Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Hết ý!


"Theo thông tin mà chúng tôi nhận được từ cơ quan công an thành phố, thì ngày 21-8-2011, đã có khoảng trên 50 người có cái hành động tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, nơi đang diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chào mừng 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Lực lượng làm nhiệm vụ đã kiên trì vận động, giải thích, yêu cầu mọi người thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng theo tinh thần Nghị định 38/2005 NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và nội dung thông báo của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên những người nói trên đã không chấp hành, có lời lẽ lăng mạ, gây mất trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Để thiết lập và bảo đảm trật tự an ninh tại khu vực bảo vệ, lực lượng làm nhiệm vụ đã áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2005 ngày 18-3-2005 của Chính phủ, đưa những người này về trụ sở tiếp dân tại Thành phố. Tại đây thì những người trên tiếp tục có hành vi hò hét gây mất trật tự ôn ninh, buộc lực lượng làm nhiệm vụ phải tiếp tục đưa về CA quận Từ Liêm để phân loại, xử lý. Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với một số trường hợp và đã cho một số trường hợp về ngay trong ngày 21-8-2011 Đối với ba đối tượng có hành vi quá khích, lăng mạ, gây rối trật tự công cộng, cơ quan cảnh sát điều tra CA quận Hoàn Kiếm tạm giữ hình sự để tiếp tục điều tra, làm rõ. Trong thời gian xử lý những người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật tại đồn CA Mỹ Đình, CA huyện Từ Liêm đã tạm giữ ba đối tượng tới trụ sở CA, có hành vi gây rối an ninh trật tự, lăng mạ, chống người thi hành công vụ. Theo thông tin mới nhất mà tôi mới nhận được từ GĐ Công an thành phố Hà Nội thì chiều nay sẽ tạm thời cho các đối tượng này được tại ngoại và xem xét xử lý sau."  


 
Họp báo Bộ Ngoại giao chiều 25-8 tại Hà Nội (phần I) 
 

Phóng viên nước ngoài: 
Xin bà cho biết về phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước việc ĐSQ Hoa Kỳ phát biểu bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ 50 người biểu tình chống Trung Quốc tại Hồ Gươm hôm chủ nhật 21-8 vừa qua?
Bà Nguyễn Phương Nga: Về câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau:
Đây là phát biểu sai trái, không phù hợp. Cần khẳng định rằng ở Việt Nam, các quyền tự do cơ bản của công dân đều được quy định rõ trong Hiến pháp, trong các quy định của pháp luật, và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. Cũng như tất cả các nhà nước pháp quyền khác trên thế giới, việc thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều này đã được quy định rõ tại Điều 19, Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã xử lý những người có hành vi tụ tập, gây rối trật tự công cộng. Việc làm này là theo đúng các quy định của pháp luật để bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
AFP: Xin bà làm rõ thông tin là hiện vẫn còn ba người bị tạm giữ?
Bà Nguyễn Phương Nga: Theo thông tin mà chúng tôi nhận được từ cơ quan công an thành phố, thì ngày 21-8-2011, đã có khoảng trên 50 người có cái hành động tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, nơi đang diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chào mừng 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Lực lượng làm nhiệm vụ đã kiên trì vận động, giải thích, yêu cầu mọi người thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng theo tinh thần Nghị định 38/2005 NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng và nội dung thông báo của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên những người nói trên đã không chấp hành, có lời lẽ lăng mạ, gây mất trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Để thiết lập và bảo đảm trật tự an ninh tại khu vực bảo vệ, lực lượng làm nhiệm vụ đã áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 38/2005 ngày 18-3-2005 của Chính phủ, đưa những người này về trụ sở tiếp dân tại Thành phố. Tại đây thì những người trên tiếp tục có hành vi hò hét gây mất trật tự ôn ninh, buộc lực lượng làm nhiệm vụ phải tiếp tục đưa về CA quận Từ Liêm để phân loại, xử lý. Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với một số trường hợp và đã cho một số trường hợp về ngay trong ngày 21-8-2011.
Đối với ba đối tượng có hành vi quá khích, lăng mạ, gây rối trật tự công cộng, cơ quan cảnh sát điều tra CA quận Hoàn Kiếm tạm giữ hình sự để tiếp tục điều tra, làm rõ. Trong thời gian xử lý những người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật tại đồn CA Mỹ Đình, CA huyện Từ Liêm đã tạm giữ ba đối tượng tới trụ sở CA, có hành vi gây rối an ninh trật tự, lăng mạ, chống người thi hành công vụ.
Theo thông tin mới nhất mà tôi mới nhận được từ GĐ Công an thành phố Hà Nội thì chiều nay sẽ tạm thời cho các đối tượng này được tại ngoại và xem xét xử lý sau.
SGTT: Xin hỏi hai câu. Thứ nhất, có phải Lào sẽ thuê Thụy Sĩ thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động môi trường với thủy điện Xayaburi? Thứ hai, có tin tàu cá ở Quảng Bình bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc 6.000 USD, bà có thể cho biết rõ hơn?
Bà Nguyễn Phương Nga: Với câu hỏi thứ nhất, liên quan đến thủy điện Xayaburi, chúng tôi đã có nhiều lần nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này. Việt Nam hoan nghênh quyết định của Chính phủ Lào dừng dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi. Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 18 tại Jakarta (Indonesia), hai thủ tướng Việt Nam và Lào đã thống nhất chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai bên tiến hành phối hợp nghiên cứu chung, thúc đẩy nghiên cứu trong khuôn khổ Ủy hội Sông Mekong về tác động của các công trình thủy điện với dòng Mekong để có cơ sở khoa học vững chắc làm căn cứ cho các quyết định tiếp theo.
Còn về câu hỏi thứ hai, liên quan đến trường hợp tàu cá của Quảng Bình và 5 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ, tôi xin trả lời như sau: Theo thông tin do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Sở Ngoại vụ UBND Tỉnh Quảng Bình cung cấp, ngày 8-8-2011, tàu cá Quảng Bình mang số hiệu QB1825-TS cùng 5 ngư dân đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc bắt giữ tại khu vực có tọa độ 17 độ 40 phút Bắc và 109 độ 20 phút Đông, thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, cách đảo Hải Nam 35 hải lý và cách Đà Nẵng 109 hải lý. Ngay sau khi nhận thông tin, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã liên hệ với ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị các cơ quan chức năng của Trung Quốc xem xét sớm trả tự do cho ngư dân và tàu cá Việt Nam trên tinh thần hữu nghị và nhân đạo, phù hợp với quan hệ giữa hai nước.
Financial Times: Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự sụp đổ mới đây của chính quyền Gaddafi?
Việt Nam rất quan tâm theo dõi tình hình Lybia. Chúng tôi tôn trọng mọi quyết định của nhân dân Lybia và mong muốn tình hình Lybia sớm trở lại ổn định để nhân dân Lybia có điều kiện khôi phục và phát triển đất nước.
AP: Tôi có 2 câu hỏi liên quan tới cuộc biểu tình ngày chủ nhật vừa qua. Đầu tiên là các cuộc biểu tình lúc đầu thì được cho phép, sau lại không được cho phép nữa. Vì sao lại như vậy? Câu hỏi thứ hai là liệu Việt Nam có tiếp tục bắt giữ người nếu lại có biểu tình nữa không?
Bà Nguyễn Phương Nga: Về câu hỏi thứ nhất thì tôi khuyên bạn nghiên cứu kỹ thông báo của UBND TP Hà Nội. Thông báo này đã nêu rất rõ chủ trương của Thành phố.
Về câu hỏi thứ hai, chủ trương của TP Hà Nội và các cơ quan chức năng là kiên trì vận động, giải thích để người dân hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật. Như tôi đã nói, Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Cũng như các nhà nước pháp quyền khác trên thế giới, các hành vi tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Để giữ gìn trật tự công cộng, góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân theo đúng quy định của pháp luật, ngày 18-3-2005, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 38/2005 NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng. Bộ Công an cũng đã có Thông tư số 09/2005 TT-BCA ngày 5-9-2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 38CP. Nếu bạn chưa có các văn bản pháp luật này thì chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho các bạn.
AP (bực tức): Tôi muốn hỏi câu hỏi cuối, nếu các cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, tại sao lại trấn áp?
Bà Nguyễn Phương Nga: Lý do tại sao chúng tôi đã giải thích rất rõ trong thông báo của UBND TP Hà Nội. Tôi khuyên bạn nên nghiên cứu kỹ văn bản này. Văn bản này thể hiện rất rõ quan điểm, lập trường của Hà Nội.
AFP (đỏ mắt vì tức): Cảm ơn bà.
Reuteurs: Nếu tôi không nhớ không nhầm thì văn bản ấy có nêu là các cuộc biểu tình đó làm hại quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Vậy xin bà cho biết nó đã ảnh hưởng như thế nào?
Bà Nguyễn Phương Nga: Về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thì chúng tôi đã có nhiều lần nói rõ, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hữu nghị truyền thống, hai bên đang nỗ lực phát triển quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
(Nhắc lại) Quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
Giữa hai nước còn có vài bất đồng, trong đó có bất đồng liên quan tới Biển Đông. Việt Nam chủ trương là giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982. Liên quan tới hoạt động của một số người tụ tập trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng thì cơ quan chức năng phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Nguồn: CTV TTX Vỉa Hè

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"