Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Cùng tìm cách cắt nguồn lực trấn áp

Cùng tìm cách cắt nguồn lực trấn áp
Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, chính quyền của Đảng cộng sản đang tìm cách gia tăng nguồn lực cho hệ thống trấn áp tại cơ sở. Họ đang tăng các hỗ trợ bằng tiền cho lực lượng dân phòng, các cộng tác viên của công an (dạng chỉ điểm, theo rõi bí mật các mục tiêu hoặc các thành phần bất hảo thân cận với chính quyền) tại các khu dân cư. Cùng với những động thái như thế, chính quyền cộng sản cũng đã thực hiện một thủ thuật để lôi kéo, duy trì, củng cố sự gắn bó với đảng cộng sản ở các thành phần có liên quan tới các cựu trào của đảng cộng sản mà họ gọi là “trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng” theo Nghị định 52/2011/NĐ-CP ra ngày 30/06/2011 và có hiệu lực từ ngày 15/08/2011.
Như vậy chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam đang phải gia tăng vơ vét, huy động các nguồn lực vật chất để đối phó với các bức xúc, phản kháng đang gia tăng trong xã hội.
Nhìn lại ba vụ cướp đất của nông dân vừa qua tại Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, chính quyền của Đảng cộng sản Việt nam đã huy động hàng ngàn nhân viên công lực đủ loại, từ cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động với đầy đủ sắc phục và công cụ trấn áp cho tới các dạng lực lượng tay chân khác như dân phòng, an ninh mặc thường phục và cả các đối tượng bất hảo trong xã hội. Một câu hỏi chúng ta cần đặt ra là: Nếu không có tiền, những con người của lực lượng trấn áp đó có hoạt động được không? Câu trả lời chắc chắn là: Không. Như vậy, bất kể những con người của lực lượng trấn áp đó là thế nào, và bất kể ở mức độ nào, nếu chúng ta làm giảm được những nguồn tiền nuôi dưỡng hệ thống trấn áp đó nghĩa là chúng ta đã làm suy yếu được sự trấn áp của chính quyền hiện nay.
Nhưng làm giảm bằng cách nào và giảm ở những loại nguồn lực nào là một bài toán không đơn giản, vì việc làm giảm đó phải đáp ứng hai yêu cầu tối thiểu: khả thi (phải dễ thực hiện trong bối cảnh người dân còn khá rụt rè, chưa quen với tinh thần phản kháng) và không làm phương hại tới nguồn lực vật chất cũng như tinh thần của những người đang đấu tranh, phản kháng lại chính quyền.
Vừa rồi bà Bùi Thị Minh Hằng, người vừa mới ra khỏi nhà tù, đã có một hành động đi đúng theo chiều hướng cắt giảm nguồn lực trấn áp của chính quyền. Bà Bùi Thị Minh Hằng đã công khai từ chối đóng một loại phí mà chính quyền cộng sản gọi là “quĩ an ninh quốc phòng”. Đó chỉ là một trong rất nhiều loại quĩ hiện nay ở các khu dân cư, như “quĩ vì người nghèo”, “quĩ phòng chống thiên tai”, “quĩ cho trẻ em”, “quĩ ủng hộ người tàn tật”, v.v. Đặc tính chung của các loại quĩ đó là: không có biên lai nhận tiền, không có sổ sách minh bạch thu-chi, việc đóng hay không đóng là hoàn toàn tự nguyện (không có điều luật hiện hành nào bắt buộc), nhưng được thực hiện một cách rất tinh vi bằng cách vận động tại từng gia đình thông qua những người gần gũi với người dân (như tổ trưởng dân phố hoặc người của Mặt trận Tổ quốc). Để dễ hình dung về nguồn lực này, nếu chúng ta chỉ ước tính dân số Việt Nam (tại quốc nội) hiện tại là 85 triệu và mỗi hộ gia đình có 6 người tức là có khoảng 14 triệu hộ gia đình và mỗi năm mỗi hộ gia đình chỉ cần đóng 10.000 đồng/năm thôi, thì cái nguồn lực từ những loại quĩ “ma” đó sẽ là 140 tỷ đồng/năm. Một nguồn lực không hề nhỏ. Và điều quan trọng hơn vấn đề lớn hay nhỏ là những đồng tiền đó của người dân lại đang được dùng để tiếp thêm sinh lực cho những kẻ đang chống lại nhân dân, những kẻ “phản cách mạng đã rõ ràng” (như lời của cụ bà Lê Hiền Đức).
Hành động vừa kể của bà Bùi Thị Minh Hằng liệu có thể nhân rộng ra trong xã hội Việt Nam hiện nay? Hoặc chính quyền sắp tới sẽ có những động thái nào đối với hành động đúng đắn của bà Bùi Thị Minh Hằng? Đó là những câu hỏi cần được những người đấu tranh bất bạo động quan tâm, vì nếu ai cũng thực hiện được như bà Bùi Thị Minh Hằng thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng trấn áp của chính quyền bị cắt giảm và sức mạnh đấu tranh của nhân dân được nâng lên. Hãy cùng nhau tìm ra câu trả lời cho vấn đề này!
Đối Thọai
 ****
Đấu tranh  bất bạo động (4)Không nên gây hấn hay nhục mạ Công An
Đấu tranh bất bạo động(5) Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công?(1)
Đấu tranh bất bạo động(6)  Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công?(2)
Đấu tranh bất bạo động(7) Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công?(3)
Đấu tranh bất bạo động(8) Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công?(4)
Đấu tranh bất bạo động (9) Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công?(5)
Đấu tranh bất bạo động (10)  Tại sao Phản kháng Dân sự lại thành công?(6)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"