Một bức tượng của Trần Hưng Đạo vừa được dựng trên đảo Song Tử Tây
của quần đảo Trường Sa mà Việt Nam hiện đang có tranh chấp với một số
nước khác quanh Biển Đông.
Lễ khánh thành bức tượng đã được tổ chức vào sáng hôm Chủ nhật ngày 6/5, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Lễ khánh thành bức tượng đã được tổ chức vào sáng hôm Chủ nhật ngày 6/5, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Trần Hưng Đạo, tức Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn, là một vị tướng lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam có công đánh thắng
giặc Nguyên – Mông đến từ phương Bắc. Ông được người dân Việt Nam suy
tôn là Đức Thánh Trần.
Bức tượng dựng lên trong bối cảnh Việt Nam đang có tranh chấp gay gắt
với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa.
Trước đó, Việt Nam cũng đã gửi chư tăng ra trụ trì ba ngôi chùa của người Việt vốn đã bỏ hoang kể từ sau năm 1975 trên các đảo.
To nhất Trường Sa
Thông tấn xã Việt Nam cho biết bức tượng cao 11 mét được tạc từ đá
nguyên khối và được đặt trong khuôn viện rộng hơn 600 mét vuông với xung
quanh là những rặng cây phong ba.
Chi phí để làm bức tượng này là 6,5 tỷ đồng.
Chi phí để làm bức tượng này là 6,5 tỷ đồng.
Bức tượng này là do tỉnh Nam Định, xuất xứ của vương triều Trần, hiến
cho đảo Song Tử Tây và dựa trên nguyên mẫu của bức tượng Trần Hưng Đạo
ngự tại Quảng trường Ba tháng Hai tại thành phố Nam Định.
Một đoàn đại biểu tỉnh Nam Định do phó chủ tịch tỉnh này là ông Đoàn
Hồng Phong đã tham dự lễ ra mắt bức tượng hôm Chủ nhật cùng với đại diện
Quân chủng Hải quân Việt Nam và người dân, binh sỹ trên đảo.
Tối hôm thứ Bảy ngày 5/5, chư tăng tháp tùng phái đoàn Nam Định ra đảo cũng đã làm Lễ An vị tượng.
Thượng tọa Thích Tâm Hiện, người vừa từ đất liền ra đảo và hiện tại
đang trụ trì tại chùa Song Tử Tây, cho BBC biết đây là bức tượng lớn
nhất trên cả quần đảo Trường Sa.
Nếu tính cả bệ thì bức tượng này cao đến 12 mét được dựng trên một gò đất cao sâu vào trong đảo. Mặt tượng nhìn về hướng đông, Thượng tọa Thích Tâm Hiện, người có mặt tại Lễ An vị tượng, cho biết.
Nếu tính cả bệ thì bức tượng này cao đến 12 mét được dựng trên một gò đất cao sâu vào trong đảo. Mặt tượng nhìn về hướng đông, Thượng tọa Thích Tâm Hiện, người có mặt tại Lễ An vị tượng, cho biết.
Ông cho biết bức tượng có thần thái ‘hùng dũng’ và bản thân ông cũng
như người dân ngoài đảo cảm thấy ‘vinh dự lớn’ được đón bức tượng ra
đảo.
Ông nói bức tượng này có ‘ý nghĩa tâm linh’ đối với người dân trên đảo và bên Hải quân sẽ chịu trách nhiệm chăm nom bức tượng.
Ngoài chiến công đuổi giặc ngoại xâm, Trần Hưng Đạo còn viết nên bản
‘Hịch tướng sỹ’ – một bản hịch kêu gọi binh sỹ hãy biết nỗi nhục mất
nước mà cùng nhau đoàn kết chống giặc ngoại xâm mà người đời sau tôn
vinh là ‘thiên cổ hùng văn’.
Ông còn là tác giả của cuốn ‘Binh thư yếu lược’ để truyền lại cho con
cháu đời sau những kiến thức về binh pháp mà ông đúc kết được để làm
cẩm nang chống giặc.
Trần Hưng Đạo được thờ phượng và dựng tượng ở nhiều nơi trên đất nước
Việt Nam, trong đó có đền Thượng ở Lào Cai nằm ngay sát biên giới với
Trung Quốc.
Lễ Phật Đản
Hôm thứ Bảy ngày 5/5, tức ngày rằm tháng Tư âm lịch, là lần đầu tiên
các chùa trên các đảo ở Trường Sa tổ chức Lễ Phật đản với sự chủ trì của
chư tăng.
Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì ở chùa Trường Sa Lớn, cho
biết chùa của ông đã tiến hành nghi thức tắm Phật vào ngày 8/4 âm lịch.
Ông nói người dân trên đảo đã cùng ông trang trí lễ đài Đức Phật sơ sinh với ‘tinh thần tự nguyện rất cao’.
Vào chính Lễ Phật đản vào ngày rằm tháng 4, ông cho biết ‘bà con tham
dự đầy đủ’ và cùng ông tụng kinh về ngày Đản sinh của Đức Phật. Ông
cũng đọc thông điệp của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho các
Phật tử.
Ông cho biết kể từ ngày ông ra trụ trì chùa Trường Sa Lớn, hàng đêm
ngôi chùa này đều có thời kinh tối từ 7 đến 9 giờ và thu hút từ ‘mười
mấy đến 20’ Phật tử tham dự.
“Lâu ngày mới được nghe Pháp, nghe kinh nên họ rất mừng,” ông nói.
Tin BBC