Trần Duy Huỳnh
Có thể nói Tập Cận Bình là nhân vật hiện nay được quốc tế theo dõi
nhiều nhất vì sang năm, ông ta sẽ là người đứng đầu đảng cộng sản Trung
quốc và là đại diện cho một đất nước có dân số đông vào bậc nhất trên
thế giới. Mọi hành động và lời nói của ông đều được theo dõi và phân
tích kỹ lưỡng.
Chuyến đi thăm Việt Nam của ông ta cũng không là một ngoại lệ. Báo
chí nước ngoài như Reuters xem chuyến đi đó như là một thử thách khả
năng ngoại giao giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông của ông ta vì
Việt Nam được đánh giá như một lực lượng đối đầu đáng kể trong khu vực.
Tờ The China Post đưa tin theo AFP trong bài “Vietnam sees stars after China flag faux pas” đăng ngày 24/12/2011 (bài viết này cũng được Internatinal Business Times và một số báo nước ngoài trích lại) cho rằng Việt Nam đã gây lúng túng ngoại giao khi sử dụng cờ có 6 ngôi sao trong buổi đón tiếp Tập Cận Bình trong khi cờ Trung Quốc chỉ có 5 ngôi sao.
Tờ The China Post đưa tin theo AFP trong bài “Vietnam sees stars after China flag faux pas” đăng ngày 24/12/2011 (bài viết này cũng được Internatinal Business Times và một số báo nước ngoài trích lại) cho rằng Việt Nam đã gây lúng túng ngoại giao khi sử dụng cờ có 6 ngôi sao trong buổi đón tiếp Tập Cận Bình trong khi cờ Trung Quốc chỉ có 5 ngôi sao.
Khi được hỏi về sự cố này, phát ngôn viên Bộ ngoại của Trung Quốc Liu
Weimin cho biết: “Phía Việt Nam đã có lời giải thích với đại sứ quán
Trung Quốc tại Việt Nam và cho biết đây là một lỗi kỹ thuật”.
Đến đây, sự thâm hiểm của đảng CS Trung Quốc và ý đồ của lãnh đạo
đảng CS Việt Nam lộ ra.
Sự thâm hiểm Đảng CS Trung Quốc:
Trung Quốc chấp nhận lời giải thích của Việt Nam mà hoàn toàn không
bày tỏ thái độ nào.
Trước khi qua thăm Việt Nam, họ Tập đã đi thăm nhiều nước, qua đó,
Trung Quốc cố gắng chứng tỏ với thế giới rằng Trung Quốc là một nước yêu
chuộng hoà bình, không có ý đồ hung hăng bành trướng, bá quyền. Việc có
thêm ngôi sao thứ 6 là hoàn toàn do phía Việt Nam tạo ra, nằm ngoài ý
muốn của Trung Quốc. Trung Quốc chấp nhận chuyện đó mà không phản ứng là
vì mối quan hệ “đặc biệt” giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hãy nghĩ, nếu lãnh đạo đảng CS Việt Nam khi đón tiếp Tập Cận Bình,
thay vì dùng cờ có 6 ngôi sao mà dùng lá cờ chỉ có 4 ngôi sao tượng
trưng cho 4 dân tộc Hán, Mãn, Mông, Hồi (thay vì 5 ngôi sao chính thức
của lá cờ Trung Quốc) thì không ai biết Trung Quốc sẽ phản ứng dử dội
như thế nào chứ đừng nói đến sự chấp nhận lời giải thích đơn giản của
Việt Nam.
Ý đồ của lãnh đạo đảng CS Việt Nam:
Mối quan hệ “đặc biệt” giữa Trung Quốc với Việt Nam là mối quan hệ mà
cả thế giới đều biết. Cũng theo báo The China Post, “sự cố tương tự
cũng đã xảy ra vào tháng Mười năm 2011, khi lá cờ 6 ngôi sao được sử
dụng bởi đài truyền hình quốc gia Việt Nam trong khi đề cập đến chuyến
viếng thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng”.
Những sự việc tương tự được các lãnh đạo đảng CS Việt Nam lập đi lập
lại, không còn là “sự cố” kỹ thuật nữa mà đã là “cố ý” kỹ thuật.
Sự “cố ý” kỹ thuật này đã được hai Đảng mặc nhiên chấp nhận, vì thế
Trung Quốc không cần phải bắt lỗi và Việt Nam cũng không cần phải xin
lổi.
Có người biện hộ cho sự việc đó bằng cách cho rằng các ngôi sao trên
lá cờ biểu hiện các ý nghĩa khác chứ không phải mang ý nghĩa các dân
tộc. Việc suy diễn ý nghĩa lá cờ là việc của từng người, tùy theo hiểu
biết, quan điểm của mình, nhưng việc sử dụng lá cờ chính thức được chính
phủ Trung Quốc công nhận trong nghi thức ngoại giao là việc bắt buộc
đối với nước chủ nhà. Hãy chờ xem, tháng Hai năm sau, khi Tập Cận Bình
sang thăm Mỹ, chính phủ Mỹ sẽ đón tiếp ông ta với lá cờ 6 sao, 7 sao, 8
sao hay họ sẽ dùng lá cờ chính thức, được nhà nước Trung Quốc chấp nhận
là lá cờ 5 sao?.
Nếu Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1954 về 12 hải lý chỉ bao gồm các đảo ở
biển Đông, gây khó khăn, day dứt cho những người yêu nước trong việc
bác bỏ tính hợp pháp của Công hàm này (mà tới bây giờ, đảng CS, mà theo
điều 4 Hiến Pháp 1992 là cơ quan lãnh đạo, quyền lực cao nhất nước, vẫn
không tỏ rõ quan điểm của mình về điều đó) thì có phải sự kiện vừa qua
là kết qủa của những chuẩn bị từ trước, từ vấn đề khai thác khoáng sản,
nhượng đất đầu nguồn, sự phân chia biên giới không rõ ràng, v.v….? và
bao trùm toàn bộ lãnh thổ?
Một dân tộc mà lịch sử dựng nước của họ gắn liền với việc chống ngoại
xâm, không thể để bất cứ ai đùa giởn với lãnh thổ của mình được và
không dể dàng chấp nhận một sự giải thích hời hợt, lấy có được.
Đảng CS Việt Nam mà qua các lãnh đạo của nó đã phạm hết sai lầm này
đến sai lầm khác gây tổn hại cho đất nước và dân tộc mà ngay đến những
người đảng viên CS yêu nước chân chính khi nhắc lại cũng cảm thấy xấu
hổ.
Cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lỡ đất” dưới thời Hồ Chí Minh đã
phá tan hoang văn hóa, đạo đức của nông thôn miền Bắc, biến người nông
dân miền Bắc hiền lành chất phát thành những quỷ-người.
Cuộc chiến tranh “thần thánh”, “giải phóng miền Nam” dưới thời Lê
Duẫn làm chết hàng triệu thanh niên miền Bắc, hàng triệu thanh niên miền
Nam một cách vô ích, làm tan nát hàng vạn gia đình mà cho tới nay, cả
một bộ máy tuyên truyền của Đảng, đầy rẫy những tiến sĩ triết học Mác-
lênin cũng không thể giải thích được lý do cần thiết, một cách khách
quan và hợp lý, cho nhu cầu phải tiến hành cuộc chiến tranh đó để người
dân có thể chấp nhận được.
Cuộc đổi mới kinh tế “thần kỳ“ sau này rập khuôn theo mô hình Trung
Quốc của các lãnh đạo đảng CS Việt Nam đương thời đã không những làm mất
cân đối nền kinh tế trầm trọng, gây khốn khổ, tạo oan ức cho hàng vạn
người dân mà còn làm đạo đức xã hội tha hoá đến cùng cực. Những biện
pháp “tái cấu trúc”, “nâng đở”, v.v… hiện nay, nhưng chưa có một biện
pháp rõ ràng nào thể hiện sự quan tâm đến đời sống người dân đang bị
điêu đứng dưới ảnh hưởng nghiêm trọng của lạm phát do việc điều hành
kinh tế theo định hướng XHCN, rập khuôn Trung Quốc của lãnh đạo đảng CS
Việt Nam.
Sự kiện vừa qua, nếu không có phản ứng của các báo lề trái thì không
ai biết nó sẽ kéo theo những hệ qủa nào.
Đã đến lúc người dân, các trí thức trong và ngoài nước, các đảng viên
đảng CS Việt Nam, nói KHÔNG với sự lãnh đạo của đảng CS Việt Nam chưa,
hay vẫn tiếp tục cho họ một cơ hội nữa? Thời gian lãnh đạo của Đảng CS
trên đất nước Việt Nam này cũng đã gần bằng thời gian Pháp thuộc, như
vậy đã đủ dài chưa?
Người dân Việt Nam tội nghiệp luôn sống với giấc mơ, giấc mơ truyền
từ đời ông đến đời cha đến đời con, giấc mơ đó là sống bình an, hạnh
phúc, nhưng giấc mơ giản dị đó cứ bị lợi dụng, bị gán ghép với những
giấc mơ của đảng CS Việt Nam, đã đến lúc tất cả dân tộc Việt Nam nên
được sống thực với giấc mơ của riêng mình và thoát ra khỏi cơn mộng
chưa?
26/12/201
Trần Duy Huỳnh
1) AFP, “Vietnam sees stars after China flag faux pas, 24/12/2011”,
The China Post.
2) Chris Buckley, “China’s Xi to visit Vietnam in test for tricky
relationship”, 16/12/2011, Reuters.
3) Mỹ Hòa (Tổng hợp),”Tập Cận Bình: vị “Thái tử” giấu mình?”,
20/10/2010 TuanVietnam.net.