Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Thư Sài Gòn

Đỗ Trung Quân

 
Thử làm một cái test nhỏ sau mấy tháng vừa qua.
Gọi cho một anh người quen cũ, nay chuyển ngành, làm giám đốc một ngành khác, chỉ để thăm hỏi. Câu trả lời vội vã: “Đang trong buổi họp sẽ gọi lại anh sau”. Đấy là người vẫn thường nhắn tin: “Vừa đọc bài anh trên …xúc động lắm”.
Cú “gọi lại sau“ mãi mãi còn ở thì tương lai. Bèn cười một mình, cái SỢ ăn sâu ghê gớm.
Gọi điện hỏi thăm chị P, hiệu trưởng Đại Học Hoa Sen, khi nghe chị ngã xe ngoài đường. Tai nạn nhỏ đủ để chị nghỉ ở nhà một tuần. Theo chị tai nạn này là thật, không phải “tai nạn“ trong ngoặc kép.

Trước đó, chị gửi lời xin lỗi chúng tôi, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn Nguyễn Quang Lập và tôi, về việc cuộc thi vẽ logo về biển Đông. Cuộc thi chỉ có thể tiếp tục nếu…không có chúng tôi trong Ban Giám khảo. Tôi vui vẻ chia sẻ và đồng ý, bởi lẽ cá nhân mình không thể to hơn chuyện lớn, nếu chúng tôi phải vắng mặt cuộc thi vẫn được tiếp tục thì quá tốt, tại sao không? Nhưng không lâu sau, cuộc thi ấy cũng đã được yêu cầu không tổ chức nữa. Vì sao? Không khó hiểu để trả lời.
Ngồi uống rượu với vài người quen cũ, trong giới nghề nghiệp của mình. Mấy chục năm trong nghề đều biết nhau cả. Cuộc rượu sẽ vui nếu không có những cái cười mỉa mai “sao lúc này rách việc, xuống đường,  viết lách phản động thế”? Tôi đặt ly rượu hỏi lại “Nói thật hay nói chơi? Nếu nói chơi thì trà dư tửu hậu tôi cho qua. Còn nói thật thì giải thích xem phản động là thế nào”?  Thấy tôi quyết liệt trong sắc mặt, kẻ vừa nói mà không có lời giải thích là đùa hay thật đã lảng qua chuyện khác; những cái bẹo má , cầm tay tán tỉnh cô tiếp viên, có lẽ là sinh viên đi làm thêm của một nhà hàng không phải bia ôm, với những lời “có cánh“ cải lương thường thấy ở những nơi …xa vợ.

Tôi không nhận định gì cái quyền “tự do cá nhân” ấy. Xin cứ tự nhiên cho, chỉ thấy nên đứng dậy về. “No cơm ấm cật dậm dật tứ bề” là chuyện thường tình. Con đường xưa đi chung, cùng xuất phát điểm, nay lắm kẻ đã êm ấm rẽ qua lối khác cũng là chuyện thường tình. Tôi chỉ cấm duy nhất một điều: trước quốc nạn ngoại xâm, kẻ nào gọi những người bày tỏ thái độ với kẻ thù là phản động, thì chiến tuyến đã phân rõ và không thể ngồi chung.
Sài Gòn im ắng dần. Vì sao? Có nhiều lý do khác nhau mà cá nhân mình không thể trả lời thay.
Tôi biết những lời trách móc thậm chí dè bỉu từ Hà Nội, nơi những cuộc tuần hành ngày càng có qui củ,  chính kiến rất rõ rệt với kẻ thù và được chính quyền cũng phần nào nhẹ tay sau những đàn áp tệ hại vừa qua.
Tôi cũng chỉ cười buồn. Hà Nội có câu nói ra miệng của Tướng Nhanh, còn Sài Gòn, khác lắm. Nó không có câu nói nào tương tự. Nó, dường như chỉ làm được một điều nhỏ nhoi duy nhất: Nhóm lên đốm lửa ban đầu. Thế thôi.

=============================================================

Xin phép post lại vài comment trong blog AnhBaSàm, coi như một "hội nghị bàn tròn" của dân về vấn đề này ra sao. 

nguyễn văn Đức đã nói

16.08.2011 lúc 07:53
anh Quân cũng giống tôi ở vấn đề quan điểm rõ ràng. đã gần hai nam nay tôi không đi tập thể dục buổi sáng với các đảng viên cùng khu phố vì các lý do khác biệt. mình cũng biết thái độ cực đoan như vậy cũng không phải cho lắm vì không phải đảng viên nào cũng như thế kể từ khi thấy Nguyễn Chí Đức đi biểu tình chống TQ. khi tôi đề cập đên việc tham nhũng lớn thì họ bảo ở đâu mà chả có. còn nói tới các trang mạng đặng tải Lê Văn Tám là không có thực thì họ nói coi chừng ngày mai công an tóm hết ráo. về vấn đề ngư dân bị bắt đòi tiền chuộc, bị đâm chìm tàu thì họ nói mỉa mai ông Đức có con vợ nhỏ ở vùng biển hay sao mà ông ấy bức xúc quá. tôi không hiểu họ sợ hay họ muốn đe dọa ám chỉ mình vì các quan điểm khác nhau quá mà mình né tránh không muốn đi chung kể từ đó nếu các ông có đọc những giòng chữ này thì cũng đừng có trách vì sao tôi không than mật như trước kia nhé.

Khai Hoang đã nói

16.08.2011 lúc 02:21
Xin phép các bác cho em phát biểu mấy lời còm!
Em ở SG và em cũng chưa tham gia biểu tình lần nào. Em có đọc qua bài “Thư Sài Gòn” và những ý kiến đóng góp của các bác, trong đó có nhiều câu mang ý trách móc, chê bai, … Có thể ở SG người yêu nước không biểu thị tốt như ở HN thời gian vừa qua! Nhưng xin các bác thông cảm cho một vài lý do dù không phải là cho tấc cả nhưng cũng góp một phần làm cho SG im lặng mấy tuần qua:
Thứ 1 SG không phải là cái nôi sinh ra CSVN.
Thứ 2 Thân nhân những người ở SG đang sống ở Hải Ngoại rất đông và đại đa số là thuộc chế độ VNCH tị nạn.
Thứ 3 Tấc cả những hoạt động chống phá và kích động từ trước đến nay đều diễn ra ở SG.
Một vài lý do nêu trên thôi các bạn cũng thấy được sự nguy hiểm khi tham gia biểu tình ở SG trong bối cảnh hiện nay. BT ở HN chính quyền dễ dàng kiểm soát vì có thể nó hoàn toàn trong sáng vì lòng yêu nước nhưng nếu để xảy ra biểu tình ở SG kéo dài thì diễn biến sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát đó là điều chắc chắn. Những người dân SG muốn đi biểu tình trong sáng vì lòng yêu nước có thể sẽ bị vạ lây vì sẽ có nhiều thành phần kích động, phản động trà trộn. Ở HN số lượng người không ủng hộ chính quyền có thể là số ít so với đại đa số nên dù có biểu tình kéo dài thì số lượng người cũng không tăng lên bao nhiêu, cụ thể là chỉ ở mức vài trăm người. Hiện tại BT ở HN theo tôi cũng đem lại một số lợi ích đáng kể cho chính quyền nên không còn bị đàn áp dã man.
Một vài lời trên không phải là sự ngụy biện của bản thân tôi nhưng tôi và một số người khác ở SG không đồng ý với một số ý kiến “…Tôi biết những lời trách móc thậm chí dè bỉu từ Hà Nội,…”.

TổQuốcNhìnTừBiển đã nói

15.08.2011 lúc 23:38
Cùng là dân VN nhưng người SàiGòn bị chính quyền coi như nô lệ hơn là con dân như Hà Nội.
Người SaiGon đã có kinh nghiệm sống với tự do dân chủ trước năm 1974 dù cái tự do dân chủ đó chưa được hoàn hảo nhưng vẫn tốt hơn cái tự do độc lập mà Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng sản mang lại cho họ cả trăm lần.
Đại đa số dân miền Nam đều có thân nhân ở các xứ tự do dân chủ thật sự nên họ rất hiểu cái gì là đièu họ mơ ước thầm kín mà họ không có được đã hơn 36 năm.
Họ vô cảm vì so với chế độ nô lệ hiện tại đè lên họ hay chế độ TC sẽ đè lên họ thật cũng không có gì khác lạ. Đôi lúc nhờ cơ hội này mà họ sẽ có được tự do thật sự nơi ngoại quốc khi chiến tranh Trung-Việt bùng nổ, vì họ thừa biết các quốc gia “tư bản” sẽ bắt buộc đón nhận họ nơi ngoại quốc vì tỵ nạn chiến tranh như các lần tỵ nạn sau 1975.
Sài Gòn họ không tôn sùng “trí thức”, họ không tôn sùng “Hồ Chí Minh” một cách thái quá như Hà Nội, nên họ luôn bị coi là mầm mống phản động vì các luật lệ của VN quá dễ để chụp mũ bất cứ một người nào CA ghét và hệ thống pháp luật của VN thì bất cần lẽ phải.

TổQuốcNhìnTừBiển đã nói

Ngày đầu đi biểu tình để tỏ lòng yêu nước họ có được bao nhiêu người? Hơn 3000 ngàn người. Hànội đi BT qua 10 lần có được bao nhiêu người cho mỗi lần cao nhất là hơn 500 người.
Nếu so lòng vô cảm dựa trên con số thì ta có thể kết luận dân HàNội biểu lộ lòng yêu nước ít hơn dân SàiGòn.
Dân HàNội chỉ nghe nói dân chủ, chỉ nghe nói tự do nhưng chưa bao giờ có dân chủ, chưa bao giờ có tự do. Dân SaiGon họ đã sống qua có kinh nghiệm thật sự để biết cái gì là tự do, cái gì là dân chủ thật sự có điều họ không được phép nói (điều 88), họ không được phép biểu lộ bằng thái độ (điều 79). Họ chỉ đựơc quyền làm người câm và người mù để đi kiếm míếng ăn. Sơ hở dù là biểu lộ tình yêu nước cũng chỉ là tù là tội vì chụp mủ thì không ai bằng CA không ai bằng Đảng và Nhà Nước.
Ở Hoa Kỳ, Washington là cha đẻ ra nước cờ Hoa, dân Hoa Kỳ rất tôn trọng ông ta nhưng ông ta không là thần, không là thánh vì ông ta cũng chỉ là một người dân bình thường như một ngưòi dân Hoa Kỳ thôi. Ở cái xứ cờ Hoa này ai không thích dù là da vàng, da trắng , da đen hay da đỏ đều có thể chê bai ông ta một cách khách quan miễn sao có người nghe theo và miễn sao không dùng nó để phá hoại tài sản của người khác. Cha đẻ của xứ Mỹ cũng chỉ bình thường như bao nhiêu người Mỹ khác. Đó mới là sức mạnh của họ. Vì xứ Mỹ này có quá nhiều người ngang bằng với Washington thí ai mà chẳng kính phục.
Ngày nào dân VN biết coi thường HCM, biết coi thường cái bằng TS, BS, GS hay “Trí Thức” gì đó thí ngày đó dân Việt mới thiát được vòng nô lệ.
Cái nô lệ nó không đến do người ta áp đặt lên mình mà nó đến từ cái hèn nhát của lương tâm chính mình. Nó đến từ cái tư duy phải có người hướng dẫn và làm gương của người đi trước rồi mình mới dám làm.
Đó là sự khác biệt giữa cái tư duy của dân SàiGòn và dân HàNội

dân thường đã nói

Tôi không nghĩ anh Quân lại có những lời phát biểu này.
Tôi ít tuổi hơn anh, cũng đã từng có lúc hồ đồ ghét bạn. Nhưng đã từ lâu, tôi học cách đối diện với “người bất đồng” – như vậy tôi và họ cùng mang lại hạnh phúc cho nhau, hoặc chí ít thì cũng chẳng ai làm hại ai.
Chuyện “xuống đường” chỉ có ở Hà nội mới đáng để bàn – xin mạn phép đặt ra mấy câu hỏi thế này:
- Tại sao Hà nội đã có 10 cuộc biểu tình công khai vào chủ nhật?
- Tại các tỉnh, thành còn lại không có/hoặc có mà không duy trì được biểu tình?
- Tại sao các lượng công an lại đột ngột dừng công khai đàn áp biểu tình ở Hà nội?
- Tại sao nhiều người ở các tỉnh, thành khác lại về Hà nội tham gia biểu tình?
……….
- Tại sao một người như anh DT Quân lại không một lần ra Hà nội “xem” biểu tình?(anh hoàn toàn có thể đi được)

Sư hổ mang đã nói

Thưa nhà thơ Đỗ Trung Quân.
Tôi rất cảm phục tinh thần dũng cảm của các Anh em Hà Nội trong việc giống lên hồi chuông cảnh tỉnh người dân VN trong tình hình hiện nay.
Nhưng cũng có đôi điều muốn nói:
“Nếu ngày xưa không có cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gì đó (mà chủ yếu là do Hà nội chủ đạo) thì ngày nay ở Miền Nam chưa chắc tồn tại chế độ thối tha này (CSVN). Vì dù bị Mỹ đô hộ vẫn còn tự do, dân chủ hơn hiện nay nhiều (ai đã từng sống thời kỳ đó ắt hiểu). Chính Hà nội đã khai sinh ra cộng sản ngày nay và giờ thì họ phải trả giá cho những gì họ tin tưởng và làm. Vậy nên bây giờ họ phải là người đi trước trong việc phá bỏ nó chứ. đúng không nào?

toronto đã nói

Gửi Nhà thơ
Cảm phục anh đã bày tỏ chính kiến của mình. Nhưng anh cứ bình tỉnh. Đường còn dài và đất nước sẽ còn cần đến anh. Xét cho cùng thì lực lượng chính cần thiết cho sự thay đổi vẫn chưa tới. Họ là ai? là nông dân mất đất không còn đường sống, là công nhân sống mà như chết với đồng lương còm, là sinh viên với tương lai vô định và bất trắc..Họ là thành phần đông đảo nhất và không có gì đề mất. Các nhân sĩ trí thức chỉ là người khơi mào chứ không thể làm CM.Trong sự xuống cấp của đất nước này, mọi người đều có phần trách nhiệm của họ, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Nhân dân lao động cũng có phần. Họ có thể than thở nhưng đến lúc nào đó họ phải tự hiều rằng họ cũng có một phần trách nhiệm thì họ sẽ đứng lên. Các bạn của anh thì anh đừng buồn. Xã hội nào, đất nước cũng có những người như vậy. Dân tộc nào hùng mạnh thì tầng lớp đó ít mà thôi. Có thể bây giờ họ chê bai anh những sau này họ sẽ là những người đầu tiên chạy tới tung hô anh như anh hùng. Người nào cũng có vai trò của mình. Trong rừng có thú ăn cỏ, thú ăn côn trú, thú ăn thịt thì cũng phải có thú ăn xác chết chứ. Tôi viết như vậy hơi thô bạo nhưng tôi thực sự đang viết về mình. Tôi cũng là người từng được ơn mưa móc của chế độ chứ. Cũng thấy mình có nhiều quyền lợi so với đám đông nhưng rồi cũng trăn trở và nhận ra mình giống như thú ăn xác chết mà thôi. Phần ngon nhất thì người khác đã ăn mất rồi. Cũng bất mãn, cũng lên án nhưng vẫn AQ rằng mình còn hơn nhiều người khác. Cho đến ngày tự mình thấy hổ thẹn thì tôi tự nguyện xin đi ra. Là người trí thức thì phải có chính kiến và niềm tin. Điều đầu tiên tôi làm là đứng sang một bên và không hợp tác. Là người VN ai cũng yêu đất nước này nhưng mỗi người tùy theo hoàn cảnh, nhận thức, tài năng và vận mệnh của mình. Chế độ này giống như là một thứ nghiệp, chính xác cộng nghiệp của cả dân tộc này rồi có lúc nghiệp chướng cũng phải hết thôi Nhà thơ

Từ Canada đã nói

Người Sài Gòn nói riêng, người dân miền Nam nói chung không ngại biểu tình, cứ nhìn vào những cuộc biểu tình trước 1975 thì rõ, biểu tình chống Trung Quốc năm 2007 cũng có họ, biểu tình khơi mào năm nay cũng có họ nhưng chỉ được 2 lần rồi tắt ngúm, theo ý kiến cá nhân tôi, là do:
1_Họ bị đàn áp thô bạo, bị chụp mũ dễ dàng do cái gốc “Ngụy” của họ, lòng yêu nước của họ được các quan Công An phù phép biến thành tội phản động, tay chân của Việt Tân một cách ngon ơ và không ai có thể bảo vệ được họ như người miền Bắc vì người miền Bắc hầu hết đều có lý lịch “trong sạch” hơn, không dễ bị chụp mũ như người miền Nam.
2_Khi bản cáo trạng kết tội TS Cù Huy Hà Vũ gồm có tội dám gọi cuộc chiến anh em ăn gan uống máu lẫn nhau là cuộc “nội chiến”, dám kêu gọi “đặc xá”(đây là ý kiến xuất phát từ lương tâm của TS Vũ dưới quan điểm của một người miền Bắc chứ chúng tôi thật sự không cần đến hai chữ “đặc xá” ấy, cha anh chúng tôi đã thua và chúng tôi chịu đòn thù của người chiến thắng, đó là chuyện thường tình, mặc dù kẻ chiến thắng có thể hành xử khá hơn và đất nước của chúng ta phải rất khác với thực tại), người miền Nam nhận thấy rất rõ ràng mà không cần phải có “thế lực phản động” nào xúc xiểm rằng họ vẫn bị phân biệt, họ vẫn sống dưới cái lý lịch của cha anh mình.
36 năm sau ngày thất trận, một thế hệ mới đã được sinh ra, những người trẻ này cứ tưởng rằng họ là người Việt Nam như mọi người Việt Nam khác nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản, ngoài mặt tung hô hòa hợp hòa giải, đoàn kết dân tộc nhưng thực tế lại bỏ tù những ai công khai đề ra biện pháp tích cực để thực hiện điều ấy.
Từ sự thật phủ phàng đó, những người miền Nam có còn tích cực dấn thân cho đất nước nữa không?
Người Việt Nam xưa kia nguyền rủa chính sách thâm độc chia Việt Nam thành 3 miền khiến dân ta không đoàn kết được, để dễ bề cai trị của thực dân Pháp, hiện nay, nhà nước Cộng Sản còn thâm độc hơn: họ dùng lý lịch để chia rẽ người Việt, làm cho người dân trở nên vô cảm với chính vận mạng của dân tộc mình, đất nước mình

Người Việt thầm lặng đã nói

Rất đồng ý với quan điểm của bạn,xin bổ sung thêm là người Sài gòn khi nhìn thấy biểu tình với cờ đỏ sao vàng họ thường quay đi và ít muốn tham gia.Tại sao ?Bởi vì đa số dân Miền Nam đều biết căn nguyên cội rể của những thảm họa cho đất nước Việt Nam đều do đảng Cộng sản VN gây ra !Tàu cộng hay Việt cộng có gì khác nhau đâu?Cái gì xấu xa của Tàu cộng mà Việt cộng không có đâu ?Một thằng cướp nước, một thằng [...] !Cả hai thằng đều đáng [...] ,tại sao phải theo thằng này chống thằng kia ?
Những người dân oan ,những người đi biểu tình cầm cờ đỏ,mang hình HCM tưởng rằng như vậy là an toàn.Thực tế đã chứng minh không phải như vậy. Hãy so sánh 2 sự kiện vừa mới xảy ra :
1/ Tại Sài gòn bác sĩ Nguyển Đan Quế (đang bị quản chế tại nhà) ra tuyên ngôn kêu gọi toàn dân xuống đường LẬT ĐỔ chế độ Cộng Sản VN !
2/ Tại Hà nội Ts Cù Huy Hà Vũ kêu gọi thân MỸ chống Tàu KHÔNG chống phá nhà nước đảng Cộng sản VN,thậm chí còn tuyên bố làm theo tinh thần đạo đức của HCM !
Kết quả Ts CHHV bị 7 năm tù 3 năm quản chế,bác sĩ NĐQ vẫn như củ(bị quản chế).Tại sao một người là dòng dỏi “cách mạng” con cháu “công thần”,suy tôn HCM,không dám chống phá nhà nước CS,lại bị ở tù,trong khi một người công khai đòi lật đổ chế độ thì không bị gì ?
Cả triệu người đều hiểu nhưng cũng có cả triệu người còn chưa hiểu !

Khách đã nói

Tôi đi BT vì tò mò muốn biết vì sao họ đi BT? Đến khi đi BT rồi, bỗng có người nói vào tai tôi: vì sao người sg ko đi BT. Và thế là cái câu hỏi đó nó cứ ở lại trong đầu tôi. Tình cờ gặp mấy người ở Bờ Hồ, họ nói họ từ sg ra. Thế là tôi hỏi luôn câu đó. Họ giải thích: vì trong đó ngụy quân, ngụy quyền nhiều, phức tạp lắm nên CA làm mạnh lắm. Tôi nghe thấy cũng có lý. Xong rồi vẫn tự hỏi, ko biết có phải vậy ko?
Rồi bỗng cảm thấy xót xa. Chiến tranh đã lùi xa. Thế hệ sinh sau chiến tranh giờ cũng đã trung niên. Vậy mà vẫn “ngụy quân, ngụy quyền”. Suy cho cùng cũng chỉ là biểu hiện của sự non yếu. Vì non yếu nên mới lo sợ kiểu “kiềng canh nóng, thổi rau nguội” như vậy. Và hơn nữa, còn thể hiện không được lòng dân. Nếu được lòng dân như ngày chưa cầm quyền thì ngụy quân ngụy quyền cũng đập tan mà, đâu có sợ gì. Giờ tất cả đều là dân mình, người mình, đồng bào mình. Nếu được lòng dân thì đâu đến nỗi sợ. Suy cho cùng, cái sợ chính là sợ lòng dân.

Lê Nin đã nói

Ai đó cho rằng người Sài Gòn thực dụng, không đụng đến miếng cơm manh áo sát sườn thì không quan tâm, là sai đấy. Trước 1975, biểu tình chống Mỹ, chống Thiệu khí thế, đa phần là học sinh, sinh viên, không ít trong số đó là con nhà giàu, con công chức, sĩ quan cao cấp SG…
Nhưng phải nhìn nhận một điều, từ nghìn xưa, sĩ phu Bắc Hà vẫn có tiếng khí tiết lẫm liệt. Vì sao trí thức và người Hà Nội (có cả các tỉnh lân cận về tham gia) kiên trì xuống đường? Không chỉ chuyện TQ gây hấn đâu. Người dân ngoài đó sống dưới ách XHCN lâu hơn, hiểu về nó hơn (cả lý thuết lẫn thực tế), căm thù nó hơn. Nó làm kinh tế tàn mạt, xã hội đảo điên, tự do cá nhân nghẹt thở, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mai một, quốc gia suy yếu…vì vậy, họ có dũng khí tranh đấu hơn.
Dưới thời Pháp, Nhật, dân ta ở cả 3 miền đều bất chấp mật thám dày đặc, biểu tình, tranh đấu khắp nơi. Vậy khó thể nói dân ta có bản chất hèn nhát.
Nhưng sao giờ đây dân ta “yếu” vậy? Thế mới biết, chẳng chế độ thực dân, phát xít nào thâm độc, tàn ác, bản thỉu, đê tiện hơn hiện thời, để đến nông nỗi hậu duệ Hai Bà Trưng cũng đành thúc thủ?
Nhưng nhân nào thì quả ấy, nếu thể chế không tự thay đổi, bão táp dữ dội sẽ nổi lên một ngày. Càng gây hận thù, càng chuốc hậu quả khốc lệt.

khach đã nói

Thưa A. Kwan, nhà thơ ‘chùm khế ngọt’,
Buồn lắm cái thói đời này anh Kwan ạ, cái cuộc đời đã được “Đ” chăm bón nghìn năm “trồng người” , những con người có đạo đức “kách mệnh” mà chút chân thật và nhân cách ở họ sao khó kiếm quá !!!
Anh là nhà thơ có thể suy nghĩ đi từ con tim nhiều hơn, do vậy mà nó lãng mạng hơn tôi, một người làm NC nhưng dù sao thì chúng ta vẫn là những con người cùng cay đắng trước những thói đời lố bịch, dối trá hôm nay.
Anh thở dài :
“Gọi cho một anh người quen cũ, nay chuyển ngành, làm giám đốc một ngành khác, chỉ để thăm hỏi. Câu trả lời vội vã: “Đang trong buổi họp sẽ gọi lại anh sau”. Đấy là người vẫn thường nhắn tin: “Vừa đọc bài anh trên …xúc động lắm”
À thì ra thế, con người ta đôi khi làm cùng một hành động, cùng nói cùng một câu nhưng với mục đích khác nhau đó anh à. Có người chỉ hùa theo lẽ phải là để chứng tỏ rằng họ cũng biết lẽ phải đấy chứ haha ….nhưng họ sẽ quay ngoắt lại với cái lẽ phải đó và sẳn sàng cào cấu, ăn tươi nuốt sống anh em của mình chỉ mới ngay hôm qua vì quyền lợi, vì miếng ăn đó anh à !!!!
Trong xã hội này có hai hạng người có thể vô cảm trước bất công, trước sai trái thậm chí có thể ăn tươi nuốt sống một người khác:
- Loại thứ nhất, họ sống trong môi trường được nuôi dạy quá khích, bị làm lạc hướng hay bị tuyền truyền ngồi sọ để rồi thấy những người khác là kẻ thù của mình, hiểu những điều tốt thành xấu, lấy sự hận thù làm trò tiêu khiển, coi sự đau khổ kẻ khác như là sự kiêu hãnh của bản thân, của tổ chức, của đảng phái mình
- Loại thứ hai thì dù có được sự nhận thức đúng, hiểu ra ngừới khác cũng là con người như mình, có nhu cầu được sống và được thương yêu, không hận thù gì mình Nhưng đã được dạy dỗ sự gian manh, sự xảo trá, sự đê tiện từ xã hội, từ gia đình, từ tổ chức, từ Đ khi vì hay có chút quyền lợi (nói thấp hèn một chút vì miếng ăn) họ quên hết mọi thứ, anh em, đồng bào và thậm chí sẳn sàng nhào lên vồ xé người khác nếu có điều kiện.
Không phải là bi quan, nhưng như là một người đã được may mắn sống trong cái thiên đường ở hạ giới này, tôi thiết nghĩ chúng ta có thể gặp cái loại thứ hai này mọi nơi, mọi lúc, mọi cơ quan, xí nghiệp, trường học, nhà thương, chợ búa… trong tất cả các cơ quan nhà nước và đặc biệt cơ quan của Đ. Các tập thể càng nhiều quyền, nhiều chức, nhiều danh vị thì cái tỷ lệ hạng người này càng cao. Trên chót vót thì toàn là hạng “đại nhân” này cả !!!
Rồi đây anh sẽ thấy sau khi trở lại làm dân (vì dân luôn là vạn đại mà anh) thì bọn chúng lại bắt đầu trở thành những con người rất “chân chất”, rất “biết điều” và rất “biết lẽ phải”. Anh thấy đấy có không biết bao nhiêu là vị lãnh đạo khi trên cao chót vót chẳng thấy gì ráo, khi về chiều lại thì nói lên được rất nhiều bức xúc của người dân cùng khổ !!!
Thói đời XHCN đó anh chùm khế ngọt !

1/50.000 đã nói

Hà Nội, dù có 300-500-hay 1000 người đi biểu tình thì cũng không đáng kể gì. Nguyên nhân:
- Trong mấy triệu dân HN thì chỉ có 1.000.000 người có thông tin, ít hay nhiều, về vấn đề nóng ở biển Đông, phần lớn là sơ bộ, qua đọc báo chính thống. Nguyên nhân: chính sách ngu dân quá hiệu quả của chính quyền; thứ hai là do cuộc sống đã có quá nhiều bức xúc, bận bịu, mạnh ai nấy sống.
- 1.000.000 người có thông tin, thì phần nhiều, 3/4 là biết chung chung, qua các báo lề phải, báo đọc. Đây là những người lao động, người già, Đảng viên gương mẫu… tóm lại là dân ngoan, suốt đời theo đảng. 1/4 số còn lại, 250.000, biết khá chi tiết, qua BBC, VOA,… các báo “phản động”
- Trong 250.000 người, tạm coi là hiểu thời cuộc nhất, thì chỉ có khoảng 50.000 người thực sự đồng tình biểu tình, đây phần lớn là lớp trẻ hăng hái, nhưng ít nhiều còn vướng bận công việc, và ngại những liên đới phát sinh với chính quyền, tâm lý ngại đám đông, ngại nêu chính kiến, ngại dư luận xóm làng, đồng nghiệp…. Tuy nhiên con số khiêm tốn 50.000 người này sẽ là lực lượng hùng hậu nếu huy động được.

Đoàn Nam Sinh đã nói

Chào anh ĐTQ, lâu nay không gặp nhé! Vừa thấy PXN nói “Messi bị kèm” là tới ĐTQ bực mình với những người quen chung đường cũ.
Bình thường thôi, anh em ruột rà cùng cha cùng mẹ kia mà vì quyền lợi gia đình nó còn trái ý nhau, còn tặc lưỡi vô cảm để tránh đi nổi lo mất mát, tránh đi nổi sợ hạ nhục, tù đày.
Mấy tháng nay Sài Gòn im dần đi cũng phải thôi, lý do chính là ai đó đã thực hành chia để trị quyết liệt. Xé nhỏ từng người, từng nhà, chen chân vào từng nhóm, từng tổ chức. Dùng BGH ra ngăn cản SV, gửi văn bản đến từng trường, cử người đến từng lớp,…
Người Việt không thể hiện gì chứ một số người Hoa hí hửng lên mặt vì nhiều lẽ. Chỉ động SG thì ồn CL, lúc ấy toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng (70%). Hiển nhiên là Chu Dung Cơ đã không vào CL để chơi (năm 2000) rồi tít chuyên cơ về nước. Khựa tổ chức chỉ đạo SG rất chặt.
Bà con mình vùng miền nào cũng có nhiều ưu điểm, ít nhược điểm. Riêng lòng yêu nước thì không khác nhau và không có gì so sánh hơn thua. Ai, ở đâu cũng biết rõ mặt bọn Tầu, kẻ thù xuyên thiên niên kỷ của Việt Nam.

nicecowboy đã nói

Kể từ sau lần biểu tình thứ hai trở đi, NCB vẫn thường được nghe câu hỏi đại khái vì sao người Sàigòn không biểu tình như người Hà Nội , mà chỉ có một lần đầu ? cao bồi đã đặt câu hỏi đó với chính mình và những người thân quen, tự trả lời, nhưng chưa nói ra bao giờ. Nhưng nay anh DTQ có entry này, và nhiều người đã nêu lại câu hỏi, thì tôi xin mạn phép nói như sau, với tư cách một nguoii Saigon điển hình :
- các bạn có thấy hầu như ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, thanh niên và người dân hầu như không thù ghét, nhưng mặt khác cũng không “sợ” công an phường, cảnh sát giao thông, và nhà cầm quyền nói chung. Nhưng trong Nam, và ở Saigòn thì ngược lại. Vừa ghét lại vừa sợ. Các bạn có biết hoàn cảnh lịch sử 35 năm về trước và những năm sau đó tại TPHCM đã dẫn đến cái tâm lý này không ?
Cái tâm lý của người Sàigòn : không muốn dây vào, dính dáng, bị liên lụy… với chính quyền đã quá nặng, phải thông cảm. Nếu nói biểu tình chống TQ là ngươi dân góp tay một phần cùng chính quyền trong việc chống ngoại xâm, thì người SG sẽ làm ngơ, cười mĩa và nói là cứ để nhà nước, và các anh XHCN ngoài Bắc cứ tự lo đi ! Nhưng nếu biểu tình vì quyền lợi thiết thực bị đụng chạm, họ sẽ làm. Biểu tình chống tham nhũng, cướp đất.. họ sẽ làm.
- biểu tình vừa qua tuy không có tổ chức và lãnh đạo chính thức, nhưng người HN phần nào được động viên và khuyến khích từ sự đồng hành của các anh Ba Sàm, NXD, PXN, … cùng rất nhiều các nhân sĩ trí thức Bắc Hà khác. Giữa những người dân và các trí thức XHCN này không có sự xa cách, tâm lý, mặc cảm… như giữa người sàigon và các trí thức trong đó ! tại sao tôi nói như thế ?
Thực tế chua chát, không phải tất ca các nhân sĩ , trí thức CM được toàn bộ người Saigon quý mến và kính trọng. Đơn giản thôi, hầu hết người Saigon gốc trước 1975 đều có ít nhiều liên quan đến chính quyền cũ, và ngày nay người thân của họ ở các nước TBCN thì rất nhiều. Những trí thức lão thành Cách mạng, nay có tiếng nói đối lập với chính quyền (như Huỳnh tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, và nhiều người khác…) thực tế là không được lòng những người dân “ngụy”, thậm chí có nhiều tiếng nói cười cợt, gán hậu quả ngày nay là do những “ông già” này ngày xưa đã tranh đấu, và bây giờ thì không được “ghế” nên lại xoay ra bất mãn…. Toàn là những suy nghĩ xấu, sai lạc về những vị này ; tuy nhiên đó là THỰC TẾ đã có rất nhiều suy nghĩ như vậy ở người Saigon.
Và chính những vị này cũng có phần nào tâm lý tự ti, mặc cảm như thế khi xa gần có những tiếng nói như thế lọt vào tai họ. Thế là họ không đủ tự tin đứng lên làm đầu tàu cho người dân trong những sự kiện biểu tình vừa qua nữa !
Thiếu những trí thức uy tín và được quý, trọng làm đầu tàu, làm gương, làm hạt nhân cho phong trào trong Nam, trong SG.. như ngoài hà Nội, thì làm gì có chuyện biểu tình được ?
- Đó là nói về tâm lý người dân, cùng với tâm lý những người trí thức miền Nam đã một thời đấu tranh để giải phóng miền Nam cho được. Ngoài ra, còn có tâm lý của những người cầm quyền ở địa phương trong này nữa. Khác với ngoài đó, chính quyền HN không sợ, hoặc rất ít e ngại về một cuộc biểu tình yêu nước trở thành một cuộc bạo loạn chống lại chủ nghĩa xã hội, vì người dân ngoài đó hầu như đã hoàn toàn sống dưới chế độ XHCN từ trước đến nay, đó là một điều dĩ nhiên. Nhưng khác với HN, những người dân SG từ 45 tuổi trở lên đã có một khoảng thời gian sống trước giải phóng. Dù thời đó chưa hẳn là thật tốt đẹp, nhưng tâm lý của họ khi so sánh với cái khốn khổ, cái thiếu dân chủ hiện nay thì họ luôn hoài niệm và mơ ước về ngày xưa. Vì thế, người cầm quyền SG có lý do để lo lắng biểu tình yêu nước trở thành bạo loạn chống nhà nước XHCN. Hơn nữa, chính những người SG lại có rất nhiều quan hệ với người Việt hải ngoại, chứ không phải dân HN.
Nhà cầm quyền SG e sợ, và do đó họ cứng rắn hơn. Vì thế, lại càng làm cho quan hệ giữa dân và nhà nước càng xa rời, chứ không có phần nào thông cảm như giữa người dân và chính quyển Hà Nội.
- Cuối cùng, có bạn nào đã nói người Saigon và miền nam rất thực tế, đôi khi đến thực dụng. Hiểm họa chien tranh với TQ thì họ không cần biết, miễn là thân mình vẫn yên ổn làm ăn. Tổ quốc cao xa trừu tượng thì họ không còn quan tâm lắm nữa, kể từ tháng 4/1975 họ, nhất là lứa tuổi trung niên trở lên, đã xem như mình không có tổ quốc, chỉ sống, làm ăn và để tồn tại. Đây là điều đáng buồn, nhưng là thực tế đó c ác bạn ơi. Tâm lý thờ ơ của những người lớn như thế, không ít thì nhiều đã có ảnh hưởng đến suy nghĩ của con cháu : quan tâm làm gì đến chính trị, tổ quốc, họ không còn tin vào những điều đó bao giờ nữa đâu.
P/S : cuối cùng, đây không phải là thể hiện hoàn toàn quan điểm của NCB, nhưng xin ghi lại một hiện thực mà mình biết, như để trả lời cho rất nhiều câu hỏi lâu này : vì sao người SG không đi biểu tình ???
BS: Rất cám ơn bác NCB về những phân tích sâu sắc, nhất là về thái độ của người dân trong đó đối với những người trí thức một thời đi theo cách mạng và tâm lý của họ lâu nay. Nếu có thể, xin bác viết thành một bài hoàn chỉnh, BS xin đăng lại.

OngTu đã nói

Rất cám ơn nhà thơ ĐTQ đã có bài viết, và cám ơn NCB đã nói dùm cho nhiều người SG, trong đó có tôi.
Phải nói là không ít người SG hiện nay có thái độ như thế này: Ừ, thì tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mấy người, đồng chí của mấy người, giờ mấy người phe XHCN xích mích với nhau thì mấy người tự lo giải quyết với nhau đi. Mắc mớ gì tụi tui phải đi biểu tình tỏ thái độ, chẳng được gì lại còn bị chụp mũ, bỏ tù, có khi mọt cả gông. Một cách giận lẫy, trả thù đối với những bất công mà người SG phải chịu, và tôi hoàn toàn hiểu được, mặc dù thấy điều đó có hơi trẻ con một chút.
Nhưng không phải người SG nào cũng vậy. Nhiều người khác tôi biết thì nghĩ rằng, cứ biểu tình mãi thì tác động được gì? Họ có những cách phản ứng khác, cá nhân hơn, đỡ bị chụp mũ hơn, nhưng theo tôi cũng không kém hiệu quả: tẩy chay hàng Tàu. Và họ đã làm lâu rồi, chứ không phải chỉ mới có một hai tháng nay thôi.
Đau đớn quá, SG của tôi. Ba mươi sáu năm rồi, mà cả những đứa trẻ mười mấy tuổi như con gái tôi, những thanh niên hai mươi mấy tuổi như con trai tôi, chúng nó vẫn cảm thấy mình chẳng phải là người của chế độ này; đất nước này dường như là của người khác, còn mình chỉ là những người “ở trọ” mà thôi. Thôi thì cứ “côi cút làm ăn, chăm lo nghèo khó”, mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo, không đến phần mình phải lo đâu (ai khiến?)

thi yên ca đã nói

anh “cao bồi tủ tế” phân tách những điều rất chính xác, từ vấn đề tâm lý đến thực tế.
-Không có người trí thức đủ tín nhiệm (một số trí thức cũ bất mãn với số người đã theo CSVN trứơc 1975
để tiếp tay cho sự mất thể chế VNCH có tự do dân chủ, nay thi Mackeno, cũng là vấn đề bất mãn tâm lý bình thường nên tức mình cú để “nhà nước lo bán nước” , không dễ làm gì hơn được dù rất đau lòng!!!
-Dân miền Nam, rất có tinh thần chiến đấu nhưng cảm thấy không có phần trách nhiệm trong việc mất nước do chính phủ Hànội đã ký bản công hàm bán nước, nếu mất nước nhà cầm quyền Hànội CSVN sẽ chịu sự nguyền rủa cuả dân tộc và lịch sử, sự đau khổ của dân Việt chịu đựng đã lên đến tột độ, rồi!!! Mong dân Hànội hiểu cho
-CA Saigon có lệnh uy hiếp nghười biểu tình Saigon nhiều hơn NBT Hànội, vì dù sao người Hànội đã quen sống trong một chế độ hà khắc chà đạp nhân quyền từ thời Pháp đến thời CSVN và chưa bao giờ được hưỡng tự do mà dân miền nam đã được hưởng trong vòng những năm 1954 tới 1975 vị chi 21 năm dù có sự quấy nhiễu, khủng bố của Việt cộng nhưng dân miền nam đã sống trong sự tự do và no ấm và nhà nước VNCH không ăn cướp đất đai cuả dân mà trái lại thời Ông Diệm và ông Thiệu đã MUA ĐẤT cuả người giầu chia cho người nghèo (CHỨ KHÔNG ĐẤU TỐ GIẾT NGƯỜI ĐỂ CƯỚP CỦA ĐÂU). Do đó nhà cầm quyền lo sợ người miền Nam vẩn thường thù ghét chế độ vô cùng tàn ác của CSVN càng ngày càng rập khuôn tàu phù tàn bạo!!! và đó là lý lẽ khiến sự trù dập, cản trở biểu tình rất mạnh cuả CA đối với nguời BTình Saigon
-Nhiều lý do lắm nhưng tựu chung thì dân miền Nam ngày xưa không yêu Csvn uất ức vì bị sống dưới chế độ, dân miền nam ngày xưa vì nghe lời đường mật xảo trá của CSVN mà hết lòng tiếp tay cho họ, thì ngày nay ráng ngậm qủa BỒ HÒN LÀM NGỌT mà thôi như trường hợp điển hình HUỲNH TẤN MẨM!!!


dan ngheo mien Nam đã nói

15.08.2011 lúc 19:22 Anh nói đúng lắm , tôi có thằng cháu làm tài xế xe tải , thỉnh thoảng cũng chạy xe khách , nó chạy mướn nên cũng có nhiều dịp chạy xe ra ngoài Bắc , , rồi xuống miền tây đồng bằng sông Cửu Long.Nó có nhận xét như vầy làm tôi nghe thấy lạ :
-Cậu biết không , công an giao thông ngoài Bắc hiền và ăn ít hơn trong Nam , mỗi tỉnh chỉ có 2 trạm, một trạm ăn 50 chục ngàn thì trạm còn lại phải trả 100 ngàn , hoặc ngược lại , không thể xạo nó được vì nó liên lạc với nhau ( giá xe tải năm ngoái ) Còn trong này thì ôi thôi , mạnh thằng nào thằng đó ăn , giá cả lung tung tùy hứng làm cánh tài xế muốn điên luôn …
Thỉnh thoảng coi mấy cái clip về giao thông ngoài Bắc tôi vẫn thấy người ta, ngay cả dân Hà Nội chẳng thèm đội mũ bảo hiềm , rất đông …
Qua mấy cái này , tôi muốn nói , cộng với ý của bạn , chính quyền và công an các tỉnh miền Nam biết dân miền Nam sợ hãi hơn miền Bắc nên tàn ác hơn, và bản chất họ là tham lam nên sẽ tham lam hơn khi ở trong Nam .Cũng dễ hiểu thôi , gặp một người dễ ăn hiếp thì đương nhiên mình phải hù dọa để ăn cho đậm , trong lúc đó , công an và chính quyền miền Bắc thì chẳng biết cái đứa đứng trước mặt mình có con ông bà lớn về hưu nào hay gia đình liệt sĩ nào không nên khi nó cãi lại thì phần lớn là e dè .Ăn thì buộc phải ăn vì bản chất là vậy rồi nhưng mà ăn vừa phải, không dám ăn đậm như trong Nam .Nghĩ thật tội dân miền Nam chúng tôi …


Tôi, Saigon đã nói

Tôi rất cám ơn anh NCB,
1) Tôi là một người Saigon ít tuổi hơn anh, tôi đã nghĩ và làm đúng như anh nói; vào tuần biểu tình khoản 5/10, tôi trả lời anh bạn từ Hà Nội vào chơi là kệ mẹ CP, tụi nó vơ vét được giờ tụi nó móc túi ra mua súng đạn mà đánh tàu, làm gì dân Saigon góp tiền (anh này là một tay viết của 3S, dịp đó giới thiệu 3S cho tôi biết, cám ơn anh bạn Hà Nội)
2) Tên người biểu tình nổi tiếng HTM thì tôi nhớ từ thời trẻ con đến giờ nhưng không yêu ghét gì, tên LHĐ thì biết làm lãnh đạo càng không đáng tôi quan tâm.
3) Trong họp mặt gia đình trưa 15/5, cô tôi: ‘Con biết không sáng nay biểu tình chống TQ, đông lắm có LHĐ, HTM,…’
tôi suýt reo lên, rồi kềm lại nói với cô tôi: ‘Ah! phải vậy mới được, Saigon biểu tình phải có HTM chứ cô’, tối đó, tuần sau đó, tôi sợt Google.
4) Tôi tự giải thích sv HTM thì cùng lắm chỉ mất mạng, bác HTM chắc an ninh khủng bố cả dòng họ nhà bác, ‘thôi thông cảm cho bác’ một cách đúng điệu Saigon.
5) Trước đây, tôi vài lần trả lời diễn đàn 3S người Saigon tại sao không biểu tình; cho đến hôm nay có lời giải thích của anh NCB là đúng nhất.
6) Mấy hôm nay xem 3S thấy vớt vát là Saigon nhen nhúm để Hà Nội đốt sáng lửa biểu tình, có còm gọi đích danh HTM, HĐN, LPK các anh rất hèn nhát, thấy xuất hiện từ mới (do tôi ở miền nam) ‘trí thức giả cày’
7) Không biết tôi, lớp con cháu ngày này, có cư xử đúng ‘điệu nghệ’ Saigon của tiền nhân không, hay là quá khắt khe, thấy rằng cần lấy đi hai chữ trí thức trước tên các vị được vinh danh nhóm lửa kễ trên.

Thành Ca đã nói

Sau hôm biểu tình 05/06 mình có nói chuyện với mấy người ở chỗ làm về chuyện đi biểu tình chống TQ, một cô đảng viên nhanh nhảu nói “do Việt Tân xúi giục”, một số anh em khác nói “bác máu thế”, một cậu đảng viên nói “anh tham gia thì cũng được nhưng đừng để bị lôi kéo”.
Mấy hôm sau mình xuống công trường nói chuyện với anh em công nhân về chuyện TQ xâm lược và đi biểu tình chống TQ. Lần sau nữa mình xuống anh em hỏi “bao giờ đi biểu tình thì cho đi theo với”. Mình nói “đi biểu tình thì phải thực sự căm thù TQ hãy đi, chứ không nên đi theo phong trào, nếu chẳng may phóng viên họ phỏng vấn hoặc công an họ hỏi lại trả lời chẳng biết, chỉ biết đi theo ông í ông nọ thì chẳng ra làm sao”. Tối 18/06 (T7) mọi người còn có vẻ hân hoan, nhưng hôm sau 19/06 (CN) thì thấy chẳng ai đi. Mình đi cùng một người bạn nhưng lên đó “ngồi”.
Mình nói chuyện với mấy ông già gần nhà, câu trả lời gần tương tự nhau “để nhà nước lo”. Chỉ có 1 ông là thương binh thì cổ vũ và hỏi thăm chuyện mình đi biểu tình.
Vừa đến công viên 23/9 (trước dinh Thống Nhất) ngày 19/06, mình hỏi một nhóm thanh niên vừa đi tới “bọn em đi biểu tình hả?”, một cậu trả lời “biểu tình gì hả anh?”, thì ra họ chỉ hẹn nhau ở đó để đi chỗ khác. Sau đó mình lại hỏi mấy người trong công viên đang ngồi “anh em đi biểu tình hả?”, anh em nhìn mình nghi ngờ. Có một người sau đó nói “đang lúc nhạy cảm hỏi thế ai trả lời được”, sau đó mọi người dãn ra khỏi chỗ mình ngồi. Nhưng sau đó, với việc thay đổi chiến thuật tiếp cận thì làm quen được 2 người. Cũng có người nói chuyện cho hết buổi sáng.

dốt hay nói chữ đã nói

Đọc bài anh Quân tôi thấy buồn làm sao!
Không phải ngẫu nhiên mà SG “chết trước bình minh”. Dân gian chia đặc tính ba miền như sau:
miền Bắc giỏi làm chính trị ( bao hàm từ Q. Bình trở ra)
miền Trung giỏi làm thơ phú,văn chương (bao gồm từ Nghệ An trở vào tới Bình Thuận)
(NGƯỜI TỪ NGHỆ AN đến Q.TRỊ GIỎI CÀ HAI)
miền Nam giỏi làm kinh tế (đông và tây Nam bộ)
người miền Nam không máu chuyện chính trị một khi nó chưa thật sự thiết thân. Riêng SG là mảnh đất lành với hầu hết dân cư với nguồn gốc nhập cư nên cái gốc quê hương không vững, họ cố gắng làm ăn với một chút ít thành đạt nào đó, do đó họ sợ sự mất mát!
Không thể nào trách móc họ được đâu, phải có sự thông cảm! Hỡi nhà thơ Quê Hương, mới nghe một vài ý kiến ngược với mình anh đã đùng đùng nổi giận, tôi thật thất vọng về anh, một nhà thơ tôi từng ngưỡng mộ. Tại sao anh không ôn hòa trao đổi cùng những người mà một thời anh nghĩ là bạn bè, còn bây giờ là không!
Còn chuyện anh nói về chuyện bia bọt, các cô gái tiếp thị… để rồi “kết luận ” những người bạn” đó thì thật chẳng hay chút nào. Cũng giống chuyện CHHV với hai cái bao cao su. Đôi lời chân thực cùng anh.
DỐT HAY NÓI CHỮ











Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"