Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Đàn áp đã có một chân dung

Đàn áp chính trị đã tăng hẳn mức độ nghiệt ngã và thô bạo trong thời gian gần đây. Nguyễn Xuân Nghĩa bị xử 6 năm tù, Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm v.v. để chỉ kể một vài trong rất nhiều nạn nhân của chính sách gia tăng đàn áp. Mới đây, Vi Đức Hồi bị xử 5 năm, Cù Huy Hà Vũ 7 năm, Phạm Minh Hoàng 3 năm. Nếu không có quốc tịch pháp chắc chắn Phạm Minh Hoàng đã bị xử một bản án nặng hơn nhiều.

Điều quan trọng cần được nhận định là đàn áp đã gia tăng song song với tiến trình gồm thâu quyền lực vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nghĩa là tiến trình hoá thân của chế độ độc tài đảng trị thành một chế độ độc tài cá nhân, từ độc tài cộng sản sang độc tài Nguyễn Tấn Dũng.

Ảnh hưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng càng rõ rệt nếu ta phân tích các vụ án. Cùng bị buộc một tội như nhau (và cùng vô tội như nhau) nhưng Trần Huỳnh Duy Thức đã bị xử 16 năm trong khi Lê Công Định bị 7 năm. Lý do là vì Trần Huỳnh Duy Thức đã tố giác đích danh ông Nguyễn Tấn Dũng là tham nhũng.

Trường hợp Cù Huy Hà Vũ đã rất ê chề cho Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Hà Vũ là một đứa con cưng của đảng. Cha là một khai quốc công thần, mẹ từng săn sóc ông Hồ Chí Minh, Hà Vũ quen biết và được sự bênh vực của nhiều vị lão thành trong đảng. Hơn nữa Hà Vũ không hề chống đảng, không tham gia một tổ chức dân chủ nào, không quan hệ và cũng không muốn quan hệ với một người đối lập nào. Anh chỉ đưa ra ý kiến là nên chấp nhận đa đảng, coi đó là một thích nghi cần thiết để ĐCSVN có thể tồn tại lâu dài. Một đảng viên cộng sản trung thành có thể đồng ý hay không đồng ý với Hà Vũ, nhưng không thể nghĩ là anh chống đảng. Ý kiến này chắc chắn đã được thảo luận ngay trong nội bộ đảng. Cù Huy Hà Vũ vô tội, ngay cả nếu đối lập với ĐCSVN bị coi là một tội. Chính vì vậy mà vụ án đã rầt sôi nổi. Những người dân chủ dĩ nhiên bênh vực Hà Vũ như một nạn nhân của đàn áp nhưng đa số những người cộng sản cũng thấy bị xúc phạm và đã lên tiếng. Dù vậy Cù Huy Hà Vũ vẫn bị y án 7 năm tù vì Nguyễn Tấn Dũng nhất định trừng trị cho bằng được một kẻ đã dám thách thức ông. Và Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra mạnh hơn ĐCSVN.

Vụ án Vi Đức Hồi tuy không sôi nổi như vụ án Cù Huy Hà Vũ nhưng còn có ý nghĩa hơn. Vi Đức Hồi chủ yếu bị buộc tội vì những bài viết cũ đã từng khiến anh bị bắt, bị thẩm vấn và khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đã thuộc vào quá khứ. Tại phiên tòa xử anh, tỉnh bộ ĐCSVN Lạng Sơn làm chứng rằng anh là một người gương mẫu. Dầu vậy Hồi vẫn bị xử 8 năm tù, rồi giảm xuống còn 5 năm sau phúc thẩm. Nếu ĐCSVN còn thực sự là đảng cầm quyền thì đã không có vụ án Vi Đức Hồi. Phe Nguyễn Tấn Dũng cảm thấy bị chống đối từ nhiều phía nên nhìn đâu cũng thấy thù địch và nguy cơ. Vi Đức Hồi bị bỏ tù chỉ vì anh bị nhìn như một người có nhiều tiềm năng lôi cuốn và động viên.

Sự chuyển hoá từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân là một diễn biến bắt buộc khi đảng cầm quyền mất lý tưởng và tư tưởng chính trị như trường hợp hiện nay của ĐCSVN. Đây cũng là một giai đoạn trong tiến trình đào thải của các chế độ độc tài đảng trị. Giai đoạn kế tiếp là đàn áp và tham nhũng gia tăng tối đa, bởi vì khi không có gì để thuyết phục người ta chỉ còn cách sử dụng tối đa bạo lực, mặt khác lòng tham là động cơ duy nhất để một người chấp nhận làm công cụ cho một bạo chúa đày đọa đồng bào mình. Trong một chế độ độc tài cá nhân, đàn áp có một chân dung. Sự đối kháng vì thế cũng dễ động viên hơn. Sau cùng, nó sụp đổ vì hậu quả phối hợp của bất mãn trong xã hội và mâu thuẫn không tránh khỏi giữa quân đội và công an.

Nhưng sau thời gian bao lâu? Nhiều chế độ độc tài cá nhân đã có thể kéo dài rất lâu, nhưng đó là điều không thể có trong thế giới truyền thông và toàn cầu hoá hiện nay trong đó các chế độ độc tài bị nhìn như những quái vật gớm ghiếc. Hơn nữa, Nguyễn Tấn Dũng vừa không có thành tích vừa không phải là một khuôn mặt mới để có thể tạo ra một ảo tưởng. Mọi người đều đã biết con người và khả năng của ông. Xác xuất để ông chấm dứt nhiệm kỳ thủ tướng mới này một cách êm thấm không cao. Càng không cao nếu những người chống lại ông chứng tỏ sự thức thời và sáng suốt.

Thức thời để hiểu rằng cuộc đấu tranh chống độc tài cá nhân chỉ có thể là cuộc đấu tranh để thiết lập dân chủ đa nguyên thực sự. Sự chuyển hoá từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân chỉ là hậu quả tất yếu và không thể đảo ngược của sự phá sản của chủ nghĩa cộng sản. Mọi hy vọng tái lập quyền lãnh đạo của đảng đều vô duyên và vô vọng?

Sáng suốt để hiểu rằng phải có tổ chức, bởi vì một khối Sáng suốt để hiểu rằng phải có tổ chức, bởi vì một khối người dù đông đảo, nhất trí và có lẽ phải đến đâu cũng vẫn bất lực nếu chỉ là những cá nhân rời rạc.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"