Neil MacFarquhar (The New York Times)
Phạm Nguyên Trường dịch
Kể từ tháng 1 năm nay hết nhà độc tài Arab này đến nhà độc tài
Arab khác bị lật đổ với tốc độ chưa từng có trước đây. Mỗi kẻ ra đi một
cách, nhưng kịch tính nhất là sự ra đi của Moammar El-Quaddafi. Ông ta
đã chết trong vũng máu, tờ The New York Times viết như thế.
Zine el-Abidine Ben Ali của Tunisia là tổng thống đầu tiên bị nhân
dân vùng lên lật đổ vào năm nay đã chọn con đường chạy trốn sang Saudi
Arabia. Nhưng đấy là sự lựa chọn khó khăn đối với người đã từng quen
sống ở tâm điểm của sự chú ý, nhà báo này công nhận như thế. Từ đó đến
nay không thấy ai nói gì đến ông ta nữa.
Tổng thống Ai-cập, Hosni Mubarak, sẵn sàng ra trước tòa án, nhưng bây
giờ ông ta đã yếu quá rồi, có nhiều khả năng là ông ta sẽ được người
đời nhắc tới như một kẻ nằm trên cáng sau song sắt nhà tù.
Trong số những nhà độc tài đang bị vây hãm có tổng thống Bashar
al-Assad của Syria và Ali Abdullah Saleh của Yemen, những kẻ đang cố bám
vào quyền lực. Xuất hiện câu hỏi là họ sẽ phản ứng ra sao trước cái
chất của Quaddadi – nó sẽ buộc họ phải sử dụng thêm lực lượng để đàn áp
nhân dân nước mình hay sẽ rút lui.
“Điều này đã chứng tỏ cho các nhà độc tài Arab thấy rằng sự dàn áp
nhân dân của họ đã có tác dụng ngược và rằng họ không thể giữ được mãi
quyền lực”, ông Yuseff Assad, một chuyên gia về Lybia, tuyên bố như thế.
“Và cuối cùng, nhiều người nghĩ rằng di sản thực sự của sự cáo chung
của Quaddafi, cũng như của những vụ sụp đổ trước đó và chắc chắn là sau
đó nữa là nhân dân Arab đã thay đổi”, nhà báo Neil MacFarquhar viết như
thế.
“Bài học thực sự ở đây là trong thế giới Arab đã xuất hiện làm sóng
chính trị thân dân. Người ta không còn chấp nhận các nhà độc tài có xu
hướng diệt chủng nữa”, giáo sư sử học Cole từ trường đại học tổng hợp
Michigan nói như thế”
Nguồn: The New York Times
Dịch theo bản rút gọn bằng tiếng Nga tại địa chỉ: http://inopressa.ru/article/21Oct2011/nytimes/arab1.html