MartianMobile
Trong khi ông Tiến Sĩ Người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quốc Quân thì
vẫn bị tạm giam 4 tháng ở Việt Nam và blogger Ðiếu Cày thì được hân hạnh
được "nhớ đến" trong ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí của ông Obama thì ông
Trần Quang Thành (GuangCheng Chen) được may mắn hơn. Không biết ông
Thành chỉ vì không phải là người của nước nhược tiểu Việt Nam hay ông ta
là người của nước "lạ" Trung Quốc nên nước Mỹ trọng vọng hơn, hôm qua
ông Thành đã rời bệnh viện hay nơi "tạm giam" ở Bắc Kinh qua Mỹ đi "du
học."
Ông Thành là có lẽ là một người đặc biệt rất nổi bật trên thế giới về
nhân quyền. Bị mù nhưng vẫn tự học để trở thành luật sư giúp đỡ những
người phụ nữ nông dân lên án chính phủ ở Shandong có những hành vi dã
man, thiếu công lý khi áp dụng chính sách "một con" của đảng Cộng Sản
Trung Quốc. Ông ta bị liên tiếp tù đầy và giam lỏng tại nhà trong liên
tiếp hơn 7 năm mà chính quyền Obama và ngoại trưởng Clinton thường xuyên
lên tiếng trong những năm trước đây. Nhưng sự có mặt của ông ta tại Đại
Sứ Quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh lại làm cho chính quyền Obama lúng túng với
lãnh đạo Trung Quốc. Thay vì lấy cơ hội này và đặt nó vào trọng tâm của
chính sách về ngoại giao của Obama, thì họ làm mất cơ hội để đối thủ
của họ trong mùa tranh cử năm nay là Mitt Romney nhanh chóng kêu gọi
chính quyền Obama "dùng mọi biện pháp để bảo vệ Trần." Đáng lẽ họ dùng
nó để nêu cao chính sánh dân chủ, tự do, và nhân quyền của Mỹ thì họ lại
bị thụt lùi "the down low." Chẳng khác nào Washington miệng vẫn nói về
nhân quyền nhưng khi phải đối đầu với nó thì chính quyền Obama đâm ra
lúng túng không biết đối xử ra sao. Nhưng sự "ngu ngốt may mắn" (dumb
luck) cuối cùng của nhân viên ngoại giao Mỹ cũng đã xong và ổn thỏa.
Nhưng thực ra có lẽ cũng nằm trong ván bài tháu cáy của Trung Quốc trong
phút cuối là đẩy Trần Quang Thành ra khỏi nước và làm vô hiệu hóa tiếng
nói của Thành và các cảm tình viên về nhân quyền.
Mọi năm có khoảng 22,000 sinh viên Trung Quốc qua du học Hoa Kỳ nhung
không ai nổi đình nổi đám bằng ông Trần Quang Thành hôm qua. Rời Trung
Quốc chỉ biết trước gần hai tiếng, được đưa cấp tốc từ bệnh viện, được
đẩy bằng xe lăn, từ thang máy, qua lối vô máy bay, tại phi trường quốc
tế Bắc Kinh hôm Thứ Bảy, lên thẳng máy bay đi Mỹ, chấm dứt gần một tháng
giằng co giữa Washington và Bắc Kinh. Ông Thành và gia đình gồm vợ và
hai con lên chuyến bay United Airlines 88. Giấy tờ hộ chiếu thì giao cho
viên chức Hoa Kỳ tại phi trường. Nhìn vào thì ai cũng nghĩ là vấn đề
này đã xong nhưng thực tế khác hẳn. Ai là người thua thiệt trong vấn đề
ngày. Nhà nước và Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì mất mặt, chính phủ Mỹ thì
thất bại vì lúng túng, ông Trần Quang Thành lúc này thì coi như thắng
nhưng đường trường thì ông ta thua thấy rõ. Không ai biết là ông ta liệu
có được trở về Trung Quốc để thăm người mẹ cô độc hơn 80 tuổi nữa hay
không chứ đừng nói chuyện là ông ta liệu có trở lại sinh sống trên quê
hương của ông ta nữa? Chưa kể chỉ vì hành động của ông, bao nhiêu họ
hàng của ông ông bị chính quyền địa phương truy tố về tội "giết người"
vớ vẩn nào đó để răn đe quần chúng.
Ai là người thua thiệt nhiều nhất? Có lẽ nhân quyền là kẻ thua thiệt
nhất. Người dân Mỹ hiểu biết nhiều nhất về nhân quyền. Biết bao nhiêu
người Mỹ trước khi đến đây đã bị đàn áp về chính trị, tôn giáo, chủng
tộc tại quê hương nhà. Quyền tối thiểu của họ đã bị va chạm mãnh mẽ,
nhân quyền là mồ hôi, nước mắt và máu của họ đã phải hy sinh. Nhưng nhân
quyền đã bị sói mòn, ăn cắp, lợi dụng bởi các chính trị gia của hai
đảng Dân Chủ và Cộng Hòa chỉ vì mang nợ nhiều quá, họ trở nên lệ thuộc
vào kẻ cho vay Trung Quốc và dùng nhân quyền để bao vây Trung Quốc. Họ
dùng ông Trần cũng như Ðiếu Cày để trả giá cho những chi tiêu của họ hay
những bàn cờ "có qua có lại" (Quid pro quo) trong ván cờ chính trị,
quân sự hay ngoại giao. Ngày nào con cờ Trần Quang Thành, Nguyễn Quốc
Quân hay Ðiếu Cày còn có giá thì sẽ có những cuộc trả giá về "nhân
quyền."
Nước Mỹ có quá nhiều luật sư chả lẽ họ lại cần thêm một luật sư Trần
Quang Thành. Nguời Mỹ muốn dùng họ Trần để thăm dò ảnh hưởng của Bộ
Chính Trị Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc
không dễ gì sụp đổ do các yếu tố bên ngoài hay đảo lộn bởi các hành động
quân sự nhưng Việt Nam, Trung Quốc có thể sụp đổ vì các rạn nứt bên
trong như Xô Viết. Xô Viết sụp đổ không phải vì Hoa Kỳ xâm lăng mà xụp
đổ vì Gorbachev. Trung Quốc có thể sụp đổ vì các rạn nứt của các nhân
vật trong Bộ Chính Trị. Lich sử của Trung Quốc cho thấy nước này nhiều
lần tan rã trong quá khứ vì các lãnh tụ chia rẽ. Trong trường hợp Trần
Quang Thành đã tạo ra tầng lớp dân chúng vô sản đứng lên chống lại chính
quyền Cộng Sản tại địa phương tạo ra tình trạng phản cảm đối với chính
quyền trung ương. Liệu nó cáo bị ảnh hưởng xấu rộng trong quần chúng cả
nước, người Mỹ đang quan sát và học hỏi điều này.
Nhưng một điều chắc chắn là hôm qua, Thứ Bảy ngày 19 tháng 5 2012,
khi ông Trần Quang Thành đặt chân tới nước Mỹ thì nhiệm vụ về nhân quyền
của ông ta đã xong. Con cờ Trần Quang Thành không còn ảnh hưởng nhiều
đến nhân quyền tại Trung Quốc nữa ngoại trừ sự may mắn và tài giỏi của
ông ta sau này vì chính quyền Trung Quốc rất mánh khóe. Ông Wu'er Kaixi,
một lãnh tụ trong cuộc biểu tình tại Tiananmen Square (tháng Tư, 1989)
đã không vào được Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Washington để về Trung Quốc
hôm thứ Sáu tuần trước sau khi bố mẹ ông ta đã bị từ chối rời Trung Quốc
sang Hoa Kỳ để thăm Wu.
Cho dù Trung Quốc thành công là một quốc gia có sức mạnh về kinh tế
và quân sự hiện nay nhưng một điều chắc chắn chúng ta biết rõ là Trung
Quốc không phải là một quốc gia "lớn" "khi công dân Trung Quốc phải lánh
nạn tại Hoa Kỳ để được đảm bào về an ninh và nhân quyền. Là một công
dân Trung Quốc, tôi rất lấy làm buồn cho đất nước này và cho chính bản
thân tôi" theo lời nói của luật sư Liao Rui, sống ở phía tây nam vùng
Sichuan than thở.
MartianMobile