Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Ông sui gia tội đồ

Ong Nguyen Tan Dung duoc tai de cu lam Thu tuong
Kami
Theo: RFA Blog
-
Tôi luôn kính trọng người cao tuổi và đặc biệt đối với những người nổi tiếng kể cả khi họ đã qua đời. Chính vì lẽ đó tôi cũng cố gắng hạn chế ở mức tối đa có thể khi nhắc đến họ, vì dù sao họ cũng đã khuất, họ không có cơ hội để thanh minh cho những điều mà chúng ta viết về họ. Hình như đó cũng là nguyên tắc của các ông nghị ở các nước dân chủ trong các cuộc họp Quốc hội, đó là  trong tranh luận ở nghị trường họ không được phép tự ý nhắc tới bất kể ai – là người thứ 3 không có mặt trong phòng họp. Đến đây có lẽ sẽ không ít bạn đọc nghĩ rằng chắc tôi đang muốn dọn đừờng để nói tới chuyện cụ Hồ Chí Minh? Xin thưa không, người tôi xin phép nhắc tới là ông Nguyễn Cao Kỳ, một sĩ quan cao cấp, một chính trị gia tên tuổi của chế độ VNCH – cựu Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn, vừa đã qua đời tại Malaysia, ở tuổi 81.
 
Đối với tôi, trong chiến tranh thì ông Nguyễn Cao Kỳ là người phía bên kia nên những thông tin về hình ảnh của ông ta trong các tài liệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản cũng rất hạn chế và không mấy thiện cảm. Khi đó  tôi chỉ biết được ông Nguyễn Cao Kỳ là một vị tướng không quân hào hoa và hay tham nhũng, kể cả việc cho vợ của ông – bà Đặng Tuyết Mai sử dụng máy bay quân sự để vận chuyển ma túy từ Viengchan (Lào) về Sài gòn. Chuyện đó đúng hay sai thì bây giờ câu trả lời cũng chắc không phải là điều khó. Sau này lên mạng internet thì cũng biết thêm thông tin về ông tướng Kỳ, thì thấy ngay cả những người Việt nam ở hải ngoại thì cũng không ít người không thiện cảm với ông, họ gọi ông là ông tướng trở cờ quay về với cộng sản, Nhưng ngược lại, trong mắt của nhiều người thì cho rằng tướng Nguyễn Cao Kỳ là một người nhà binh, có chút ngang tàng, quân tử, khẳng khái, và có lòng với đất nước.
Xin đơn cử một ví dụ, mà theo bà Đặng Tuyết Mai vợ cũ của tướng Kỳ kể lại trong một lá thư rằng “Thấy cuộc sống vật chất của vợ chồng chị không dồi dào, Đại tướng Nguyễn Khánh ký tặng anh Kỳ tấm ngân phiếu một triệu đồng. Giữ trong túi ít hôm, anh Kỳ cầm ra lại đút vào nói “không ngờ đời Nguyễn Cao Kỳ lại có ngày thành triệu phú” rút cục lại đưa tấm ngân phiếu đó cho Đại tá Hà Dương Hoán – sĩ quan tài chánh Bộ Tư Lệnh – để sung vào quỹ Xã hội Không Quân. (Mà sao ngày ấy chị cũng thật lý tưởng, không chịu “chộp” lấy cất đi thì anh Kỳ cũng đành chịu thôi. Đại gia người Hoa ở Chợ Lớn mang 200 triệu đồng tiền mặt vào tận tư dinh trong căn cứ Tân Sơn Nhất để xin anh Kỳ tha mạng Tạ Vinh bị kết án tử hình vì tội tham nhũng, anh Kỳ đã thẳng thừng từ chối. Chị còn nhớ mấy đêm trước khi quyết định, anh Kỳ ngồi ưu phiền như tượng gỗ. Anh tâm sự, “người lãnh đạo bao giờ cũng cô đơn”, bởi lạnh lùng quyết định sẽ xử chết một người nào, dù người đó có tội, không phải là dễ! Cuối cùng chị đã góp ý kiến là anh nên chuyển qua Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và để tướng Thiệu quyết định tối hậu cũng là hợp tình hợp lý thôi. Thế là nhẹ được trách nhiệm đè nặng trong tâm“. Đó là chuyện của họ, những người cùng chiến tuyeế ới ông Kỳ những năm cũ, ai hiểu thế nào là quan niệm củai rêng họ.
Nhưng ấn tượng nhất của tôi là khi được biết (không hiểu hư hay thực) sau này ra hải ngoại, ông cũng trải qua nhiều nghề, có lúc còn phải lái taxi để kiếm sống.  Nghe nói là khi có một ông khách Mĩ da đen lên xe taxi, hai người trò chuyện một hồi thì tướng Kỳ nói “Tao từng là tướng lãnh và phó tổng thống Việt Nam”, ông khách nọ không tin trợn mắt quát rằng “Mày đừng có nổ, không lo thân phận lái taxi mà nói chuyện viễn vông”. Nghĩ cũng tội cho cái nghiệp đời chính trị là thế, khi được thì làm vua, còn khi thua thì đi làm tài xế xe taxi, điều đó dẫu cho có nghiệt ngã nhưng cũng phải biết dám chơi và dám chịu.
Chuyện về ông Nguyễn Cao Kỳ tôi viết hôm nay không phải vì chuyện như thế, mà là chuyện của ông tướng Kỳ có liên quan tới các tài liệu mật mà Wikileaks tiết lộ có liên quan tới ông. Đó là, theo Wikileaks cho biết rằng tướng Kỳ từng bị Nguyễn Tấn Dũng chặn đường về Việt nam vào năm 2003, mà theo đó lần đầu tiên danh tính của ông tướng Kỳ xuất hiện là trên bức công điện 11 tháng 3 của ngành ngoại giao Mỹ. Bức công điện đó tường thuật cuộc họp giữa Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với Ðại Sứ Burghardt, một cuộc họp do ông Dũng yêu cầu, để tìm cách nâng cao quan hệ hai nước . Công điện ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trước đó khi phía Mỹ đề nghị Việt Nam cấp visa cho Tướng Nguyễn Cao Kỳ được nhập cảnh vào Việt nam, thì ông Nguyễn Tấn Dũng khi đó đang là Phó Thủ tướng đã giận dữ bác bỏ và không những thế ông Dũng còn gọi ông Kỳ và các viên chức Việt Nam Cộng Hòa là “tội đồ”. Với lý do, vì theo ông Dũng cho rằng “… các viên chức chế độ Sài Gòn cũ phải chịu trách nhiệm đã đưa 1 triệu lính Mỹ vào và gây chết chóc cho 3 triệu người Việt Nam; họ là ‘tội đồ’ và sẽ không bao giờ được chào đón trở về.”. Không những thế trong bức công điện trên còn mô tả thái độ của Dũng là “Mặt ông bất thình lình rắn lại và ông phó thủ tướng gần như nổ tung vì giận dữ.”.
Chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng, bây giờ là Thủ tướng khi ấy có thái độ giận dữ và khẳng định rằng tướng Kỳ, kẻ tội đồ sẽ không bao giờ được chào đón trở về âu cũng là điều dễ hiểu với những người lính mà trước đó họ ở hai chiến tuyến khác nhau. Có thể là do lòng thù hận, mối ác cảm hay sự thiếu trách nhiệm đối với dân tộc gì gì đó vẫn chưa phai nhạt thì cũng có thể chấp nhận được. Nhất là đối với những nhà lãnh đạo bảo thủ và thiếu tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc thì cũng khó thể trách họ được. Xong nực cười, tuyên bố của ông Dũng năm 2003 là như thế, xong trên thực tế thì chẳng bao lâu sau đó, quan điểm của ông Dũng bị thất bại. Chính quyền Việt Nam vẫn cấp visa cho Tướng Kỳ, và ông Nguyễn Cao Kỳ  và vợ là bà Lê Kim đã về thăm Việt Nam trong một chuyến đi được quảng bá rầm rộ vào tháng 1, 2004.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/136925-Wiki_NGUYEN-CAO-KY-2869417---400.gif
Cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ (trái) cùng vợ ông, bà Lê Kim, trả lời báo chí trong lần đầu ông về lại Việt Nam, tháng 1 năm 2004. (nguoi – viet.com)
Nhưng nực cười hơn lại là chuyện, chỉ ít lâu sau đó ông Nguyễn Tấn Dũng đã là bố vợ, mà con rể không phải ai xa lạ đó là ông Nguyễn Bảo Hoàng là Tổng giám đốc điều hành của IDG Venture Việt Nam kể từ năm 2003. Ta hãy tìm hiểu xem ông Nguyễn Bảo Hoàng rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ai, có xuất xứ thế nào?
Theo tin cho biết Nguyễn Bảo Hoàng – Henry Nguyễn sinh năm 1974, là con trai út của ông Nguyễn Bang, nguyên là 1 thứ trưởng của chính quyền Sài Gòn trước 1975, gia đình có 4 anh chị em gồm 2 trai, 2 gái. Gia đình Henry Nguyễn đã rời Sài Gòn năm 1975 di cư sang Mỹ và định cư tại ngoại ô Washington thuộc bang Virginia, khi Henry Nguyễn mới 22 tháng tuổi. Cả gia đình Nguyễn Bang đã lên đường rời VN chỉ vài ngày trước 30/4/75 và định cư ở Mỹ ngay sau đó ở bang Chicago. Được biết, chị gái của Henry là 1 cô gái đẹp và lấy chồng là con trai 1 gia đình tài phiệt Mỹ tên là Thomas Cornor, kể từ đó gia đình Nguyễn Bang và Henry Nguyễn tham gia vào nhóm tài phiệt này. Anh rể Henry là Thomas sau đó lập một công ty viễn thông để làm ăn với Việt nam mang tên VITC từ năm 2002, quan hệ móc nối rất chặt với các quan chức bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Thông tin Truyền thông) và tập đoàn VNPT. Lúc đó Nguyễn Bang là Chủ tịch VITC, Thomas Cornor là Tổng giam đốc còn Henry làm Giám đốc kinh doanh.

Henry Nguyễn làm Tổng Giám đốc quỹ đầu tư IDG Venture tại VN với số vốn 100 triệu USD (sau tăng thêm 200 triệu), mà người ta cho rằng tiền này thực chất đến từ gia đình Cornor và Nguyễn Bang dù rằng nó mang danh nghĩa của IDG. Quỹ này chuyên đầu tư mua các công ty tại Việt nam và có quan hệ làm ăn rất chặt chẽ với quỹ Viet Capital do cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Thủ tướng làm chủ. Chỉ biết rằng, sau khi làm thông gia với Thủ tướng, gia đình kẻ “tội đồ ” Nguyễn Bang (theo cách gọi của ông Dũng) lại trở thành một thế lực mạnh trong giới tài phiệt Mỹ làm ăn tại VN. Chứ nó có đơn giản như báo chí của nhà nước đã tuyên truyền rầm rộ để dọn đường cho cuộc hôn nhân thú vị này một thời.
Đôi trai tài gái sắc, cô Nguyễn Thanh Phượng và cậu Henry Nguyễn
Chuyện trai gái yêu nhau rồi đi đến thành hôn là chuyện quá đỗi bình thường của thời buổi bây giờ, cô Nguyễn Thanh Phượng và cậu Henry Nguyễn cũng vậy, chả ai có quyền lên tiếng phản đối cuộc hôn nhân này của một đôi trai tài gái sắc thực sự này.  Nếu như trước đây ai phản đối thì sẽ dễ dàng bị ghép vào tôi ghen ăn tức ở. Nhưng nó chỉ là  điều bình thường nếu như không có chuyện khi Wikileaks bật mí chuyện ông tướng Kỳ và hai chữ “tội đồ” mà vào năm 2003, ông Nguyễn Tấn Dũng khi đó với cương vị Phó Thủ tướng đã khẳng định rất rõ ràng, với thái độ rất dứt khoát rằng… các viên chức chế độ Sài Gòn cũ phải chịu trách nhiệm đã đưa 1 triệu lính Mỹ vào và gây chết chóc cho 3 triệu người Việt Nam; họ là ‘tội đồ” và sẽ không bao giờ được chào đón trở về.

Người ta thường nói “Miệng kẻ sang có gang có thép” và lời nói của kẻ sang thì như dao chém đá, đã nói lời phải biết giữ lấy lời. Vậy mà ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xứ mình nói lời lại nuốt lời, hình như ông Dũng còn thiếu cái mà kẻ sang ai cũngp hải có. Vừa mới hôm nào ông bảo họ nào là kẻ tội đồ, nào là sẽ không bao giờ được chào đón trở về, vậy mà chỉ bụp một cái, không hiểu có phải vì tiền mà ông Dũng quên nhanh như vậy? Kể cả theo một qui định lâu đời của Đảng CSVN thì  đảng viên  chứ không nói đến lãnh đạo cao cấp, không được phép cho con kết hôn với những gia đình có dính trực hệ 3 đời đến ngụy quyền. Qui định này tuy chưa có quyết định cụ thể nào xóa bỏ giá trị của nó, vậy mà việc ông Nguyễn Tấn Dũng cho con gái mình lấy con trai  của một cựu quan chức cao cấp của chế độ cũ mà hầu như không gây ra bất kỳ một phản ứng nào. Điều đó cho thấy hệ thống chân rết quyền uy của ông Dũng vững chãi tới mức nào?
Đó là chuyện riêng của ông Thủ tướng, nó phần nào cũng phản ảnh một thực tế để chứng minh cho câu nói bất hủ đã đi vào lịch sử của cố Tổng thống VNCH – ông Nguyễn Văn Thiệu, đó là “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn thấy những gì cộng sản làm”. 

Người ta có câu đại ý “Hãy nói cho tôi biết thông gia của anh là ai, tôi sẽ trả lời anh là người như thế nào”, hẳn ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biết điều tối thiểu đó. Vậy thông gia của ông Thủ tướng, là ông Nguyễn Bang, nguyên là 1 thứ trưởng của chính quyền Sài Gòn trước 1975 thuộc đối tượng là “tội đồ”, điều do chính miệng ông Thủ tướng Dũng nói ra vào năm 2003, vậy  thì từ đó chúng ta  tự suy ra cũng biết ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thuộc loại dạng gì, có phải là tội đồ hay không? Nếu chiếu theo Từ điển tiếng Việt thì tội đồ  là danh từ (từ cũ) để chỉ hình phạt giam nhiều năm tù và cũng dùng để chỉ người bị hình phạt ấy.

Không hiểu đây có phải điềm gở báo trước sẽ có một ngày không xa,  khi lỡ ở Việt nam mà có biến, khi ấy mà ông Thủ tướng xứ mình dzọt qua Tàu hổng có kịp, thì lúc đó ổng sẽ trở thành tội đồ đúng nghĩa là cái chắc chắn.
Chuyện đời thì chẳng biết thế nào mà lần, nhất là trong bối cảnh của Việt nam ta hiện nay thì cũng dễ lắm./.


Ngày mưa bão, 04 tháng 10 năm 2011

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"