Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Những phi vụ chuyển tiền nơi thiên đường trốn thuế: Trung Quốc ngăn chặn báo cáo từ Offshore-Leaks

Hồ Gươm lược dịch
Đại Lễ Đường Nhân Dân Trung Quốc: Tiết lộ không đúng lúc
Câu chuyện được nói tới ở đây là những khoản tiền lớn và những thiên đường trốn thuế: Nhiều cơ quan truyền thông tường trình về những phi vụ chuyển tiền của giới thượng lưu Trung Quốc, đối với tầng lớp cai trị đỏ thì đây là thời điểm không thích hợp, lúc này có những nhà hoạt động chống tham nhũng đang phải hầu tòa, nhà chức trách đã phản ứng lại bằng sự kiểm duyệt gắt gao.
Ngay trước thời điểm năm mới, cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đã viết một bức thư khác thường so với tính cách của ông đăng trong một chuyên mục báo ở Hồng Kông: "Tôi muốn đoạn hành trình cuối trên cõi đời này của tôi có một kết thúc có hậu, tôi sinh ra đời với bàn tay trắng và muốn từ giã nó với bàn tay sạch" - ông viết. "Tôi chưa bao giờ dính dáng vào một thương vụ nào mà trong đó tôi đã lạm dụng quyền lực của mình để thủ lợi, và cũng không bao giờ làm điều đó. Bởi không có bất kỳ lợi ích nào có thể lay chuyển được niềm tin của tôi."

Tại sao Ôn Giao Bảo, người rời khỏi chức vụ thủ tướng kể từ tháng 3 năm ngoái sau 10 năm nắm quyền, đã viết bức thư này? Tại sao ông ta lại viết nó ra ngay trong thời điểm này?
Kể từ chiều ngày thứ ba, ít ra cũng có một động cơ thúc đẩy khá gần với sự thừa nhận của Ôn Gia Bảo: Trong các tài liệu tường trình chi tiết của báo "Guardian", báo "Süddeutsche Zeitung" và các phương tiện truyền thông khác về hàng tỉ đô la của các doanh nhân Trung Quốc và thành viên gia đình các quan chức ở thiên đường trốn thuế tại quần đảo Virgin Islands - Anh Quốc.
Một lần nữa, tên con trai, con gái và con rể của Ôn Gia Bảo lại xuất hiện trong những báo cáo từ các tài liệu rò rỉ được gọi là Offshore-Leaks. Những thương vụ nhạy cảm này đã được báo "New York Times" tường thuật. Theo những tính toán của tất cả những tờ báo thì Ôn Giao Bảo đã phải biết những gì sẽ đến với mình và gia đình.
Và các cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc cũng vậy. Từ mấy ngày nay người ngoại quốc tại Bắc Kinh rất ngạc nhiên vì trang báo "Guardian" tạm thời không truy cập được, rốt cuộc kể từ sáng thứ Tư thì trang báo "Guardian" cũng đã bị chặn. Tương tự như vậy đối với trang ICIJ, nơi mà hai năm trước đã rò rỉ tài liệu từ nguồn Offshore-Leaks. Tờ báo "Süddeutsche Zeitung" cũng không truy cập được - chưa rõ là lý do kỹ thuật hay bị kiểm duyệt.

Các nhà hoạt động chống tham nhũng ra tòa

Những tiết lộ, mà tên tuổi của những người dính dáng vào, vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình Ôn Gia Bảo, trong số đó có cả họ hàng thân thích của chủ tịch Giang Trạch Dân, cựu thủ tướng Lý Bằng, nhà cải cách Đặng Tiểu Bình và một số lượng lớn các doanh nhân nổi tiếng, quả là một ngày đáng ghi nhớ của Trung Quốc.
Và trong ngày thứ tư này ở Bắc Kinh bắt đầu một loạt các phiên tòa xét xử đối với những thành viên của "Phong Trào Công Dân Mới", một nhóm những nhà hoạt động đấu tranh đòi công khai tài sản các quan chức Trung Quốc.
Phiên tòa được bắt đầu bằng các thủ tục tố tụng đối với nhà lãnh đạo của nhóm, luật sư Hứa Chí Vĩnh, người đã bị bắt từ hồi tháng 8 vì tội kích động "tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng". Tới hôm thứ năm này, Triệu Trường Thanh (Zhao Changqing), một nhà hoạt động Nhân Quyền, đã từng tham gia cuộc nổi dậy tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và đã phải nhiều năm ngồi tù, cũng bị ra trước tòa vì bị cáo buộc tội danh tương tự.
Phiên tòa xét xử tiếp theo vào ngày thứ sáu đối với các nhà hoạt động Nhân Quyền Ding Jiaxi, Li Wei và nhà báo Hou Xin. Tất cả đã tham gia vào một cuộc biểu tình vào hồi tháng 3 năm 2013 tại khu phố thương mại Xidan thuộc Bắc Kinh, tại đó họ đã dùng loa phóng thanh và biểu ngữ kêu gọi những đảng viên Cộng Sản phải công khai tài sản.
Từ hàng năm trước đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã từng ra nghị quyết, những nhà lãnh đạo đảng có trách nhiệm phải công khai minh bạch tài sản. Cho đến ngày hôm nay, nghị quyết này cũng không được thực hiện. Thay vào đó, Tập Cận Bình, tổng bí thư mới của Trung Quốc phát động riêng một phong trào chống tham những khác. Mặc dù sẽ rất khó khăn, nhưng nó đặc biệt nhắm tới giới quan chức trong bộ máy doanh nghiệp nhà nước, là tầng lớp đang muốn làm giảm thiểu quyền lực của tổng bí thư.

Những tiết lộ chưa bị tràn qua bức tường lửa

Giới lãnh đạo vẫn che dấu cho tới nay, những tố cáo của những người đang bị tống vào tù, cũng chính những điều mà Đảng cũng đang phàn nàn và cũng là những ý kiến của đại đa số người dân về một vấn nạn nghiêm trọng của Trung Quốc đó là: Sự làm giàu vô liêm sỉ của giới tinh hoa, tham nhũng lan tới thượng tầng lãnh đạo. Sau những tiết lộ vào hôm thứ ba, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ lại càng khó khăn hơn trong việc giải thích những mâu thuẫn trên. Con số được nêu ra trong nguồn tài liệu với tên gọi Offshore-Leaks đơn giản là quá khủng khiếp, để có thể bị cho chìm xuống: 1000 tỉ đến 4000 tỉ đô la đã được chảy từ Trung Quốc vào những thiên đường trốn thuế trong 13 năm qua.
Tuy nhiên những con số này chỉ tạo được áp lực chính trị khi nó được biết đến rộng rãi và được công khai tranh luận. Và nhà cầm quyền sử dụng mọi biện pháp để ngăn cản điều đó. Cho đến này cơn bão của sự phẫn nộ chỉ xảy ra ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và những mạng xã hội như Twitter, là nơi mà đại đa số người dân Trung Quốc không thể truy cập được. Làn sóng về những tiết lộ này vẫn chưa tràn qua được bức tường lửa, và đài BBC, là kênh tin tức cũng được phát sóng ở Trung Quốc, trong buổi phát sóng tin tức vào buổi sáng, thì màn hình đã bị bôi đen và mất tiếng.
Các nhà chức trách biết rằng họ phải làm gì, bởi những tiết lộ về sự giàu có của giới quyền lực vẫn được che dấu nếu dư luận được biết, được bàn tán, truyền tải, sẽ làm cho giới lãnh đạo rất lo ngại. Luật sư Trương Học Trung (Zhang Xuezhong), luật sư bào chữa của một nhà hoạt động Nhân Quyền đang bị mang ra xét xử, đã tóm gọn một câu: "Những nhà cai trị tàn bạo nhất của nhân loại là những kẻ không tuân thủ luật pháp mà chính họ đã viết ra!"

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"