Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Truyền thông...lưà

Hồ Bất Khuất - Lừa chúng tôi về truyền thông bằng truyền thông là rất khó!

Hồ Bất Khuất
Hoang mang vì trình độ thông tin kém; nổi giận vì cảm thấy có sự quanh co. Ví dụ, báo chí trích lời ông Nhanh nói rằng không thể căn cứ vào clip để kết luận là Đại úy Minh đạp anh Đức. Nhưng cũng chỉ căn cứ vào clip, cô gái tát cảnh sát giao thông ở TP. HCM đã bị truy tố. Vậy khác nhau ở chỗ nào?
6005077999_89b58d22e2.jpg
Tôi làm việc trong lĩnh vực truyền thông gần 30 năm nay, khi người ta còn lạ lẫm với từ truyền thông (ở Tạp chí Cộng sản có người cho rằng đó là từ “truyền thống” thiếu dấu sắc!) nên ít nhiều có hiểu biết về lĩnh vực này. Thời gian gần đây, tôi buồn chán vì báo chí của ta “lá cải hoá” ghê quá, nhưng vẫn phải đọc, theo dõi, xử lý thông tin… Tôi làm việc này cho riêng mình là chính, chỉ những khi không chịu nổi mới nhỏ nhẹ lên tiếng (chủ yếu cho đỡ quên nghề). Gần đây nhất, tôi quan tâm đến vụ việc những người yêu nước đi biểu tình bị đàn áp thô bạo. Việc này đã được chính người bị đánh (chính xác là bị đạp vào mặt, vào ngực) kể trước khi có ảnh, có clip được đưa lên mạng. Sự việc gây bức xúc đến nỗi những người vốn rất kiềm chế như TS Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân Diện, GS Chu Hảo và nhiều nhà trí thức nữa phải lên tiếng. Họ không lên tiếng bâng quơ mà viết thư gửi đích danh ông Giám đốc Sở Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh.
Tôi cho rằng, sự việc đã rất rõ ràng. Nếu cấp trên không có chủ trương đàn áp, chỉ có cấp dưới làm thì chỉ cần kỷ luật cấp dưới, xin lỗi người bị đánh đập, xin lỗi nhân dân cả nước là xong.
Hôm qua (2/8/2011) Công an Hà Nội đã chính thức trả lời về sự việc này. Nội dung trả lời vui cũng có, nhưng buồn là chủ yếu. Vui là ở chỗ ông Nguyễn Đức Nhanh trả lời rõ ràng, rành rọt: Biểu tình là thể hiện lòng yêu nước và Công an Hà Nội không có chủ trương đàn áp người biểu tình. Buồn là ở chỗ, tuy công nhận như vậy và trước những bằng chứng không thể chối cãi, ông Nhanh vẫn không công nhận là đã có những đơn vị, những cá nhân công an đàn áp người biểu tình. Hơn thế nữa, báo chí (chính thống) còn đưa tin là chính anh Nguyễn Chí Đức cũng nói rằng mình không bị đánh. Tuy nhiên, không biết các ông sỹ quan cao cấp của ngành công an thông tin thế nào, còn báo chí chính thống đưa tin rất lúng túng và mâu thuẫn. Đọc những thông tin như vậy, tôi hoang mang và nổi giận. Hoang mang vì trình độ thông tin kém; nổi giận vì cảm thấy có sự quanh co. Ví dụ, báo chí trích lời ông Nhanh nói rằng không thể căn cứ vào clip để kết luận là Đại úy Minh đạp anh Đức. Nhưng cũng chỉ căn cứ vào clip, cô gái tát cảnh sát giao thông ở TP. HCM đã bị truy tố. Vậy khác nhau ở chỗ nào? Đó là chưa kể cái cách mà công an dẫn ra là anh Đức không bị chấn thương nên không thể nói anh bị đánh. Nói thật là trong chuyện này người bị đánh có thể không đau bằng những người không bị đánh. Nỗi đau ở đây là nỗi đau tinh thần chí không phải nỗi đau thể xác. Chẳng nhẽ trình độ cấp tướng công an không hiểu điều đó?!
Tôi cho rằng có sự ép cung và có thể, anh Nguyễn Chí Đức đã hèn nhát (người dân bình thường khó mà chống lại những người ép cung và thế lực đứng đằng sau họ). Nhưng với kinh nghiệm của mình, tôi không tin anh Đức lại có thể xử sự dễ dàng và buông xuôi như vậy. Chắc chắn có điều gì không minh bạch, không thoả đáng ở đây. Và điều tôi cảm nhận đã đúng. Chiều nay, tôi nhận được thông tin thế này (có cả bằng lời nói):
Như vậy sự việc đã khá rõ ràng: Có một số người (tự nhận là chính thống) muốn đánh lừa dân chúng về truyền thông bằng truyền thông. Nhưng lừa dối chúng tôi là rất khó. Khi tiếp nhận được thông tin này, tôi mừng cho anh Nguyễn Chí Đức, tôi mừng cho dân Nghệ An đã không có người hèn nhát. Và điều này cũng củng cố thêm niềm tin nghề nghiệp của tôi: Chúng tôi không dễ bị lừa bằng những thông tin nửa vời, cắt xén, giả mạo…
Nhân đây cũng xin nói thêm rằng, thời gian gần đây trên một số tờ báo lớn, có uy tín như báo Công An Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân đã in một số bài báo có nội dung phản động. Phản động, trong cách hiểu của tôi và của nhiều học giả khác là chống lại, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội (khác với phản cách mạng). Xét theo tiêu chí này thì những bài báo như bài báo của Quý Thanh nói về sự “ngộ nhận” của GS Ngô Bảo Châu, bài báo của Nguyễn Văn Minh cho rằng blog là rác rưởi đích thị là những bài báo phản động! (Tôi là Hồ Bất Khuất, viết báo, nghiên cứu lý luận, hiện công tác tại Hà Nội (139 Nguyễn Thái Học) sẵn sàng tranh luận trực diện với tác giả các bài báo trên về sự phản động của chúng).

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"