiêm trọng, trốn tránh còn nghiêm trọng hơn
Ngay cả khi vô số cái Chết dưới tay Trung Quốc diễn ra cả bên trong nước Cộng hòa Nhân dân này và ở những xưởng máy chết chóc trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo, và nhà chính trị Mỹ có quá ít để nói về nguy cơ lớn nhất duy nhất đối mặt với nước Mỹ và thế giới.
Trong lĩnh vực kinh doanh, một số công ty lớn nhất của Mỹ – từ Caterpillar và Cisco đến General Motors và Microsoft – đã hoàn toàn đồng lõa với chính sách “trước hết chia rẽ nước Mỹ và sau đó chinh phục nó” của Trung Quốc. Bi kịch ởđây là khi chủ nghĩa con buôn Trung Quốc bắt đầu tấn công ngành công nghiệp Mỹ vào cuối những năm 1990 – những ngành như đồ gỗ, dệt và may mặc bắt đầu sụp đổ hết ngành này đến ngành khác – cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh như Phòng Thương mại Mỹđã từng đoàn kết bên nhau.
Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, khi mỗi việc làm của Mỹ và mỗi nhà máy Mỹ mới chuyển sang Trung Quốc, vì mối quan tâm hẹp hòi nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều lãnh đạo công ty Mỹđã dàn xếp với đối tác Trung Quốc của họ. Thực ra, khi bánh mì của họ được phết bơở nước ngoài, các tổ chức được gọi là ‘Mỹ” như Bàn tròn kinh doanh và Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia đã chuyển biến từ phê phán gay gắt chủ nghĩa con buôn Trung Quốc thành những chiến binh cởi mở, và thường rất xông xáo trong vận động hành lang ủng hộ Trung Quốc.
Trong khi nhiều giám đốc điều hành công ty Mỹ trở thành những chiến binh vận động hành lang cho Trung Quốc, các nhà báo Mỹ phần lớn đã mất tích. Sự tinh giản biên chế của các tờ báo và tin tức truyền hình trong thời đại Internet dẫn đến việc đóng cửa hay thu hẹp nhiều phòng tin tức ở nước ngoài. Dẫn đến các phương tiện truyền thông Mỹ ngày càng dựa vào luồng tin tức từ báo chí của chính quyền Trung Quốc – một trong những cỗ máy tuyên truyền không ngừng và hiệu quả nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Trong khi đó, tinh hoa của báo chí tài chính Mỹ – nhất là tờ Wall Street Journal – sốt sắng trung thành với thị trường tự do và tư tưởng thương mại tự do, dường như không biết đến một thực tế là “thương mại tự do một chiều” của Trung Quốc hoàn toàn là sự đầu hàng đơn phương của Mỹ trong thời đại chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc. Điều vô lý ởđây là thay vì xem cải cách thương mại là một hình thức tự vệ chính đáng chống lại sự tấn công liên tục của hành động “lợi mình, hại người” của Trung Quốc, báo chí như tờ Wall Street Journal lại liên tục phê phán nguy cơ “chủ nghĩa bảo hộ” Mỹ. Tất cảđiều đó quá vô nghĩa, nhưng tiếng trống ý thức hệ vẫn tiếp tục vang lên.
Không một nhóm cá nhân riêng lẻ nào xứng đáng bị lên án hơn các chính trị gia Mỹ vì tội đã nhu mì, thụ động và dốt nát khi để Trung Quốc tự do hành động đối với nền tảng sản xuất của Mỹ và tiến hành tăng cường quân sự qui mô lớn. Không phải vì Quốc hội Mỹđã không được cảnh báo đầy đủ về những hiểm nguy của một Trung Quốc đang lên. Mỗi năm, Quốc hội đã cấp ngân sách cho Ủy ban Mỹ – Trung Quốc xuất bản báo cáo hàng năm và nhiều tài liệu về mối nguy cơđang nổi lên này.
Chẳng hạn, Ủy ban Mỹ – Trung Quốc đã cảnh báo “hoạt động gián điệp của Trung Quốc trong nước Mỹ rộng đến nỗi chúng trở thành nguy cơ lớn nhất duy nhất với an ninh công nghệ Mỹ”. Thực tế, đến nay, mạng lưới gián điệp rộng lớn của Trung Quốc đã đánh cắp những bí mật quan trọng liên quan đến tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường hệ Aegis, máy bay ném bom B1-B, hỏa tiễn Delta IV, hệ thống dẫn đường cho tên lửa đạn đạo ICBM, máy bay ném bom tàng hình, và tàu vũ trụ Con thoi. Tin tặc và gián điệp Trung Quốc có hiệu quả như nhau trong việc cung cấp chi tiết hệ thống phóng máy bay của tàu sân bay, máy bay không người lái, thiết kế lò phản ứng tàu thủy, hệ thống động cơ đẩy của tàu ngầm, cơ chế hoạt động bên trong của bom neutron, và thậm chí quy trình hoạt động rất chi tiết của tàu chiến hải quân Mỹ.
Tương tự, về nguy cơ kinh tế, Ủy ban đã yêu cầu Quốc hội thừa nhận rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ “đương đầu với toàn bộ sức mạnh của các thủđoạn thương mại không công bằng, thao túng tiền tệ, và trợ cấp không hợp pháp của Trung Quốc cho các hoạt động xuất khẩu của nó”. Bất chấp những cảnh báo này, Quốc hội tiếp tục đã bỏ qua tư vấn của ủy ban độc lập và từ chối thức tỉnh trước nguy cơ kinh tế và quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Dĩ nhiên, Nhà Trắng phải chịu trách nhiệm tương tự. Cả hai tổng thống George W. Bush và Barack Obama đã nói chuyện nhẹ nhàng và mang rất ít gậy khi đến Trung Quốc. Lý do của tổng thống Bush là bận rộn với cuộc chiến ở Iraq và an ninh nội địa cộng với niềm tin mù quáng vào đủ mọi thứ, trừ thị trường tự do. Chỉ trong nhiệm kỳ của Bush, nước Mỹđã mất hàng triệu việc làm cho Trung Quốc.
Về phần mình, ứng cử viên Obama trong chiến dịch vận động vào năm 2008 đã hứa hẹn nhiều lần kiên quyết chấm dứt hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc, nhất là tại các bang công nghiệp chủ yếu như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania. Thế nhưng, từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã nhiều lần cúi đầu trước Trung Quốc về những vấn đề thương mại then chốt, chủ yếu vì ông muốn Trung Quốc tiếp tục tài trợ cho thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ. Trong khi Obama thế chấp tương lai của chúng ta cho các ngân hàng Trung Quốc, ông ta không hiểu được rằng chương trình tạo việc làm tốt nhất cho nước Mỹ là cải cách thương mại toàn diện với Trung Quốc.
Lộ trình phía trước: Mọi con đường đều hướng đến Bắc Kinh
Trong sách này, chúng tôi sẽ nêu một cách hệ thống các dạng Chết dưới tay Trung Quốc chính – từ kỷ lục kinh hoàng về an toàn sản phẩm và sự hủy hoại nền kinh tế Mỹ đến sự gia tăng của chủ nghĩa thực dân Trung Quốc, sự tăng cường quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, và các hoạt động gián điệp mạnh mẽ và trắng trợn. Để làm điều đó, mục tiêu bao trùm của chúng tôi không chỉ cung cấp cho bạn một sự thực rõ ràng và danh mục sự lạm dụng của Trung Quốc. Cuốn sách này cũng có nghĩa như một cẩm nang hướng dẫn sống còn và kêu gọi hành động tại một thời khắc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ và thế giới. Trừ khi tất cả chúng ta cùng nhau đứng lên đương đầu với con Rồng này, phần còn lại của cuộc đời chúng ta và cuộc sống của con cháu chúng ta sẽ kém thịnh vượng hơn nhiều – và lại nguy hiểm hơn nhiều – so với Thời đại Vàng son mà nhiều người trong chúng ta đã lớn lên.
Tại sao bạn không thể tin vào các nhà hành pháp Mỹ
Trong loạt bài Các Mối nguy ẩn dấu của mình, tờ Tribune đã làm rõ, Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng thiếu nhân sự và trì trệđã thất bại như thế nào trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các nguy hiểm trong các đồ chơi và các sản phẩm khác. Cuộc điều tra của tờ báo về các giường cũi phổ biến hiệu Simplicity nhấn mạnh rằng, ngay cả trong việc giải quyết hậu quả của một cái chết trẻ em, thì cơ quan này vẫn thiếu vai trò người kiểm soát của nó, khiến cho trẻ em dễ bị tổn thương với một mối nguy đã được biết rõ. Phỏng vấn và các bản ghi chép cho thấy nhân viên điều tra liên bang được phân công phụ trách vụ tử vong của cậu bé Liam đã không kiểm tra giường cũi trong lần tìm hiểu ban đầu của ông ta và đã không lần ra được model hay nhà sản xuất. Nhân viên điều tra Michael Ng nói trong một cuộc phỏng vấn tháng này: “Chúng tôi nhận nhiều vụ; khi tôi làm một báo cáo, tôi nộp nó và thế thôi. Tôi tiến hành vụ khác. Chúng tôi có thể dành thêm thời gian, nhưng chúng tôi phải làm theo mệnh lệnh. Chúng tôi phải đi tiếp”.
- Chicago Tribune
Một trong những câu chuyện về đồ rẻ tiền Trung Quốc kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ -cuộc chiến đấu để giữ cho các trẻ em của chúng ta an toàn trong giường cũi và xe đẩy của chúng – nhấn mạnh một cách thích đáng điểm cần lưu ý là bạn sẽ không được bảo vệ thích đáng khỏi đồ rẻ tiền Trung Quốc nhờ vào hệ thống quy định và an toàn sản phẩm của Mỹ. Trên thực tế, các giường cũi và xe đẩy làm tại Trung Quốc đã và đang cắt cứa, làm chết ngạt, đánh bẫy, và bóp nghẹt trẻ em Mỹ trong hơn 5 năm qua.
Nạn nhân được ghi nhận đầu tiên của xe nôi Trung Quốc là em bé Liam Johns vào năm 2005. Người mẹđau buồn của em nói với hãng tin CBS News: “Thành bên của giường cũi đã bật ra tạo thành một chữ “v”, nó khiến cho con tôi trước hết bị kẹt chân và sau đó kẹt cổ. Tôi đã hô hấp nhân tạo cho cháu và đợi xe cấp cứu đến, họ đưa con tôi tới bệnh viện và nó chết ở đó”.
Thực tế, cái chết của bé Liam có thểđã vô ích. Cả công ty bán giường cũi Trung Quốc nhập khẩu – hãng Simplicity đóng ở Pennsylvania – lẫn Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng, đã không cảnh báo cho các bậc cha mẹ biết về mối nguy của cái cũi chết người theo một cách thức khẩn trương kịp thời. Như tờ Chicago Trinbune đã tường thuật, “mặc cho có 55 khiếu nại, bảy trẻ em bị mắc vào bẫy, và ba cái chết, nhưng phải mất hàng năm trời để Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng ra cảnh báo về 1 triệu chiếc giường cũi khuyết tật”.
Tại sao bạn không thể tin vào các công ty Mỹ
Vấn đề với Trung Quốc là họ coi sản xuất cẩu thả là việc làm bình thường. Luôn có một khả năng là có cái gì đó do họ chế tạo sẽ làm tổn hại hoặc giết chết trẻ em. Thực ra, công ty Maclaren Strollers đã làm điều tương tự đối với trẻ em. Nó đã cắt đi các ngón tay trẻ con… Tôi phải thắc mắc tại sao các công ty Hoa Kỳ của chúng ta vẫn đang tiếp tục chuyển công ăn việc làm tới Trung Quốc, tiếp tục một cách có hiệu quả việc gây nguy hiểm cho con cháu chúng ta. Họ chắc chắn hiểu được mối nguy hiểm, nhưng theo tiếng gọi của lợi nhuận họ đang sẵn sàng đưa trẻ em và con nít của chúng ta vào vòng rủi ro.
- Gary Davis, CEO đã nghỉ hưu
Nếu Trung Quốc tiếp tục chuyển đến chúng ta rất nhiều hàng hóa độc hại và nguy hiểm như vậy, tại sao các nhà phân phối Mỹ như Foreign Tire Sales, Simplicity,Walmart lại không có các biện pháp đề phòng hơn trước khi bán chúng cho công chúng vốn không biết về mối nguy và đầy lòng tin tưởng? Đó là một câu hỏi rất hay, đặc biệt bởi vì nhiều trong số các công ty Mỹ đã bị dính líu vào nhiều vụ bê bối thu hồi sản phẩm khác nhau – từ Burger King và Coca-Cola tới Mattel, Walmart, và Warner Bros. – họ có các thương hiệu rất có giá trị cần phải bảo vệ.
Vì chúng ta đã thấy các công ty khác nhau – từ một nhà bán lẻ lốp cho nước ngoài bé tí đến kẻ khổng lồ Walmart – đã xử lý các vụ khủng hoảng chất lượng sản phẩm Trung Quốc ra sao, nên câu trả lời cho câu hỏi này là rất đáng lo. Nó cho thấy rằng phản ứng xạ tức thời của rất nhiều công ty Mỹ đơn giản chỉ là che dấu cái mông đít tập thể của chúng – hơn là thú nhận các lỗi của chính họ và tăng cường thêm các nỗ lực của họ để kiểm soát đống đồ rẻ tiền Trung Quốc mà họ cung cấp. Bởi vì điều này là sự thực – và bởi vì tất cả năm hàng phòng ngự chống lại Cái chết bởi đống đồ rẻ tiền Trung Quốc đã tan vỡ – nên chúng ta hiện nay cần phải tự mình xử lý lấy các vấn đề. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một cách chính xác làm thế nào để thực hiện điều đó trong chương cuối cùng của cuốn sách này. Nhưng đồng thời, chúng ta phải hiểu được rằng chúng ta không thể thay đổi hành vi mua và tiêu dùng của chúng ta cho đến khi chúng ta hoàn toàn hiểu rõ nguyên lý nền tảng này:
Các sản phẩm Trung Quốc có vẻ “rẻ” lại thực sự là đắt hơn nhiều các hàng thay thế phi-Trung Quốc sau khi bạn lập danh sách các rủi ro về tàn tật hay tử vong và thêm vào bản tính toán mua hàng đó mọi chi phí khác nhau về pháp lý, luật, và tiền của người đóng thuế mà các sai hỏng của hàng Trung Quốc gây ra.
Như vậy điều đầu tiên tất cả chúng ta cần làm khi chúng ta đi mua sắm là phải cẩn thận kiểm tra mọi nhãn mác. Nếu đó là “Made in China”, hãy bỏ nó xuống, trừ phi bạn tuyệt đối và rất vô cùng cần nó và không thể tìm được một món thay thế hợp lý. Và nếu bạn tuyệt đối và rất vô cùng phải có sản phẩm đó, hãy có những biện pháp đề phòng thích hợp.
(Còn tiếp)
© Peter Navarro & Greg Autry
Chuyển ngữ: Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"