Nguồn Gió Mới, X-cafe chuyển ngữ
Lời dịch giả:
Trong khi nhiều người chống cộng, hoặc đấu tranh cho dân chủ mơ
mộng là Việt Nam sẽ có được một mùa xuân Ả Rập, một cuộc cách mạng hoa
lài, thì có người rất bi quan về sự phát triển sau đó từ các nước này,
vì các kinh nghiệm trước đó và hiên tại. Người Việt chúng ta có thể học
được gì từ những kinh nghiệm này?
Boualem Sansal in Berlin
"Một nước sùng đạo thì không thể có dân chủ", một cuộc nói chuyện với nhà văn Boualem Sansal.
ZEIT: Thưa ông Sansal, ông không tin rằng cuộc
nổi dậy ở Ả Rập sẽ thành công, và lo sợ sẽ sảy ra biến loạn như tại
Irak, Somalia, từ vùng Sahel cho tới tận Gaza.
Boualem Sansal: Chúng tôi người dân xứ Algerien đã
từng có mùa xuân Ả rập. Trước đây hơn 20 năm, vào tháng 10 năm 1988,
chúng tôi đã xuống đường, những cuộc biểu tình thật đông người kéo dài
nhiều ngày. Chuyện gì đã sảy ra sau đó, là hàng trăm người chết, hàng
ngàn người bị tra tấn, và mất tích. Một cuộc chiến đẫm máu giữa quân đội
và những người quá khích hồi giáo. Cho tới nay 200 ngàn người đã chết.
Đó là mùa xuân của Algier. Chúng tôi đã đạt được gì? Không được gì cả.
Chỉ có một nền dân chủ giả tạo. Trên thực tế thì những cuộc biểu tình làm cho những người cầm quyền càng chuyên chính hơn.
ZEIT: Ông thực sự quả quyết là sự đàn áp vì cuộc nổi dậy càng ngày càng nghiêm trọng hơn?
Sansal: Dĩ nhiên. Trước đó cũng có tra tấn rồi.
Nhưng nó sảy ra trong một phạm vi nào đó, người ta còn tuân theo một số
nguyên tắc nào đó. Một phần cũng vì nạn nhân sau đó khiếu nại và có thể
đòi tiền bồi thường. Nhưng sau mùa xuân của Algier thì làn sóng đó đã
cuốn trôi tất cả. Bất cứ ai bất cứ ở đâu cũng có thể bị bắt và bị thủ
tiêu. Thẩm phán và cảnh sát bị thay thế. Lấy danh nghĩa chống lại khủng
bố người ta đã gây nên những tội ác thật dã man. Phong trào dân chủ chỉ
làm lợi cho chế độ độc tài.
ZEIT: Ông nhận định như thế nào về tình trạng của cuộc cách mạng Ả Rập tại Tunesien, Ägypten, Libyen?
Sansal: Vấn đề là: các nước Ả Rập khác bị nguy cơ là có thể theo gương xấu của Algerien. Nó đã sảy ra hiện nay tại Ägypten. Ở đó nhóm quân đội mạnh hơn bao giờ hết,
nhiều ảnh hưởng hơn là dưới thời Mubarak. Quân đội sẽ không bao giờ
chịu từ bỏ quyền lực của mình - một trăm năm tới vẫn vậy. Ký giả và các
nhà trí thức bị bỏ tù. Họ sách nhiễu những người Kopten
(nhóm nhà thờ Ki tô tại Ai Cập), người đạo Do thái, người đồng tình
luyến ái, họ đánh đập phụ nữ nếu những người này không che mặt, hay dựt
tóc họ. Họ cấm phái nữ đi học, chẳng bao lâu người ta sẽ không được phép
bắt tay phụ nữ nữa. Ở Libyen có những nhóm vũ trang, khủng bố và thỉnh
thoảng giết người. Ở Tunesien đàn bà bị phỉ nhổ nếu họ không chịu ăn mặc
theo truyền thống hồi giáo. Những người quá khích Hồi giáo vào các
trường đại học, muốn thanh niên và thanh nữ học riêng, Họ đã sa thải
viện trưởng đại học Tunis chỉ vì bà là một phụ nữ. Những chuyện này sảy
ra hàng ngày.
ZEIT: Mùa hè năm ngoái ông đã từng tuyên bố:
Trong vòng 12 tháng thì sẽ lại có các chính thể độc tài mới tại
Tunesien, Ägypten và Libyen.
Sansal: Tôi rất vui mừng đến độ điên cuồng nếu mình
nghĩ sai. Nhưng mà chúng tôi có kinh nghiệm của mình. Những nhà trí thức
thích nói về thể chế dân chủ. Nhưng mà có thật là dân chủ là
cái mà các dân tộc chúng ta muốn? Họ muốn trả thù, cho 30 năm bị áp bức.
Họ muốn đưa nhóm hưởng lợi, những người mà cướp tài sản của họ, vào tù.
Và đó là những điều mà những người Hồi giáo quá khích đã hứa với họ. Họ
nói rằng: Bọn ăn cướp và giết người, mà đã cai trị các anh, chúng tôi
sẽ treo cổ và thọc huyết họ. Bởi vậy hãy bầu cho chúng tôi! Nếu mà chúng
ta muốn người dân nghe tới, chúng ta phải về làng mạc. Những nhà trí
thức của chúng tôi không có liên lạc, quan hệ với những người dân. Không
có lợi ích gì cả, khi chỉ nói về dân chủ. Những người duy nhất mà có
liên lạc với người dân, là những người Hồi giáo quá khích.
ZEIT: Ông làm ra vẻ như là không có lợi ích gì khi tranh đấu cho dân chủ...
Sansal: Có chứ! chắc chắn rồi. Nhưng mà như tôi nói:
Đừng có mắc phải những lỗi lầm ngu dại như chúng tôi đã từng làm tại
đây. Trong một nước sùng đạo thì không thể có dân chủ, và đa số người
dân chưa chuẩn bị để sống dưới một thể chế dân chủ. Người dân cần sự an
toàn và bất bạo động, chứ không phải một cuộc thảo luận về Laizismus và
Islam.
ZEIT: Như vậy thì mùa xuân Ả Rập phải làm thế nào để phát triển đúng hướng?
Sansal: Cái mà chúng ta cần là những tổ chức độc lập, cơ quan cảnh sát và tư pháp trong sạch. Nhất là chúng ta phải làm cách mạng ngay trong chúng ta.
Nhiều người chưa trưởng thành, ngay cả những người mà đang đứng về phía
tiến bộ. Khi tôi hỏi những người bạn tôi: các bạn có chấp nhận là vợ và
con gái của bạn sống độc lập trong một xã hội dân chủ? Họ trả lời tôi:
trên nguyên tắc thì đàn bà có quyền tự do, chỉ có vợ của tôi thì thuộc
về tôi. Và những người con gái thì nên được quyền tự do lựa chọn đời
sống của họ, tuy nhiên con gái tôi thì không, nó sẽ là con gái tôi cho
tới khi tôi chết.
ZEIT: Algerien ăn mừng 50 năm ngày thành lập nước. Ông có được biết tới những bạo lực trong nước ông?
Sansal: Chắc chắn là có rồi. Bạo lực tới theo những
làn sóng. Đã có những lúc 1 ngàn người bị giết chết trong vòng một ngày.
Nó cũng có những dạng bạo động khác: Chế độ quan liêu trà đạp trên nhân
phẩm của con người, cơ quan công an của chúng tôi theo dõi mọi người
tới từng ngõ ngách. Trước đây chỉ có 200 ngàn công an, bây giờ là 1
triệu rưỡi. Tôi sẽ tới thủ đô Algier hai ngày tới, nhưng ngay bây giờ
tôi đã sợ hãi rồi. Luôn luôn có giấy mời "giả tạo" của công an, và sau
đó họ cho là có lỗi lầm nên mới đưa tới những chuyện này. Đó là những
khủng bố kiểu Stalin trong truyện Orwells 1984.
"Bắc Phi thì cũng chia rẽ như Nam tư trước đây."
ZEIT: Ông là nhà văn lớn cuối cùng của Algerien, mà sống tại quê hương. Tại sao?
Sansal: Thỉnh thoảng tôi cũng tự hỏi như vậy. Tôi
nghĩ là, các nhà trí thức không được phép bỏ chạy, khi có những quyết
định quan trọng sảy ra nơi vùng mình ở.
ZEIT: Ông viết là chỉ cần 1 phần mười giây là có
thể làm nổ tung cả cuộc sống của mình, nhưng sau đó người ta cần cả một
cuộc đời để mà ổn định nó.
Sansal: Bạo động hủy hoại trí óc. Người ta mất đi
cái khả năng để phân tích, suy nghĩ chín chắn, để mà phê phán. Nhiệm vụ
của nhà văn và trí thức gia là làm cho người ta nhớ và tỉnh táo trở lại.
Tất cả đều phải góp phần: bác sĩ, nhà văn, tâm lý gia, nghệ sĩ. Các nhà
chính trị gia nói: cái gì bị hủy hoại, thì đã mất, chúng ta nên nhìn về
tương lai. Chúng ta chăm sóc người dân như những người, mà đã không còn
nói được nữa, và phải tập nói trở lại. Cái mà mùa xuân Ả Rập thiếu là:
sách vở, những vở kịch về cuộc nổi dậy, mặc dù nó có dở thế nào đi nữa,
những bài hát, nhắc lại quá khứ, để nó không chìm vào quên lãng.
ZEIT: Ông nghĩ như thế nào về tương lai của các quốc gia Ả Rập?
Sansal: Tôi e là, có những nguy hiểm mà bây giờ chưa
hề có ai nghĩ đến. Cách đây 50 năm, khi Algerien được thành lập, dân số
chỉ có 9 triệu người. bây giờ là 36 triệu. 20 năm tới sẽ là 100 triệu.
Một quốc gia phải có khả năng nuôi sống dân mình. Nguồn dầu hỏa của
chúng tôi chỉ còn có được cho 10 năm nữa. Trong tương lai chúng tôi sẽ
có chiến tranh vì đói khổ. Hồi giáo không thể nuôi sống người dân. Người
Hồi giáo quá khích nói: ta phải sinh con cho thật nhiều. Nếu mà Allah
muốn là chúng ta chết, thì ta phải chết thôi - coi như là không phải là
chuyện đáng quan tâm. Những cái mà chúng tôi cần là một nền kinh tế phát
triển, một nhà nước mà tách rời chính quyền với đạo giáo (Laizismus).
Không thôi thì chúng tôi sẽ có chiến tranh và nạn diệt chủng như ở Phi
châu đen.
ZEIT: Chuyện gì sẽ sảy ra ở Tunesien, Libyen, Ägypten?
Sansal: Những nước này có hiểm họa là sẽ bị phân tán. Bạn hãy nhìn Libyen!
Người ta cứ nghĩ chỉ có Gaddafi và quần chúng. Rồi người ta nhận ra là
không chỉ như vậy. Ở chính giữa Lybien sống giống dân Berber, những
người mà luôn gây chiến tranh, bên phía Đông sống những thế hệ sau của
những người gốc Do thái mà bị bắt buộc theo đạo Hồi, chính vì vậy mà
Gaddafi đã sao lãng vùng chung quanh Bengasi. Bắc Phi thì cũng chia rẽ
như nước Nam Tư trước đây. Ở ngay trung tâm Âu châu đã có những vụ giết
người như vậy, thì làm sao những nước nghèo, kém tổ chức, ít tài nguyên
của chúng tôi tránh khỏi.
ZEIT: Ông có thể nghĩ ra là Algerien sẽ sụp đổ?
Sansal: Chỉ có 16 phần trăm người Algerier là dân Ả
Rập. Đang có một phong trào tự trị của người Berber ở Algerien và một
chính phủ lưu vong ở Paris, 3 bộ trưởng sống ở Đức. Họ rất tích cực, đã
gặp cả Angela Merkel. Người dân Berber không muốn chung sống với người Ả
Rập trong một quốc gia. Họ được đại diện bởi một ca sĩ nổi tiếng thế
giới, Ferhat Meni. Ông ta đã tranh đấu nhiều năm, đã từng ngồi tù và bị
tra tấn. Trên những mặt trận này e là sẽ có những nội chiến trong tương
lai.
____________________
Boualem Sansal sanh năm 1949, nhà văn Algerien nói tiếng Pháp. Tháng 10 2011 ông ta đã được giải hòa bình của hội thương mại sách Đức.
Nguồn: www.zeit.de