Ngày Chủ Nhật, 23.10.2011 trên Báo QĐNDonline có đăng bài viết “Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp” của Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang, với nội dung đả kích một số người nhân dân “trí thức”, “luật gia”(nguyên
văn của Đại tá Quang). Trong bài viết của mình Đại tá Quang đã viện dẫn
ngay chính văn bản Hiến pháp năm 1946, một văn bản có tính pháp lý đầu
tiên của chế độ Dân chủ Cộng hòa ở Việt nam, để rồi xuyên tạc tinh thần,
tư tưởng đúng đắn của những văn bản đó.
Theo Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang thì việc làm đó của các nhân dân “trí thức”, “luật gia” nhằm mục đích xuyên tạc và bịa đặt Đảng ta đã “biển thủ”, “đánh cắp” hay “bắt cóc”, “cầm tù” bản Hiến pháp đó. Hành động xuyên tạc và bịa đặt đó nhằm kích động tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ý thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên-cái mà nhân dân ta đã nhận thức rõ.
Theo Đại tá, TS Nguyễn Văn Quang thì việc làm đó của các nhân dân “trí thức”, “luật gia” nhằm mục đích xuyên tạc và bịa đặt Đảng ta đã “biển thủ”, “đánh cắp” hay “bắt cóc”, “cầm tù” bản Hiến pháp đó. Hành động xuyên tạc và bịa đặt đó nhằm kích động tư tưởng đa nguyên, tạo dựng ý thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa nguyên-cái mà nhân dân ta đã nhận thức rõ.
Trước
hết trên tinh thần tôn trọng tự do ngôn luận và tự do tư tưởng tôi đồng
ý với cách bầy tỏ ý kiến của Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang nói lên
suy nghĩ của mình về hai chữ nhân dân được xác định trong Hiến pháp 1946
cho dù không đúng. Nhưng đồng thời tôi không chấp nhận hành động xuyên
tạc khi Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang cho rằng (trích) “Lời nói đầu
của bản Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do Quốc hội Nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9-11-1946) đã xác định rõ danh từ
“nhân dân” là những người dân “đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự
do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa”. Đây là một điều hoàn
toàn bịa đặt, dối trá vì trong Lời nói đầu của Hiến pháp Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (do Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua
ngày 9-11-1946) hoàn toàn không hề đề cập vấn đề đó hay đại ý như vậy.
Để chứng minh, xin trích nguyên văn Lời nói đầu của Hiến pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 (do Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9-11-1946) như sau (trích):
“Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà.
Sau
tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của
chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã
bước sang một quãng đường mới.
Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ,
giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.
Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp
Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây
dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
- Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một
chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến
bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ
của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại.“
Các đại biểu Quốc hội Đa nguyên Đa đảng Khóa I nước Việt nam DCCH |
Xin
hỏi trong Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 trích nguyên văn ở trên, chỗ
(đoạn) nào đã xác định rõ danh từ “nhân dân” là những người dân “đã
giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân
chủ cộng hòa” như tác giả – ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang đã
khẳng định? Cũng xin ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang nên đọc và tìm
hiểu kỹ định nghĩa từ “nhân dân” đã ghi trong Từ điển tiếng Việt của
Viện Ngôn ngữ học – Hoàng Phê chủ biên – Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa
năm 2010 trang 914 cột 2 ghi rõ (trích) “Nhân dân:1.
Danh từ : đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong
một khu vực nào đó (nói tổng quát). Đồng nghĩa: dân chúng, quần chúng.
2. Tính từ: thuộc về đông đảo những người dân, nhằm phục vụ cho lợi ích
của đông đảo người dân“. Chứ không có ai là người Việt mà dám lộng ngôn tới mức cho rằng (trích) “Nhân
dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc
gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định. Nhân dân là chủ thể quyền lực
của một chế độ xã hội nhất định. Nhân dân luôn mang tính cộng đồng dân
tộc, song cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc“. Xin tham khảo định nghĩa trên tại đây.
Vì
nếu hiểu giai cấp cũng là tầng lớp xã hội nhưng dựa trên tiêu chuẩn
kinh tế như nghề nghiệp, thu nhập và của cải thì xin được hỏi ông Tiến
sĩ xã hội Việt nam hiện nay có bao nhiêu tầng lớp, có bao nhiêu giai cấp
khác nhau? Và không những thế, chỉ riêng các giai cấp mà theo Điều 2 –
Chương I- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ghi rõ
là “Điều 2: Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức”. Nói như ông Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang thì giai cấp
nào trong 3 giai cấp nền tảng nói trên mới là giai cấp duy nhất đại
diện cho nước Việt nam, mới là nhân dân Việt nam? Vậy theo đúng như ông
TS. Quang nói thì thấy ngay bản thân ông – một sĩ quan quân đội cũng
không phải là một thành phần của nhân dân Việt nam, mà có lẽ ông là loại
Nhân dân “tệ”. Vì như trên mới chỉ có Công – Nông – Sĩ mà còn thiếu
thành phần Thương – Binh trong cụm từ Sĩ – Công – Nông – Thương – Binh.
Căn cứ theo Từ điển
Bách khoa toàn thư (bachkhoatoanthu.gov.vn) thì quá trình phát triển
lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay, đã cho thấy rằng trong xã
hội đã từng có giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ dưới chế độ chiếm hữu
nô lệ, giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân trong chế độ phong kiến,
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong xã hội tư bản và cho tới trong
chế độ xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, giai cấp
vẫn còn tồn tại do vẫn còn sự khác nhau giữa giai cấp công nhân và giai
cấp nông dân, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị
và nông thôn. Nghĩa là bất kể hình thái chế độ nào thì luôn hình thành
nhiều giai cấp khác nhau. Vậy ông Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang dựa vào đâu
để khẳng định danh từ “nhân dân” là những người dân “đã giành lại chủ
quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa”.
Điều đó đi ngược lại với Hiến pháp và đặc biệt hơn nữa là trái với những
lý luận chính trị tối thiểu của một người có trình độ kiến thức phổ
thông phải có. Cái đó đã khiến cho nhiều người đặt dấu hỏi cho cái bằng
Tiến sĩ của ông, Tiến sĩ gì mà dốt như vậy?
Nực cười nhất là ở đoạn trên ông Tiến sĩ vừa viết “Nhân dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định“, thì chỉ sau mấy dòng ông Tiến sĩ lại quên, để rồi chuyển giọng thành (trích) ” Rõ
ràng, nhân dân là những người lao động, nông dân, công nhân, trí thức,
binh sĩ, nhân sĩ, tiểu thương yêu nước đã bị thực dân, phong kiến bóc
lột, áp bức tù đày, tước đoạt đi mọi quyền sống cơ bản của con người,
quyền tự do phát triển của một dân tộc. Nhân dân ở đây còn là “toàn dân,
không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo… nhưng dứt khoát không thể là những kẻ đã áp bức, bóc lột”.
Thế xin hỏi ông Đại tá, Tiến sĩ nghĩ gì khi đảng CSVN có chủ trương cho
đảng viên làm kinh tế tư nhân không hạn chế quy mô, hơn nữa lại còn “”Ông chủ doanh nghiệp tư nhân có thể vào Đảng, thậm chí tham gia Ban chấp hành Trung ương…“ như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết. Vậy đảng CSVN cho phép và có chủ trương cho đảng viên của mình tham gia bóc lột thì họ có còn là nhân dân hay không?
Đảng cử, dân bầu |
Rồi vẫn bằng cái thói chụp mũ, khi ông Đại tá Tiến sĩ cho rằng “Hành
động xuyên tạc và bịa đặt đó nhằm kích động tư tưởng đa nguyên, tạo
dựng ý thức chính trị xây dựng một bản hiến pháp theo tinh thần đa
nguyên – cái mà nhân dân ta đã nhận thức rõ và không chấp nhận ngay từ
bản Hiến pháp đầu tiên“. Cái này thì chứng tỏ ông Tiến sĩ đã dốt ,
nay lại thêm tội nói càn, bởi vì tư tưởng đa nguyên đa đảng luôn tồn tại
trong tất cả các bản Hiến pháp Việt nam các năm 1946, 1959 và cái tư
tưởng này còn tồn tại tới mãi năm 1980 khi đã bị đảng CSVN tự ý tước bỏ
và thay bằng điều 4 – Hiến pháp 1980 mà không thông qua sự phúc quyết
của cử tri như Điều 70 – Chương 7 bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 mà
không thấy tác giả nhắc đến. Nếu nói như ông Tiến sĩ là nhân dân ta đã
nhận thức rõ và không chấp nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên thì xin
hỏi ai là người tuyên bố “Chúng ta bỏ điều 4 – Hiến pháp là tự sát”,
người của Đảng CSVN hay nhân dân?
Đồng thời ông Tiến sĩ cũng không hề biết ngượng mồm khi ông ta đặt câu hỏi “Một điều quan trọng họ nêu ra là nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết Hiến pháp của mình không?“. Và cũng chính ông Đại tá Tiến sĩ đã thay mặt nhân dân để tự trả lời rằng “Quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp, mối quan hệ giữa các quyền đó, việc lập
các tổ chức chính trị, xã hội, đảng đoàn ra sao là do nhân dân Việt
Nam, Quốc hội Việt Nam quyết định“. Có lẽ ông Đại tá Tiến sĩ cố tình không nhớ chuyện bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN, lên tiếng cách nay không lâu tại buổi Hội thảo góp ý về văn kiện Đại Hội Đảng XI cho rằng (trích):
“Tôi
rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có
quyền gì đâu mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc
hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của
mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho
nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc
hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo
được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình.
Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri.“
Để kết thúc
bài viết xin lấy một đoạn lời khuyên của ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn
Quang đối với những người ông coi là các vị “trí thức”, “luật sư” do
tay ông viết ra, để gửi lại cho ông đọc mà suy ngẫm. Đó là “Vậy nên có
một lời khuyên tác giả – ông Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang hãy đọc
kỹ và học lại những từ rất cơ bản đó ở “Lời nói đầu” của bản Hiến pháp;
hãy học và tìm hiểu những khái niệm chính trị cơ bản như hai chữ “Nhân
dân” để rồi hãy nói cho đúng và đừng cố tình bỏ qua, xuyên tạc và bịa
đặt như vậy.”
Đọc
bài chính luận “Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp” của ông
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang thấy đúng là một câu chuyện thuộc dạng
phiếm luận của tờ Báo Quân đội Nhân dân … cười. Người có học ai đọc xong cũng phải vừa tức vừa cười.
Tức
vì muốn ngu dân mà tác giả còn ngu hơn dân thì quá phản tác dụng, còn
cười là vì đúng là không có cách gì bôi nhọ tờ Báo Quân đội Nhân dân –
Cơ quan của Quân ủy Trung ương, tiếng nói của Lực lưỡng vũ trang và nhân
dân Việt nam tốt hơn bằng cách cho mấy ông Tiến sĩ tốt nghiệp từ cái lò
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – cái lò đào tạo những “ngu
tài” của nước Đại Ngu viết chính luận.
Hà nội, ngày 24 tháng 10 năm 2011
———————
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA