Trước năm 1975 tôi sống cùng gia đình trên đường Tôn Thất Hiệp, quận 11 - Sài Gòn. Nhìn qua đường là hẻm 106 bên phải và hẻm 118 bên trái. Cạnh nhà tôi là nhà thày giáo La dạy tôi và các em nên rất được gia đình chúng tôi kính trọng. Thuở nhỏ tôi cùng bè bạn bắn bi, đánh đáo trong hẻm 118, ăn đậu đỏ bánh lọt nhà chị Năm vợ anh Di, bắt dế trước bãi cỏ Ký Nhi Viện. Tuổi thơ trọn vẹn và đầy kỷ niệm.
Lên đường đi du học Nhật, thời gian mấy mươi năm vụt qua. Về thăm lại xóm nhỏ này, ngoài việc xem lại xóm nhỏ ấy bây giờ ra sao, tôi còn muốn thăm người em trai của tôi đã lên ngồi bàn thờ, để lại vợ và mấy đứa con nheo nhóc.
Đứng đầu hẻm 106 nhìn vào tôi thấy ngay một xe phở có tên Phở Cường, chiếm hết ba phần tư đường đi. Phở thì nhạt phèo nhưng người ta vẫn ăn lai rai, chắc là vì rẻ. Tôi chạnh lòng khi biết người chủ quán này năm xưa khi mới mở xe phở đã hùng hổ qua nhà đối diện là thày giáo Thái, cũng là thày giáo cũ của tôi, khóa trái cửa nhà thày. Đây là hành động trả thù của hắn sau khi bị thưa ra phường vì đã lấn chiếm đường đi chung của hẻm.
Khi đi vào hẻm 118, một cảm giác xô bồ và tục tằn xâm chiếm đầu tôi. Sân công viên có cây xanh thì chẳng ai ngồi hóng mát được. Hai bà cụ mua ve chai phải ngồi nghỉ dưới một hiên nhà nắng chói vì sân công viên mát mẻ đã được nhà cầm quyền và công an phường cho phép một gia đình, gọi là gia đình cách mạng, lấn chiếm để bày bàn ghế bán cà phê trên sân và cả dưới đường hẻm.
Một đám thiếu niên, trai thì tóc xù như tắc kè nhuộm xanh đỏ, gái thì mặc quần short ngắn đến bẹn, đang đú đởn ôm ấp ngay trên sân và bàn cà phê. Một đám thanh niên khác lớn hơn thì ngồi phía xa xa, bên mấy chiếc xe quái dị. Một thằng lơ láo bỗng nhảy lên, nổ máy, nẹt bô và làm một lèo ra đầu hẻm trong tiếng inh tai nhức óc vì cái bô xe tự chế.
Trước ký nhi viện ngày xưa, nay là trường mẫu giáo, một đám trẻ em đang đá banh mà trời ơi, những tiếng chửi thề dòn dã vang ra trên môi hay cửa miệng của mấy em.
Tôi thấy lảo đảo trước cái sinh hoạt của quần chúng như thế này. Người dân cong lưng đóng thuế và còn phải đóng góp bao thứ tiền cho nhà nước. Người Việt hải ngoại chúng tôi được kêu gọi về nước đóng góp cho một Việt Nam công bằng bác ái văn minh tiến bộ, mà sao quê hương dưới sự quản lý của nhà nước này lại chẳng công bằng bác ái và văn minh chút nào.
Đất công cộng thì nhà cầm quyền địa phương cấp cho các “gia đình cách mạng” tha hồ cày bừa, bán buôn, kiếm tiền bỏ túi, và “ị” ra lắm quái thai khiến dân chúng lãnh đủ. Nhà nước và "gia đình cách mạng" đã biến thành một giai cấp thống trị, ngồi xổm lên luật pháp, và dân đen thì không chạy đâu cho thoát “nghĩa vụ đóng thuế". Nhưng thuế thì đóng mà chẳng có một mảng cây xanh bóng mat để hưởng. Bà cụ già lăn lưng kiếm sống nhưng không có được một bóng cây để nghỉ, vì cái gia đình cách mạng kia đang rung đùi kiếm chác và sự tung hoàng của đám đầu đường xó chợ. Chúng đang biến cái xóm thân yêu ngày xưa của tôi thành một tổ quỷ mất rồi. Xót xa thật!
Tôi bỗng nhớ đến câu: “Mỗi người là một chiến sĩ bảo vệ thành quả cách mạng” mà giựt mình. Phải chăng một vài người được ơn mưa móc như tay Cường bán phở ở hẻm 106, mấy ông xe ôm trước nhà thờ Thăng Long, anh chàng sửa xe đầu hẻm 148... đều là tai mắt của CA? Nhất cử nhất động của người dân qua lại và trong khu phố đều không qua mắt được những “chiến sĩ” ấy.
Hai ngày về thăm lại con hẻm và con đường xưa thân yêu, lòng tôi cảm thấy hụt hẫng. Chẳng những chán chường cho cái công bằng và văn minh trên đất nước hiện nay, mà tôi cũng không sao nghĩ ra tương lai tươi sáng nào ở những con người uể oải, tục tằn và gần như lõa lổ kia.
Những hình ảnh ấy đã cưỡng hiếp cho đến chết những ngày xưa thân ái của tôi. Là người chứng kiến một góc của cái xã hội băng hoại đó, tôi cầu mong những con người còn sống sót trong "Thế giới Khỉ" này, như tên cuốn phim đang chiếu tại rạp Capitol, hãy ghé vai gánh nửa Sơn Hà trước khi nó không còn khỏe nữa.
Hỡi những ông, những bà đang lãnh lương và hưởng bổng lộc để làm việc giáo dục, văn hóa và trị an cho đất nước này! Quý vị đã nói nhiều lắm cho nên tôi mới về thăm quê. Nhưng tiếc thay, để thấy điều ngược lại!
Quốc Thái
Đứng đầu hẻm 106 nhìn vào tôi thấy ngay một xe phở có tên Phở Cường, chiếm hết ba phần tư đường đi. Phở thì nhạt phèo nhưng người ta vẫn ăn lai rai, chắc là vì rẻ. Tôi chạnh lòng khi biết người chủ quán này năm xưa khi mới mở xe phở đã hùng hổ qua nhà đối diện là thày giáo Thái, cũng là thày giáo cũ của tôi, khóa trái cửa nhà thày. Đây là hành động trả thù của hắn sau khi bị thưa ra phường vì đã lấn chiếm đường đi chung của hẻm.
Khi đi vào hẻm 118, một cảm giác xô bồ và tục tằn xâm chiếm đầu tôi. Sân công viên có cây xanh thì chẳng ai ngồi hóng mát được. Hai bà cụ mua ve chai phải ngồi nghỉ dưới một hiên nhà nắng chói vì sân công viên mát mẻ đã được nhà cầm quyền và công an phường cho phép một gia đình, gọi là gia đình cách mạng, lấn chiếm để bày bàn ghế bán cà phê trên sân và cả dưới đường hẻm.
Một đám thiếu niên, trai thì tóc xù như tắc kè nhuộm xanh đỏ, gái thì mặc quần short ngắn đến bẹn, đang đú đởn ôm ấp ngay trên sân và bàn cà phê. Một đám thanh niên khác lớn hơn thì ngồi phía xa xa, bên mấy chiếc xe quái dị. Một thằng lơ láo bỗng nhảy lên, nổ máy, nẹt bô và làm một lèo ra đầu hẻm trong tiếng inh tai nhức óc vì cái bô xe tự chế.
Trước ký nhi viện ngày xưa, nay là trường mẫu giáo, một đám trẻ em đang đá banh mà trời ơi, những tiếng chửi thề dòn dã vang ra trên môi hay cửa miệng của mấy em.
Tôi thấy lảo đảo trước cái sinh hoạt của quần chúng như thế này. Người dân cong lưng đóng thuế và còn phải đóng góp bao thứ tiền cho nhà nước. Người Việt hải ngoại chúng tôi được kêu gọi về nước đóng góp cho một Việt Nam công bằng bác ái văn minh tiến bộ, mà sao quê hương dưới sự quản lý của nhà nước này lại chẳng công bằng bác ái và văn minh chút nào.
Đất công cộng thì nhà cầm quyền địa phương cấp cho các “gia đình cách mạng” tha hồ cày bừa, bán buôn, kiếm tiền bỏ túi, và “ị” ra lắm quái thai khiến dân chúng lãnh đủ. Nhà nước và "gia đình cách mạng" đã biến thành một giai cấp thống trị, ngồi xổm lên luật pháp, và dân đen thì không chạy đâu cho thoát “nghĩa vụ đóng thuế". Nhưng thuế thì đóng mà chẳng có một mảng cây xanh bóng mat để hưởng. Bà cụ già lăn lưng kiếm sống nhưng không có được một bóng cây để nghỉ, vì cái gia đình cách mạng kia đang rung đùi kiếm chác và sự tung hoàng của đám đầu đường xó chợ. Chúng đang biến cái xóm thân yêu ngày xưa của tôi thành một tổ quỷ mất rồi. Xót xa thật!
Tôi bỗng nhớ đến câu: “Mỗi người là một chiến sĩ bảo vệ thành quả cách mạng” mà giựt mình. Phải chăng một vài người được ơn mưa móc như tay Cường bán phở ở hẻm 106, mấy ông xe ôm trước nhà thờ Thăng Long, anh chàng sửa xe đầu hẻm 148... đều là tai mắt của CA? Nhất cử nhất động của người dân qua lại và trong khu phố đều không qua mắt được những “chiến sĩ” ấy.
Hai ngày về thăm lại con hẻm và con đường xưa thân yêu, lòng tôi cảm thấy hụt hẫng. Chẳng những chán chường cho cái công bằng và văn minh trên đất nước hiện nay, mà tôi cũng không sao nghĩ ra tương lai tươi sáng nào ở những con người uể oải, tục tằn và gần như lõa lổ kia.
Những hình ảnh ấy đã cưỡng hiếp cho đến chết những ngày xưa thân ái của tôi. Là người chứng kiến một góc của cái xã hội băng hoại đó, tôi cầu mong những con người còn sống sót trong "Thế giới Khỉ" này, như tên cuốn phim đang chiếu tại rạp Capitol, hãy ghé vai gánh nửa Sơn Hà trước khi nó không còn khỏe nữa.
Hỡi những ông, những bà đang lãnh lương và hưởng bổng lộc để làm việc giáo dục, văn hóa và trị an cho đất nước này! Quý vị đã nói nhiều lắm cho nên tôi mới về thăm quê. Nhưng tiếc thay, để thấy điều ngược lại!
Quốc Thái