Dân Luận
Quách Hải Lượng
Giới thiệu: Tuần qua ở Hà Nội có tán
phát một bản viết tay ký tên QHL. Theo điều tra, đây chính là chữ của
đại tá Quách Hải Lượng. Dưới đây là hai bản tường thuật. Bản thứ nhất
tường thuật buổi trò chuyện giữa Quách Hải Lượng với tướng Đặng Quốc
Bảo. Bản thứ hai tường thuật buổi trò chuyện giữa Quách Hải Lượng và VCF
với cựu TBT Lê Khả Phiêu.
- Tướng Đặng Quốc Bảo: nguyên UV TW ĐCSVN, trưởng ban Tuyên giáo TWĐ
- Đại tá Quách Hải Lượng từng là tùy viên quân sự ĐSQ VN tại Trung Quốc dưới thời cụ Nguyễn Trọng Vĩnh rồi về làm chuyên viên nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Chiến lược Bộ Quốc Phòng
- VCF là đại tá Vũ Cao Pha, đồng nghiệp của Quách Hải Lượng
Thăm ông anh và nghe ông anh nói chuyện
Thứ năm, ngày 3/5/2012
Hiện nay trung tâm dư luận chú ý là bài nói của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Cu Ba.
Qua bài đó, người ta đã thấy được hết, hình như số phận của Việt Nam
đã được quyết định bởi ý đồ của ê kíp lãnh đạo hiện hành, rơi vào tình
trạng bế tắc toàn diện.
Với sự bộc lộ toàn bộ ý đồ, tư tưởng và cũng được coi như là lý luận
do Nguyễn Phú Trọng phát biểu, có thể thấy, nếu họ nói và hành động rồi
dẫn dắt ta theo nội dung ông ta nói, thì có thể coi là chấm dứt mọi hy
vọng về xây dựng đất nước. Không trông chờ gì được vào ê kíp lãnh đạo
này. Họ xa cách thực tiễn một cách toàn diện.
Phát biểu ấy, Trung Quốc là người có lợi nhất. Nó chứng tỏ Trung
Quốc đã thành công lớn vì đã bồi dưỡng được một tên tay sai đắc lực. Kể
trong lịch sử ta, chưa ai dám làm như hắn, dám nói bậy như thế.
Có một điều đáng tiếc là dân ta chưa thấy cái sai, cái xấu của cái ý
đồ của Tổng bí thư. Ấy thế mà lại có người khen Nguyễn Phú Trọng kiên
định lập trường XHCN!
Thật ra nhân dân và cán bộ, đảng viên là những người tốt, chỉ có
điều họ chưa hiểu, chưa nhận ra cái bản chất xấu xa của Nguyễn Phú Trọng
qua bài phát biểu ở Cu Ba. Tuy nhiên, giới trí thức Việt Nam đã thấy
rõ. Thấy rằng Nguyễn Phú Trọng đã làm sống lại các quan điểm cổ hủ của
những năm 50 thế kỷ trước. Hai phe – Ba giai đoạn – Bốn mâu thuẫn (quan
điểm 234). Có nhiều quan chức, cán bộ TW, trong đó có cả một số tướng
lĩnh do thiếu hiểu biết, cho nên cũng khen Nguyễn Phú Trọng. Nhờ có một
số khá nhiều người bảo thủ như thế, cho nên Nguyễn Phú Trọng được nuôi
dưỡng. Trong khi đó các anh em ở miền Nam ra chửi Nguyễn Phú Trọng hết
cỡ. Họ bảo, lạc hậu đến cùng cực!
Ngẫm sâu hơn, thấy cụ Hồ cũng có lỗi. Chính cụ đã nuôi dưỡng những
loại người như Nguyễn Phú Trọng. Vì cụ tù mù về CNXH, lớp người như
Nguyễn Phú Trọng cứ bám lấy cái lý thuyết mơ hồ CNXH rồi hắn tỏ ra rất
trung thành với “con đường của Bác.”! Bây giờ muốn đả phá cái
đầu óc xơ cứng ấy khó lắm, về lý luận rất khó gỡ. Vì uy tín Cụ Hồ lớn
lắm. Bọn chúng cứ bám chặt lấy Cụ để làm lá chắn. Ở ta, phương Đông lại
có thói quen xử lý theo tình cảm đối với vấn đề chính trị, châu Âu khác
hẳn, họ duy lý. Vừa qua, giới kinh tế Hàn Quốc phản ứng rất dữ dội với
bài phát biểu của Nguyễn Phú Trọng. Vì Nguyễn Phú Trọng đụng chạm đến uy
tín của các Cty xuyên quốc gia, trong khi họ không phải là những cái gì
như NPT quan niệm.
Còn cái nữa, Nguyễn Phú Trọng tỏ ra rất trung thành với “cương lĩnh”
(của ĐCSVN) mà hắn là tác giả. Cương lĩnh sai, đi ngược trào lưu thế
giới. Nguyễn Phú Trọng lại lợi dụng cương vị của mình để tô vẽ cho cái
đường lối của cương lĩnh. Có thể nói đó là phản tiến bộ, thậm chí nói
không quá, chính đó là phản động.
Có người phân vân, đây là ý kiến của Nguyễn Phú Trọng hay của Trung
Ương, hắn đã thông qua BCT và TW chưa? Nguyễn Phú Trọng là một tay hoàn
toàn có năng lực tự tay viết lấy, không nhờ ai chấp bút. Bài phát biểu
của hắn tập trung toàn bộ ý đồ chiến lược của cả ê kíp lãnh đạo do hắn
tạo ra được. Hắn định đem ra truyền bá trong thiên hạ, cho rằng sẽ được
toàn thể châu Mỹ la tinh hoan nghênh, Nguyễn Phú Trọng đã nhầm to. Châu
Mỹ la tinh đã thấy cái mô hình XHCN bị hỏng, họ ngán cái mô hình ấy,
nhưng chưa tìm ra mô hình mới, lại thiếu lý luận. Nguyễn Phú Trọng đinh
ninh họ đang lúng túng như thế, nhất định sẽ đón nhận “kinh nghiệm thành công”
của VN trên con đường xây dựng CNXH. Tham vọng của hắn rất lớn, khi hắn
thấy ở Hà Nội có thể át giọng được một số người thì chắc hẳn châu Mỹ la
tinh sẽ vui vẻ đón nhận kinh nghiệm của Việt Nam (!).
Do chủ nghĩa cá nhân trong con người hắn chi phối nên hắn nói toạc
toàn bộ nội dung ý đồ chiến lược sai lầm để tạo thế, tạo cơ sở sức mạnh
để tiến hành thanh trừng nội bộ. Kết quả là hắn quá nhầm, hắn đã bị thất
bại toàn diện rất thảm hại. Hiện nay nhiều người đã thấy Nguyễn Phú
Trọng sai hẳn về cơ bản, trong nước đã xuất hiện một lực lượng mới, một
bộ phận chống lại Nguyễn Phú Trọng. Hắn không nhận thức nổi thế giới
ngày nay đã có nhiều biến đổi lớn lao. Lợi dụng cương vị, hắn tìm cơ hội
làm ăn, nếu được, hắn sẽ ngồi ghế TBT vĩnh cửu, chứ không phải nửa hay
một nhiệm kỳ, đã hình thành sự liên kết Nguyễn Phú Trọng - TQ.
Nguyễn Phú Trọng nhằm vào đối thủ số 1 là Nguyễn Tấn Dũng và số 2 là Trương Tấn Sang.
Rất tiếc, số người bảo thủ là mảnh đất nuôi dưỡng Nguyễn Phú Trọng,
nếu không có, hắn sẽ không thể tồn tại. Cũng lại phải nhắc lại Cụ Hồ. Cụ
ù mù về XHCN, tù mù về tam quyền phân lập nên mới đẻ ra một lớp người
như Nguyễn Phú Trọng, hơn nữa nó còn đem lại sự bất lực, nạn tham nhũng,
lạm dụng quyền lực vì không được kiểm soát.
Khách quan mà nói, quyền lực là cần thiết nhưng phải được kiểm soát.
Chủ nghĩa tư bản sử dụng quyền lực có luật pháp đảm bảo. Theo quy luật,
hễ có quyền lực, người thâu tóm quyền lực lớn vào tay sẽ lập tức trở
thành kẻ phản bội. (xem như Napoleon thì rõ).
Ở Việt Nam ta, ông Võ Nguyên Giáp khi có quyền lực là đã đổi khác.
Khi Nguyễn Chí Thanh vào miền Nam công tác có dặn Cụ Hồ là phải cảnh
giác đối với Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn, Lê Đức Thọ có công ngăn chặn Võ
Nguyên Giáp, dùng Nguyễn Chí Thanh để kiềm chế Võ Nguyên Giáp.
Nói thêm, tại sao Chủ nghĩa Tư Bản đào tạo được nhân tài, còn Việt
Nam không làm được. Đó là do tập đoàn lãnh đạo chính trị bị tha hóa.
Vấn đề thời đại là: - Phải có kinh tế phát triển bền vững, phải có
cơ chế được tự do dân chủ (Việt Nam chưa có, vì những người điều hành
thâu tóm tất cả rồi) (CNTB mạnh hơn, còn ta thì kém đến mức kinh tởm).
Còn bàn về đạo đức. Động lực nó ở đâu? Phải có đạo lý thời đại. Tuyên truyền cái đạo lý: “vì có Đảng, có Bác.” Nên ta mới được thế này, thế kia... Có người dân thắc mắc: Singapore có Đảng có Bác đâu mà nó hơn ta nhiều thế!!!
Cứ nhấn mạnh vào vai trò đấy làm cho con người bị mất độc lập tư
tưởng, thực ra đạo lý bị khủng hoảng, hái dẫn đến tha hóa, mù mờ trách
nhiệm chính trị, dối ra, bịp bợm, làm ngu dân, mị dân, con cái các vị
tranh giành nhau.
Nhiều vị vướng vấn đề gái. Có nhiều đấy. Chỉ kể việc T.S cũng thấy buồn cười, chẳng hiểu thế nào mà “bồ.”
anh ta (cô H) bảo: Anh sang Ma Cao mà chơi gái, tôi trả tiền!!!. Con
gái Tô Huy Rứa 24 tuổi chưa biết có tài năng gì mà đưa làm Giám đốc
Vinaconex.
Tóm lại, con đường chúng ta đi còn lâu dài, còn có nhiều gian khổ, phức tạp, không có lý tưởng gì đâu, chỉ là Đảng lừa.
Riêng về các câu hỏi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thì có thể điểm
lại lịch sử một chút. Lịch sử Việt Nam, ở thời đại nào cũng có kẻ phản
quốc, phản bội đi theo Trung Quốc.
Chỉ có L.D. là chống TQ N01. Còn NCT, VTD sùng Trung Quốc lắm.
Về TW 4. Nếu có nghiêm túc kiểm điểm mục: “Suy thoái chính trị.” Thì Nguyễn Phú Trọng đổ trước tiên. Hắn đang lôi kéo, tạo vây cánh, xây dựng lực lượng, có làm được không?...
QHL Tóm tắt xong 20h ngày 03.05.2012
______________________
VCF (Vũ Cao Pha) và QHL trò chuyện với Lê Khả Phiêu tại nhà riêng của ông
Thứ tư 09/5/2012
Vào cổng, gặp Chí Trung. Anh chào hai nhà nghiên cứu quan hệ Viêt
Trung, nói: TQ muốn làm gì thì làm, quan trọng là Việt Nam ứng xử ra
sao.
A. Lê Khả Phiêu niềm nở mở cửa đón hai người.
Từ đầu anh nói luôn:
Trung Quốc đang muốn thảo luận đa nguyên đấy và vấn đề cán bộ
lãnh đạo trẻ, không biết rồi đây Đại Hội của họ giải quyết ra sao? và
Việt Nam ta sẽ như thế nào?
Cứ xem cách làm ăn của ta thấy cũng gay.
Như TW14/khóa X, là TW lần cuối định ra nhân sự. Thế mà cãi nhau như
mổ bò, cứ như cái chợ. Trong danh sách đề cử (in hẳn hoi) đề cử Nguyễn
Thái Học (lãnh tụ Quốc Dân Đảng Việt Nam đã hy sinh từ lâu lắm trong
lịch sử) vào Bộ Chính Trị của nhiệm kỳ ĐH XI Đảng Cộng Sản Việt Nam. Anh
N.Đ.M. bảo: có sự nhầm lẫn. Tôi bảo thẳng: anh làm ăn vô trách nhiệm.
Bây giờ TW 4 xem ra khó thực hiện.
Nhấn mạnh suy thoái chính trị. Đây là vấn đề số 1. Suy thoái chính trị là về tư tưởng, lý luận, đường lối.
Tôi đề nghị và hỏi: Bộ Chính Trị có suy thoái chính trị không? Kiểm
điểm đi! Các TW thì cũng nên kiểm điểm. Coi đấy là bắt mạch, kê đơn, bốc
thuốc. Có thuốc rồi phải uống. Bộ Chính Trị uống trước đi.
Tôi còn đề nghị không để Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban chống tham nhũng. Không thấy phản hồi ý kiến.
Tôi cho rằng chống tham nhũng không thành công. Cần minh bạch, công
khai, phải kê khai tài sản. Tôi kê khai rồi. Bây giờ các anh có lẽ các
anh không kê khai không được, nó đã rõ rành rành ra rồi.
Đề ra vấn đề lắng nghe và lấy ý kiến của nhân dân, quần chúng, nhưng
lại coi các thư không ký tên sẽ không chấp nhận. Tôi đề nghị chấp nhận
tất. Vì cái chính là xem các thư ấy nói có đúng không? Nếu đúng, không
ký tên cũng phải chấp nhận để kiểm điểm.
Dân có câu kể về Lê Khả Phiêu tích cực chống tham nhũng, còn tham nhũng đ/b là thằng y tá.
Đấy, rồi xem sẽ đi đến đâu. E rằng lại lộn xộn, không thành công, mà lại qua đi.
Còn cái vấn đề nói chuyện ở Cu Ba. Dù thế nào cũng cần phải có kiểm
điểm rút kinh nghiệm xem thế nào. Bài nói bị Mỹ phản ứng, Châu Mỹ la
tinh không chịu nghe, Cu Ba cũng không bằng lòng. Ai lại đi nói theo cái
kiểu dạy người ta ấy. Nhiều vấn đề quá phức tạp quá.
VCF: Sao anh không nói thẳng với Nguyễn Phú Trọng?
LKP: Nói rồi, nói 6 lần, đến tận nhà ổng
VCF: Phú Trọng có chấp nhận?
LKP: Nghe cả, nhưng có làm đâu, nghe rồi để đấy.
Sang chuyện khác:
- LKP hỏi vấn đề Bạc Hy Lai – VCF đăng trình toàn bộ tình hình diễn biến …..
Cuối cùng VCF đưa ra vấn đề:
Giải quyết quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ra sao?
Có nên lập diễn đàn Học giả hai nước?
Sau đó đệ trình lên trên, rồi lãnh đạo cao nhất hai nước trao đổi thẳng hắn với nhau.
Lê Khả Phiêu tán thành phương án do VCF đưa ra.
Ra về, Lê Khả Phiêu tặng CF và H L cuốn “Những điều tâm đắc”
Trò chuyện dài hơn 2 giờ từ 9h đến 11giờ 15
Ghi nhanh lại xong vào hồi 22 giò ngày 09.05.2012
QHL