Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Tư duy người Việt không phù hợp với thời đại mới

Tqvn2004 tổng hợp

Mời độc giả tiếp tục bổ sung lối tư duy mà người Việt cần tránh...

Câu chuyện thứ nhất: Tư duy ban ơn

Ba Hiền, theo TBKTSG
Đọc báo, xem đài, thỉnh thoảng người ta lại nghe một số ý kiến đề nghị Đảng, nhà nước các cấp cần “quan tâm” làm điều này, điều nọ để cuộc sống người dân “đỡ khổ” hơn. Chẳng hạn như kiềm chế lạm phát để giá cả bớt gia tăng, sửa chữa cầu – đường cho dân tiện đi lại, bớt cúp điện – nước, giảm học phí, viện phí…
Còn ở vùng sâu, vùng xa, lâu lâu có tin chính quyền địa phương đưa điện, nước sạch về cho dân xài, xây trường học, thậm chí mang gạo đến cứu đói cho dân lúc giáp hạt… Vậy là đài, báo lại có dịp chuyển tải những lời phát biểu cảm tưởng rất thật thà của những người dân quê chân chất: “Cám ơn Đảng, Chính phủ quan tâm…”.

Thật ra, cái tư duy “ban ơn”, “chịu ơn” từ thời bao cấp tưởng đã vùi sâu, chôn chặt cùng với quá trình đổi mới đất nước nhưng cho đến tận nay nó vẫn còn đeo bám dai dẳng trong não trạng của không ít người. Chính kiểu tư duy đó đã góp phần làm cho bộ máy chính quyền kéo dài sự quan liêu, thiếu trách nhiệm trước dân, với lối suy nghĩ: vì là “làm ơn”, nên lúc nào rảnh chúng tôi sẽ làm, không việc gì phải vội!
Ở các nước phát triển, người ta nghĩ về vấn đề này rất sòng phẳng: công chức nhà nước cũng là một nghề như mọi nghề khác trong xã hội. Mọi công chức đều nhận lương từ tiền đóng thuế của dân, do đó phải làm tròn trách nhiệm để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Ai không thực hiện tốt chức trách công vụ, sẽ có hình thức chế tài thích đáng, kể cả bị sa thải. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành tựu vượt bậc về kinh tế và các vấn đề dân sinh ở họ ngày càng được hoàn thiện.
Để hòa nhập tốt với thế giới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân, chúng ta cũng cần sớm xóa bỏ “tư duy ban ơn” đối với mọi cán bộ, công chức khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.

Câu chuyện thứ hai: Tư duy của chính phủ VN về chức năng của báo chí

Vũ Quý Hạo Nhiên, theo blog Nhảm
1.jpeg
Chuyện này ai cũng biết rồi nên tớ muốn nói tới một khía cạnh khác.
Tới nay thì chắc ai mà biết đọc blog đều đã biết chuyện này:
Một số doanh gia Nhật bị truy tố tội đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam. Trong vụ án đó thì ông Huỳnh Ngọc Sĩ (hình bên), sếp PMU đại lộ Đông-Tây bị khai là đã nhận $820,000 tương đương 15% tiền “lại quả” trong dự án này.
Có lẽ bức xúc (“Nghĩ mình phương diện quốc gia” –Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều), Bộ Ngoại giao Việt Nam “đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin, bài về việc này; nếu có đưa tin thì phải khách quan, theo đúng quy định pháp luật của mỗi nước.” (Tin báo TN)
Chuyện này do ông Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn cho báo chí biết, nhưng đề nghị là của “phía Việt Nam” chứ không phải của ông thứ trưởng, đừng quy cho ổng tội nghiệp.
Đề nghị này của chính quyền Việt Nam phản ảnh những khái niệm này:
  • Chính quyền nước này nhúng tay vào công việc của “các cơ quan truyền thông đại chúng” nước khác là chuyện… ngửi được.
  • Chính quyền bảo ban “các cơ quan truyền thông đại chúng” không cho đưa tin, bài về việc này việc nọ, là chuyện ngửi được.
Cứ chấp luôn cả hai chuyện này đi.
Thì vẫn còn một khái niệm nữa cũng tiềm ẩn trong lời yêu cầu của phía Việt Nam. Nó phản ảnh tư duy của các quan chức cấp cao nhất tại Việt Nam về chức năng của báo chí.
Đó là:
  • Báo chí “nên” chờ mọi chuyện “xong đâu đấy” rồi mới được đưa tin, đưa bài.
Bạn nào còn muốn làm báo cho yên thân thì phải hiểu điều này: Đưa tin sớm, khi các bác các cụ chưa sắp xếp xong đâu đấy, nếu bị thộp là ráng chịu.
Chưa tin ư? Có nhớ hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Việt Chiến bị bắt vì nguyên nhân gì không? Vì đưa tin Bùi Tiến Dũng khi các bác ấy chưa rút ra kết luận cuối cùng của các bác ấy.
Ngay cả trước đó nữa, còn nhớ chuyện phóng viên Lan Anh bị truy tố không? Cái cớ là “chiếm đoạt tài liệu bí mật,” nhưng cái gốc là dám đề nghị điều tra công ty Zuellig Pharma.
Từ giờ đi thì chớ. Phải đợi các bác điều tra xong đâu đấy rồi mới được đăng. Còn nếu các bác không điều tra (ví dụ: “tôi không thích vì tôi chưa thích” — Nguyễn Xuân Hiển, Vietnam Airlines) thì ráng mà im miệng lại.
Chịu khó mà ngồi yên trên cái lề phải ấy, chớ nhúc nhích.

Câu chuyện thứ ba: Phải cực SẠCH tôi mới cổ vũ ông

tata viết:
Ở VN hiện nay làm người hò hét công khai để hô to muốn SẠCH thì người đó phải NHIỀU TIỀN. KHổ một nỗi ở VN hiện nay đã càng nhiều tiền thì thường là đã phải rất BẨN rồi (từng rất bẩn). Mà đám nhiều tiền đó cũng chỉ dám tố dám hô to ở những lãnh vực mà chúng bị kẻ bẩn khác móc túi mà thôi. Thử hỏi bầu Kiên có dám tố dám hô SẠCH trong lãnh vực TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG không?
Bầu Đức và những kẻ mạnh vì tiền bạo vì gạo, gỗ gạch khác có dám hô sạch hò hét đòi cải tổ trong lãnh vực ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI, v.v...
Chúng ta đang là những nhân chứng lịch sử của những cuộc cãi vã-cuộc chiến giữa những kẻ bẩn-những kẻ bẩn này mang vòi bạch tuộc nhãn mác sạch tới những chỗ chúng bị kẻ bân khác chơi bẩn mà thôi.
Cuộc chiến VFF này thực chất là cuộc chiến của những kẻ rất bẩn đang tiếp tục lừa dân VN với cái áo mác SẠCH.
Nếu quả thực chúng muốc SẠCH thật, thì sao chúng không hãy tranh nhau tố cáo công khai chỉ trích lãnh đạo bộ máy và cả cơ chế ngành giáo dục (vô đạo- chỉ nhét tư tưởng HCM)và thậm chí cả hệ thống cầm quyền đi nhỉ? Rất đơn giản vì các "xếp sòng" (tức là các cái ô)của chúng không bật đèn xanh vì những cái ô - những kẻ cầm quyền biết và thích thú: khi nhân dân VN yêu bóng đá thì lại ca hát các bài hát về chế độ của chúng - tức cái ghế, cái quyền của chúng được an toàn trong sự ngu muội dại dột mê ngủ của nhân dân VN ít tiền ngày nay.
Tóm lại ở VN có định luật BẢO TOÀN BẨN:
Trong môi trường VN cái bẩn không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
(Bổ đề cơ bản 1: cái bẩn ở VN chỉ chuyển từ kẻ tham nhũng này sang kẻ tham nhũng khác chứ không tự nhiên mất đi.
Bổ đề cơ bản 2: Cái bẩn ở VN hiện nay chỉ có thể mất đi (có thể được quét sạch) bởi những người không nương tựa vào quyền lực (ví dụ các đảng KHÔNG cầm quyền sẽ có trong tương lai của VN) của chế độ bẩn.)
Bác ơi, trong khi chưa có những người 100% trong sạch dám đứng ra đòi trong sạch, thì mình nên tạm chấp nhận những người chưa sạch 100% nhưng dám đứng ra đòi những gì mình cần. Chứ cứ ngồi đó đợi 100% trong sạch mới cổ vũ thì... đợi đến tết Công Gô cũng chưa thấy đâu bác.
Trong chính trường, trong thương trường Hoa Kỳ, người ta cũng vẫn phải dựa vào những lợi ích đối kháng nhau để kiềm chế lẫn nhau, tạo ra sự trong sạch HƠN. Mình chưa sạch bằng người ta, mà lại ngồi đó đợi ông thánh xuất hiện [thì mình mới vỗ tay ủng hộ], tư duy kiểu này hỏng!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"