Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Công an giả danh thợ cắt đá để phá buổi tượng niệm tử sĩ Hoàng Sa?

40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là một sự kiện lớn. Đã không ít người nhầm tưởng về một sự thay đổi cách nhìn của chính quyền, khi những bài báo lên tiếng có phần mạnh mẽ và cới mở hơn nhưng năm trước kia. Nhưng buổi tưởng niệm của huyện đảo Hoàng Sa đã bị hủy bỏ  sau nhiều ngày chuẩn bị và nhận được ủng hộ về tinh thần cũng như tài chính của nhiều cá nhân và tổ chức.
Nhưng chưa dừng ở đó. Buổi tưởng niệm của anh em No-U và các trí thức thức yêu nước cũng bị lực lượng an ninh dùng nhiều thủ đoạn phá đám từ trực tiếp tới gián tiếp.
Những gương mặt tiêu biểu của phong trào biểu tình chống Trung Quốc như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Lân Thắng, Lã Việt Dũng.v.v. đều bị công an phường gặp gỡ, nặng nhẹ vận động để họ không có mặt tại bờ Hồ sáng nay trong buổi tượng niệm những người đã hy sinh ở Hoàng Sa.
TS Nguyễn Quang A tại buổi tưởng niệm sáng nay
TS Nguyễn Quang A tại buổi tưởng niệm sáng nay. Ảnh Lân Thắng
Tuy bị ngăn cản ráo riết, chừng 300 người trong đó có tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn, tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Lân Thắng.v.v. đã tới tưởng niệm các liệt sĩ trước tượng đài Lý Thái Tổ.
Âm thanh hỗn loạn
Bụi đá bay mù mịt và âm thanh xe tai từ những chiếc máy cắt. Ảnh Nguyễn Hữu Vinh
Bụi đá bay mù mịt và âm thanh xé tai từ những chiếc máy cắt. Ảnh Nguyễn Hữu Vinh
Đã nhiều lần, để gây nhiễu, chính quyền cho dựng rạp ca hát, nhẩy múa ở khu vực biểu tình. Lần này, mấy chiếc máy khoan cắt đá đã hoạt động hết công suất dưới chân tượng Lý Thái Tổ. Nhiều công an, dân phòng với loa trong tay làm át tiếng của những người biểu tình. Ngoài ra, thỉnh thoảng những chiếc xe công an đậu trong khu vực lại hú còi ầm ĩ.
Mấy chiếc loa chĩa vào nhà báo nhằm át cuộc trò chuyện của cô với người biểu tình. Ảnh FB Nguyễn Lân Thắng
Mấy chiếc loa chĩa vào nhà báo nhằm át cuộc trò chuyện của cô với mọi người. Ảnh FB Nguyễn Lân Thắng
Tuy vậy, những người biểu tình vẫn hô vang, cố át tiếng ồn do công an  gây ra: “Hoàng Sa- Trường Sa -Việt Nam”, “Đả đảo bọn tay sai bán nước”. 
Nhiều biểu ngữ do những người biểu tình mang đến đã bị an ninh xông vào giằng xé ngay trước mặt các phóng viên nước ngoài. Những chiếc loa của công an, dân phòng thô bạo chĩa vào mặt phóng viên cản trở cuộc nói chuyện giữa cô và người biểu tình.
Theo nhân chứng, một vài biểu tình viên bị quây đánh ngay bên bờ hồ Gươm.
Đây không phải là lần đầu tiên, tình cảm dân tộc thiêng liêng của những người yêu nước bị xúc phạm trắng trợn. Hồi tháng 2/2013 khi nhóm No- U đi đặt vòng hoa kỉ niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung tại gò Đống Đa, họ cũng bị xô đẩy, xua đuổi thô bạo, hoa vừa đặt xuống đã có người ‘dọn rác” đem vứt đi.
Ghìm cơn mửa
Khi đoạn video cũng như những hình ảnh của buổi tượng niệm sáng nay được đưa lên mạng, nhiều người đã bình luận đầy phẫn uất. Nhà văn Trần Hoài Văn – người được biết đến với nhiều truyện ngắn và  kịch bản phim trong 2 thập niên qua- chia sẻ trên facebook cá nhân: “Tìm đủ cách để phá đám sự kiện tưởng niệm 40 năm khựa chiếm Hoàng Sa. Lần này là cắt gạch cho bụi mù mịt… Lần sau chắc chúng nó dám đổ cứt ở khu vực tượng đài cụ Lý Thái Tổ lắm…
Tôi đang sống ở thời nào thế này? Đất nước này có còn là của tôi nữa hay không? Khi mà: Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/ Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”
Theo blogger Nguyễn Lân Thắng, người có mặt từ đầu tới cuối tại buổi tưởng niệm, ‘công nhân cắt đá’ vừa làm việc vừa nhìn xoáy vào những người biểu tình là phó đồn công an phường Tràng Tiền, tên Nguyễn Tuấn Khiên. Điện thoại của anh “công nhân” này nhanh chóng được cộng đồng mạng công bố: +849120998888.
Sau buổi tưởng niệm, một số người đã lượm được viên đá mà các “công nhân” cưa xẻ để lại hiện trường. Bức ảnh cho thấy, nó được cưa ngang, xẻ dọc chằng chịt chỉ nhằm gây ra tiếng ồn và làm bụi bặm khu vực. Những nhát xẻ vụng về chứng tỏ người thực hiện không phải là một thợ xẻ đá chuyên nghiệp.
vienda
Trong một diễn biến khác, chiều qua 18/1/2014, tại Sài Gòn gần 100 nhân sĩ trí thức đã có một buổi tưởng niệm nhỏ với sự có mặt của bà Ngô Thị Kim Thanh vợ liệt sĩ Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá hạm phó hộ tống hạm Nhựt Tảo và bà Huỳnh Thị Sinh vợ liệt sĩ Ngụy Văn Thà, Trung tá hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo.
Những buổi tưởng niệm ‘lề trái’ vẫn diễn ra đều đặn trong mấy năm gần đây, dù không nhận được sự ủng hộ của nhà cầm quyền.
Xem video buổi tượng niệm tại đây
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"