Nguyễn Ngọc Già
Với giá đền bù rẻ mạt không bằng nửa tô phở bò Kobe TRỊ GIÁ 650.000 đồng (1)
mà đám trọc phú ăn sáng hàng ngày, Văn Giang - Hưng Yên đã đẩy người
nông dân vào tận cùng nỗi bi hận, phẫn uất nhất trong lịch sử "người cày
có ruộng" hôm nay. Nộ khí xung thiên của hàng ngàn người dân vẫn đang
bốc cao tận trời xanh! Tại sao giới cầm quyền Văn Giang - Hưng Yên nhẫn
tâm đến điên dại và mù quáng vì tiền như thế?!
Thật bình tâm ngồi "bươi" lại đám giấy lộn được gọi là "luật" cho thấy:
Theo QĐ 742, Văn Giang - Hưng Yên đã sử dụng LUẬT ĐẤT ĐAI 1993 làm căn cứ, bởi QĐ 742 được ông Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30/6/2004, trong khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực kể từ 01/7/2004.
Vậy, kể từ khi QĐ 742 ra đời vội vã, mọi vấn đề phải dựa vào LUẬT ĐẤT ĐAI 1993 cùng tất cả văn bản nghị định liên quan. Một trong những Nghị định quan trọng nhất, chính là nghị định 52/1999/NĐ - CP (xin gọi tắt là NĐ 52)
ban hành ngày 08/7/1999 (2). Nghị định này buộc phải đưa vào quy trình
thực hiện cho MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ vào thời điểm QĐ 742 có hiệu lực.
Theo NĐ 52, tại phần "PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG" (Ban hành kèm theo Nghị định số: 52/1999/NĐ-CP ngày
08/07/1999 của Chính phủ) chỉ rõ:
Các dự án nhóm A gồm: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới;
các dự án: công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản. CÓ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
TRÊN 100 TỈ ĐỒNG.
Vậy dự án Ecopark thuộc dự án nhóm A.
Tại Điều 31, NĐ 52 quy định như sau:
Thay đổi nội dung dự án đầu tư (trích):
3. Dự án bị đình, hoãn hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau:
a) Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của người có thẩm quyền;
b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được người có thẩm quyền cho phép bằng văn bản;
c) Kéo dài việc thực hiện dự án quá 12 tháng so với các mốc tiến độ ghi trong quyết định đầu tư mà không có lý do chính đáng và không được người có thẩm quyền chấp nhận.
a) Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của người có thẩm quyền;
b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được người có thẩm quyền cho phép bằng văn bản;
c) Kéo dài việc thực hiện dự án quá 12 tháng so với các mốc tiến độ ghi trong quyết định đầu tư mà không có lý do chính đáng và không được người có thẩm quyền chấp nhận.
Từ ngày 30/6/2004 cho đến 30/6/2005, khoảng thời gian 12 tháng này phía Ecopark đã kéo dài vừa đủ để DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI NÀY PHẢI BỊ ĐÌNH CHỈ, HOÃN HOẶC HỦY BỎ theo điều 31 khoản 3 mục c nói trên.
Nếu Ecopark muốn tiếp tục thực hiện dự án buộc phải ĐIỀU
CHỈNH DỰ ÁN theo luật đất đai 2003. Đây là mấu chốt cho mọi vấn đề khuất
tất suốt từ 2004 - 2012. Trong khi đó Văn Giang - Hưng Yên vừa sử dụng
QĐ 742 (do Luật đất đai 1993 chi phối) vừa sử dụng Luật đất đai 2003 là
cách làm mâu thuẫn, thiếu hiểu biết luật pháp (dù cố tình hay vô tình)
cũng là điều buộc phải truy cứu trách nhiệm quản lý của họ.
Nói cách khác, QĐ 742 ban hành ngày 30/6/2004 hoàn toàn vô giá trị ngay lập tức khi chiếu theo Luật đất đai 2003 có hiệu lực từ 01/7/2004.
Một quyết định cấp Chính phủ, vô giá trị chỉ qua một ngày là cách làm
việc gì đây? Trong khi đó, Văn Giang - Hưng Yên luôn đổ vấy "làm đúng
theo quyết định của Thủ Tướng", lối ăn nói này có phải đã đưa ông Nguyễn
Tấn Dũng vào thế triệt buộc? Cần phải truy cứu từ đầu những ai có liên
quan, dính líu từ khi QĐ 742 ra đời cách đây 8 năm!
***
Mới đây theo trang VNN cho biết "Phó chủ tịch Hưng Yên báo cáo Thủ
tướng vụ Văn Giang" (3), trong đó có các nội dung chính như sau:
- Dự án khu đô thị Văn Giang được phê duyệt
và thực hiện từ năm 2004 theo công thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây
dựng cơ sở hạ tầng, trình tự thủ tục thực hiện triển khai tuân
thủ theo đúng quy định của pháp luật, được địa phương, các bộ ngành hữu
quan của TƯ thẩm định kỹ lưỡng.
Luận điểm "triển khai tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật" sai hoàn toàn khi dựa vào Luật đất đai 1993 và NĐ 52. Đây là lời báo cáo láo.
- Triển khai dự án, UBND tỉnh và các nhà đầu
tư đã rất quan tâm áp dụng các chính sách đền bù hỗ trợ giải phóng mặt
bằng và các biện pháp giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất,
thực hiện theo đúng pháp luật, chế độ tại thời điểm. Dự án được thực hiện với cơ chế chính sách đền bù hỗ trợ cao nhất tại thời điểm trên địa bàn tỉnh và là dự án duy nhất được giao đất đền bù liền kề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi.
Luận điểm này không có số liệu cụ thể, chủ quan, lấp liếm, đơn cử:
+ Giải quyết việc làm gì cho người nông dân? Bao nhiêu người đã được
giải quyết việc làm? Thu nhập, sự ổn định đời sống người nông dân khi
nhận việc làm mới ra sao?
+ Ngay tại thời điểm này (2012) QĐ 742 HOÀN TOÀN VÔ GIÁ TRỊ bởi căn cứ mấu chốt là Luật đất đai 1993 đã hết hiệu lực thi hành.
+ Đền bù hỗ trợ cao nhất, nghĩa là 135.000 đ/m2. Cao nhất so theo
tiêu chuẩn nào? Văn bản luật nào cho phép Tỉnh Hưng Yên có quyền tự định
giá đất? Giá đền bù có tính đến mức độ mất giá của tiền đồng VN chưa?
Một mét đất của người dân chưa bằng 3 tô "Phở 24", không đến một nửa tô
"phở bò Kobe"!!! Sao tàn ác, phi nhân đến thế! Giá điện, giá xăng thì
các cơ quan công quyền đòi tiếp cận theo giá quốc tế, vậy còn giá đất
tiếp cận theo giá nào?
Sau cưỡng chế, tình hình nhân dân 3 xã ổn
định, nhiều hộ dân không nhận tiền hỗ trợ đền bù đã nhận ra sai lầm vì
nghe nhóm chống đối xúi giục và kích động.
Bao nhiêu hộ "nhận ra sai lầm"? Nhóm "chống đồi xúi giục và kích động" là những ai?
Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài,
cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết.
Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.
Đây là luận điểm chủ quan, chụp mũ thô bỉ, vu khống trắng trợn, ngậm
máu phun người của Nguyễn Khắc Hào - Phó CT Hưng Yên. Ngoài ra, với
giọng điệu vô giáo dục của một tên cướp cạn, Nguyễn Khắc Hào ĐE DỌA tất
cả những ai đang lên tiếng kêu oan cho dân Văn Giang như: bà Lê Hiền
Đức, TS. Nguyễn Xuân Diện, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, GS. Nguyễn Huệ
Chi, GS. Nguyễn Thế Hùng, TS. Nguyễn Thanh Giang, Nhà giáo Phạm Toàn,
Nhà văn Hoàng Hưng, PGS.TS Hoàng Dũng, TS. Phan Hoàng Oanh, TS. Nguyễn
Đình Nguyên, GS. Tương Lai, Luật gia Lê Hiếu Đằng v.v... Nguyễn Khắc Hào
trở nên hỗn hào với nhân dân hết mức tưởng tượng! Nguyễn Khắc Hào cũng
vi phạm vào điều 121 (tội vu khống), 122 (tội sỉ nhục) - Luật Hình sự và
phỉ báng vào việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
đang diễn ra.
Người dân Văn Giang - Hưng Yên và cả nước cần nhận rõ bộ mặt của bọn
cướp Văn Giang - Hưng Yên: vừa cướp đất dân, vừa đàn áp dân, vừa tỏ ra
trong sáng như là NẠN NHÂN đau khổ, uất ức, vô tội khi bị "cản trở" để
"thi hành công vụ".
Ghê người cho thói điêu toa của những tên "đầu trâu mặt ngựa ào ào
như sôi" xông vào làng xóm bình yên tạo cảnh lá lai: "đầy đồng vang
tiếng ruồi xanh", "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền"!!!
***
Tôi tha thiết yêu cầu đồng loạt các ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
ngay trong kỳ họp gần nhất phải đặt lên bàn ông Nguyễn Sinh Hùng, bà
Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Uông Chu Lưu, bà Tòng Thị Phóng, ông Huỳnh Ngọc
Sơn và cả UB Thường vụ Quốc hội hồ sơ nhức nhối về Tiên Lãng, Văn Giang
và hàng ngàn hồ sơ dân mất đất khác. Đại biểu Quốc hội phải chất vấn
công khai, chất vấn đến tận cùng trước toàn bộ 500 vị đại biểu.
Tôi tha thiết yêu cầu ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại biểu Quốc hội Hưng Yên hãy lên tiếng cho người dân oan khuất.
Tôi tha thiết yêu cầu ông Hoàng Hữu Phước - Đại biểu
Quốc hội Tp.HCM - đã từng phát biểu "Quốc hội không có chỗ cho lợi ích
cục bộ" (4). Ông hãy lên tiếng cho dân oan. Đây cũng là thời cơ hiếm có
cho ông lấy lại uy tín trước cử tri cả nước, sau những phát biểu gây ồn
ào dư luận vừa qua.
Tôi tha thiết yêu cầu ông Dương Trung Quốc, bà Lê Thị Nga
(Phó chủ nhiệm UB tư pháp QH), ông Bùi Đình Súy (Ban dân nguyện QH), bà
Hà Thị Khiết (Trưởng ban dân vận TW), ông Chu Sơn Hà, ông Trần Du Lịch,
ông Trương Trọng Nghĩa v.v... và những vị đại biểu quốc hội nào đang đau với nỗi đau dân oan mất đất hãy lên tiếng!
***
Thật tê tái trước những người nông dân bơ vơ, trơ trọi, không còn
điểm tựa, không nơi bấu víu. Công lý ở đâu?! Xin đừng để những tiếng
thét gào, than khóc vang lên nữa! Đã quá đủ!
Nguyễn Ngọc Già
_______________
_______________