Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Thời Báo Hoàn Cầu: "Hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ phải dừng lại"

Tqvn2004 chuyển ngữ
 
Ấn Độ và Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong vùng biển Đông [nguyên văn Nam Trung Hoa] vào Thứ Tư. Cả hai nước đều biết rõ ràng điều này có nghĩa gì với Trung Quốc. Trung Quốc có thể xem xét thực hiện những hành động nhằm thể hiện quan điểm của mình và ngăn chặn những nỗ lực liều lĩnh hơn nhằm đối đầu với Trung Quốc trong khu vực này.
Chỉ một ngày sau khi ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp hàng hải tại Bắc Kinh, Hà Nội đã đạt một thỏa thuận khác với New Delhi để thăm dò chung. Thật khó để nói đây là tâm lý lá mặt lá trái từ Hà Nội, hay là một sự bất đồng giữa những lãnh đạo hàng đầu ở Việt Nam.
Bằng cách ký hiệp ước với Việt Nam, Ấn Độ có lẽ để ý nhiều đến chiến lược trong khu vực của nó hơn là chỉ để lấy vài thùng dầu và khí đốt.
Một hiệp ước mực với Việt Nam, Ấn Độ có thể có cân nhắc sâu sắc hơn trong chiến lược khu vực của nó chỉ đơn giản là nhận được thùng dầu và khí đốt.
Ấn Độ sẵn sàng đi câu trong vùng nước xoáy của biển Đông với mục đích tích lũy một vài điểm tựa [nguyên văn "bargaining chips"] để mặc cả các vấn đề khác với Trung Quốc.
Có động lực chính trị mạnh mẽ phía sau các dự án thăm dò này. Tiếng nói phản đối của Trung Quốc có thể không được chú ý. Trung Quốc phải có những hành động thiết thực, bao gồm cả những hành động làm thất bại những dự án này [chắc là định cắt cáp nữa đây!!!].
Trung Quốc cần phải lên án thỏa thuận này như hành động bất hợp pháp. Một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi động dự án thăm dò, Trung Quốc có thể gửi các lực lượng phi quân sự của mình tới gây rối hoạt động của họ, và gây ra tranh chấp hay rào cản để dừng hoạt động thăm dò của hai quốc gia này.
Nói cách khác, Trung Quốc phải cho họ thấy rằng lợi nhuận thu được từ sự hợp tác nói trên khó có thể cân xứng với rủi ro mà nó đem lại.
Trung Quốc rõ ràng không muốn thấy tranh chấp hiện tại hóa thành xung đột nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia có liên quan. Bằng cách ngăn chặn dự án thăm dò Việt - Ấn, Trung Quốc giúp người khác thấy được rủi ro và chia sẻ rủi ro này với tất cả các quốc gia có liên quan. Nếu Trung Quốc không hành động, các quốc gia này sẽ phải chịu rủi ro này một mình.
Một số quốc gia đang chấp nhận rủi ro trên biển Đông, và họ tin rằng Trung Quốc sẽ lùi lại để tránh xung đột. Kết quả là, Trung Quốc phải đối mặt với hành động khiêu khích ngày một ra tăng trên toàn khu vực. Những phản đối ngoại giao của Trung Quốc ngày càng không có ý nghĩa. Để làm mát sở thích muốn chấp nhận rủi ro trong khu vực này, Trung Quốc buộc phải đưa ra một hoặc hai biện pháp trả đũa kiên nhẫn và cứng rắn.
Ấn Độ có tham vọng riêng của mình trong khu vực biển Đông. Tuy nhiên, sức mạnh quốc gia của nó không đủ vững chắc để cổ vũ cho tham vọng đó. Hơn nữa, đó không phải là nhiệm vụ cấp thiết của Ấn Độ là trở thành một cường quốc. Ngay cả đối với các lợi ích riêng của mình, Ấn Độ đang chọc mũi vào việc không phải của mình. Xã hội Ấn Độ chưa được chuẩn bị cho một cuộc xung đột gay gắt với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
Hà Nội thường lưỡng thự liệu có nên đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông. Nó tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, nó có nhiều mục tiêu quốc gia phức tạp, giống như Trung Quốc. Tranh chấp lãnh thổ chỉ là một trong số đó.
Xã hội Trung Quốc không chấp nhận sự khiêu khích liên tục tới từ biển Đông. Một Trung Quốc đang lên rõ ràng cần phải có một mức độ kiềm chế nhất định, và việc hành động cứng rắn chống lại những khiêu khích là nguy hiểm. Tuy nhiên, một nguy cơ lớn hơn là để cho công chúng Trung Quốc phải chịu những bất bình mà chỉ các nhà chiến lược mới có thể chịu.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"