Nguyễn Văn Thạnh
Các blogger đang ngồi thành một vòng tròn thì tên côn đồ lao ra từ đám đông, đánh người giữa sự chứng kiến của lực lượng an ninh...
1.Vấn nạn mượn tay côn đồ:
Công dân có quyền biểu tình, điều này đã được ghi vào hiến pháp hẳn
hoi. Tuy nhiên, gần 70 năm qua, Quốc Hội Việt Nam đã ỉm đi cái quyền
này, bằng cách không thông qua luật (rất nham hiểm). Treo luật với mục
đích là trói người dân để không thể thực hiện quyền biểu tình, nhưng họ
đã nhầm. Khi đất nước cần, người dân sẽ làm. Những ngày hè sôi động 2011
đã chứng minh chân lý đó và người dân phát hiện ra một nguyên lý của
nền dân chủ: những gì pháp luật không cấm, công dân có quyền làm. Nhà
cầm quyền (dù nham hiểm) đã trở nên lúng túng sau một hồi dùng bạo lực
hoang dã-đánh, đạp mặt, bắt nhốt,... Với bản chất nham hiểm, hẳn họ
không chịu thua, họ hóa giải như thế nào?
Một người bạn tôi kể lại, đoàn người đang đi trật tự thì bỗng một
người cao to, ở đâu lẻn vô một tay kẹp cổ em, một tay vung cú đấm liên
tiếp vào mặt. Mọi người lao đến cứu em, thế là là tạo ra một vụ “đánh
nhau, gây mất trật tự” và công an lao vào bắt tất cả lên xe. Về đồn thì
thấy toàn người đi biểu tình, còn kẻ lạ đánh thì không thấy đâu.
Rõ ràng, đây là một thủ đoạn mượn tay côn đồ rất nham hiểm.
Thủ đoạn này không mới, và nó cũng không xảy ra ở chuyện biểu tình,
chúng ta thường nghe tin những người lên tiếng bị đánh bị chém như: anh Chí Đức, Binh Nhì, rồi đội bóng Hoàng Sa FC, mới đây nhất là nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Lê Quốc Quyết,….nếu kể đầy đủ có thể đến sáng.
Bản thân tôi cũng trải qua những giây phút rùng rợn, kinh khủng của thủ đoạn trên.
Gần đây trên mạng lan truyền tài liệu
hướng dẫn cách thức để công an có thể đánh người dân mà không để lại
thương thích hay dấu vết (tài liệu của Công an Trung Quốc nhưng có thể
tham khảo cho VN vì hai nước có chế độ chính trị, hoàn cảnh xã hội tương
đồng nhau, lãnh đạo hai nước có mối quan hệ khăn khít).
Dù chưa có cuộc điều tra nghiêm túc, phán quyết của tòa án về vấn
nạn này, nhưng theo lý trí suy luận logic, theo tôi, vấn nạn công an
mượn tay côn đồ để đánh đập, trấn áp người dân là có thật.
Đây là một thủ đoạn rất nham hiểm và là một vấn nạn của xã hội. Nó
nham hiểm bởi lẽ người dùng nó biết rằng an toan, vì được bao che nên
không ai có thể điều tra được. Là vấn nạn xã hội bởi lẽ nó dung dưỡng
bạo lực, làm nhờn quốc pháp, nó sẽ lây lan ra ngoài xã hội. Khi đó người
dân có việc là dùng côn đồ để xử nhau (1), (2).
2. Vấn đề:
Vấn nạn mượn tay côn đồ xảy ra là vì nhà nước này hiện nay thiếu lý
lẽ và công lý (thiếu chính danh) để nói chuyện với dân. Họ không thể
dùng bạo lực hợp pháp của nhà nước để làm việc nước, do vậy họ phải dùng
đến thủ đoạn bẩn thỉu. Họ có thể sử dụng được nó vì họ nắm hết sức mạnh
chính trị trong tay; không chỉ sức mạnh chính trị (lập pháp, hành pháp,
tư pháp) mà còn cả sức mạnh truyền thông và kinh tế. Người bị đánh,
thân cô, thế cô thì làm được gì? Cho đến nay chưa một ai bị đánh mà cơ
quan công quyền vào cuộc điều tra để bảo vệ an toàn tính mạng cho nạn
nhân. Chính vì lẽ đó nên thủ đoạn trên phát huy được hiệu quả, ngày càng
được xử dụng rộng rãi.
3. Giải pháp:
Là một kỹ sư, đứng trước một vấn đề, tôi quan tâm, suy nghĩ đến giải
pháp, chứ không chỉ dừng lại chuyện lên án & tố cáo. (Đấu tranh
không chỉ dừng ở việc tố cáo mà phải khám phá ra bản chất vấn đề và giải
quyết nó- Aung San Suu Kyi). Theo tôi có những giải pháp sau:
A. Nhóm giải pháp về luật pháp:
a1. Tố cáo vụ việc ra công luận, càng cụ thể với chứng cứ
càng rõ ràng càng tốt, nên trung thực không nên nói thêm nói bớt vụ
việc. Khi sự việc xảy ra, phải nhanh chóng có bài tường trình rõ ràng,
nếu có phân tích khách quan kèm theo càng tốt.
a2. Chính quyền nham hiểm dùng thủ đoạn thì phải tương kế, tự
kế. Chính quyền dùng côn đồ để tạo ra chứng cớ bắt người (gây rối trật
tự), đánh dằn mặt, rồi phủi trách nhiệm. Chúng ta cần phải nắm ngay sự
việc này, làm đơn trình báo ngay với cơ quan công quyền có chức năng.
Nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho công dân là thuộc công quyền. Sau khi gửi
đơn phải thông báo rộng rãi cho công luận và tìm cách truy kích làm to
vụ việc. Thường bọn nham hiểm sẽ ỉm đơn (chính vì điều này mà khi nhận
đơn trình báo, không bao giờ chúng đưa biên lai).
Tôi thấy rất tiếc là người viết bài tố cáo hành vi dùng côn đồ đánh
người nhưng rất ít người viết đơn và tranh đấu đến cùng trong khuôn khổ
luật pháp. Chúng ta không làm việc này, làm cho bọn nham hiểm rảnh trách
nhiệm trong việc thụ đơn và làm cho công luận nghi ngờ những người
tranh đấu cho dân chủ là hàng lu loa, chuyên đi gây sự để làm sự kiện,
kiếm tiền hải ngoại.
Đánh mạnh vào điểm này, như chiêu thức “nắm thắt lưng địch mà đánh”,
vụ việc càng nhiều người bị đánh, chứng cứ càng rõ ràng, chúng không
thể biện bác. Làm được việc này, ít nhất cho công luận thấy thủ đoạn
nham hiểm, nâng cao dân quyền và truy kích để bãi chức người đứng đầu.
(Nên nắm người đứng đầu để qui trách nhiệm bảo an).
a3. Tranh đấu qua quốc hội: yêu cầu quốc hội ban luật rõ
ràng, chỉ có nhân viên mặc đồng phục, sắc phục mới được thực thi việc
công. Mặc thường phục không được xem như là nhân viên công vụ, dù có rút
thẻ ngành. Phạt nghiêm những hành vi giả dạng. Qui trách nhiệm cho
người đứng đầu địa phương để xảy ra côn đồ mà không truy bắt được hung
thủ. Tôi cho rằng, đây là một điều luật rất quan trọng.
a4. Đấu tranh qua hướng quốc tế: viết thư thông báo, tường
trình vụ việc, vạch trần thủ đoạn này cho các cơ quan bảo vệ nhân quyền
quốc tế. Yêu cầu họ nghiên cứu thủ đoạn này và tìm ra giải pháp cho vấn
đề.
B. Nhóm giải pháp thực tiễn:
Những kẻ đánh người thường nghĩ rằng mình cứ thoải mái đánh, không
việc gì phải sợ, mình được bảo kê. “Côn đồ thường” còn sợ nhà nước
nghiêm trị, “côn đồ nhà nước” thì còn sợ ai. Nhà nước càng mất tính
chính danh thì càng phải sử dụng côn đồ, sử dụng bạo lực và chúng biết
được nhà nước nuông chiều nên ngày càng lộng hành. Đó là lý do vì sao
côn đồ ngang nhiên đánh người, rồi nhiều người dân vô làm việc bị chết ở
đồn công an với lý do hết sức vớ vẩn như: cho tay vô ổ điện, trợt
té,….mà không một ai gây ra án bị điều tra, xét xử, trừng phạt.
Khi quốc pháp bị lũng đoạn thì công luận phải lên tiếng. Để giải
quyết vấn đề này, tôi đưa ra bản tuyên ngôn bảo vệ công công lý. Các bạn
có thể xem đề xuất sáng kiến tại đây.
Nguyễn Văn Thạnh
Bài tiếp: Ai nên quan tâm đến vấn nạn mượn tay côn đồ?