Justin McKeating
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng phỏng dịch
Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng phỏng dịch
Với lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sắp sửa được khởi động lại
sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, cho thấy rõ rằng chính phủ
Nhật đã quyết định đi trở lại vào thời kỳ đầy nguy hiểm của quá khứ,
thay vì nhanh chóng hòa nhập vào tương lai của con đường năng lượng phi
nguyên tử và tái tạo.
Chính phủ Nhật đang tái khởi động các lò phản ứng nguyên tử mặc dầu
đã có nhiều chống đối từ các lãnh đạo địa phương, và những chống đối
quyết liệt của rất nhiều người dân Nhật. Sự khinh thường của chính phủ
đến những mối quan tâm của dân chúng đã bắt buộc một số tổ chức phải đưa
vấn đề tái khởi động các lò phản ứng nguyên tử ra tòa án xét xử.
Chính phủ Nhật quyết định tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Số 3 tại
nhà máy điện hạt nhân Ohi tại Fukui Perfecture vùng miền trung Nhật,
vào ngày Chủ Nhật. Chính phủ Nhật đã không màng đến cuộc biểu tình phản
đối của hàng chục ngàn người dân Nhật trước văn phòng của Thủ tướng tại
Tokyo, mặc dầu chính Thủ Tướng Yoshihiko Noda nói rằng ông ta rất kinh
ngạc với sự hiện diện của số lượng lớn người dân chống lại quyết định
của ông. Chính phủ còn có kế hoạch khởi động tiếp lò phản ứng nguyên tử
Số 4 của nhà máy điện hạt nhân Ohi vào cuối tháng này.
Công tác tái khởi động lò phản ứng nguyên tử tại Ohi đã không được
suôn sẻ. Như thể cư dân đang sống gần các lò phản ứng hạt nhân chưa có
đủ mối lo âu về tai nạn hạt nhân, “đã có hơn hai tá báo động hạt nhân
xuất phát tại nhà máy này. Những báo động đó xảy ra chỉ ba ngày sau một
lần báo động xảy ra vào ngày giữa tuần”. Thật may mắn, những vụ báo động
này là giả và gây ra bởi “những điều kiện không ổn định của không khí,
như là sương mù do độ ẩm cao”. Những cố gắng để trấn an nổi lo lắng của
cư dân đã bị thất bại ngay từ ngày đầu.
Trục trặc này xảy ra ngay sau những lời cảnh báo chỉ vào tuần trước
từ ông Mitsuhisa Watanabe, chuyên gia về cấu trúc vỏ trái đất tại Đại
Học Toyo, và ông Katsuhito Ishibashi, chuyên gia địa chấn và giáo sư
danh dự tại Đại Học Kobe. Dùng những dữ kiện về địa chấn do chính tổ hợp
công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Ohi, Kansai Electric Power Co
(KEPCO) phổ biến, hai khoa học gia này đã khám phá ra là những lò nguyên
tử tại Ohi đang nằm trên những đường nứt của lớp vỏ trái đất sẽ có thể
gây ra nhiều trận động đất mạnh hơn KEPCO đã từng xác nhận trước đây.
Năm 2005, ông Ishibashi đã tiên đoán sẽ có một trận động đất lớn có thể
gây ra thảm họa nguyên tử. Tháng Ba 2011, lời tiên đoán của ông đã được
chứng minh đúng một cách dễ sợ.
Sau khi bị chính phủ trắng trợn khi dể và không quan tâm đến sự phản
đối của dân chúng, các tổ chức công dân đang nhờ tới luật pháp để cố
gắng ngừng kế hoạch tái khởi động các lò phản ứng nguyên tử Ohi của
chính phủ Nhật.
Đơn kiện của hai nhóm, Green Action và Mihama-no-Kai (Osaka Cìtizen
Against the Mihama, Ohi and Takahama Nuclear Power Plants – Công dân
Asaka Chống Nhà Máy Điện Hạt Nhân Mihama, Ohi, và Takahama ), chống lại
việc tái khởi động lò phản ứng hạt nhân sẽ được đúc kết vào ngày 9/07,
với quyết định của tóa án dự trù sẽ có được trong vòng hai tuần lễ.
Các nhóm này trưng ra các bắng chứng về các sai phạm trong những bản
hướng dẫn về tiêu chuẩn an toàn trong việc thiết kế các lò phản ứng
nguyên tử, ba đường nứt gây động đất gần khu nhà máy Ohi và sự cần thiết
phải cứu xét lại đường nứt vỏ trái đất bên dưới khu nhà máy điện hạt
nhân. Các nhóm chống đối cũng đưa ra những mối lo âu về hệ thống đường
ống quá cũ tại nhà máy Ohi có thể bị hư hại khi bị động đất, dựa vào
những nghi vấn về những thiết bị quan trọng của các lò phản ứng nguyên
tử tại nhà máy Fukushima bị hư hại bởi trân động đất tháng Ba 2011 chứ
không phải là do trận sống thần tiếp theo sau đó gây ra. Tổ chức
Greenpeace chúng tôi chúc các nhóm chống đối đạt thành công cho việc làm
chính đáng này.
Tại sao chính phủ Nhật Bản lại có hành động quá khinh suất và vô trách nhiệm như vậy?
Thảm họa nguyên tử tại Fukushima vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Sau mười sáu tháng từ ngày các lò phản ứng nguyên tử tại Fulushima bị
nóng chảy, mức độ phóng xạ - đủ để làm cho một người bị nhiểm độc phóng
xạ chết người chỉ trong 20 giây - đã đo được trong khu vực lò phản ứng
hạt nhân Số 1. Tại khu lò phản ứng nguyên tử Số 4, khu cơ xưởng chứa
1331 thanh nhiên liệu nguyên tử đã qua sử dụng đang bị “nghiên” và
“phình” ra. Tuần này hệ thống làm nguội hồ chứa nước lại bị hư nặng. Sự
phơi trần của những thanh nhiên liệu ra ngoài không khí có thể gây ra
tai họa phát tán phóng xạ hạt nhân rất khủng khiếp.
Trong năm qua, dân chúng Nhật Bản đã chứng tỏ một cách có bản lĩnh
rằng họ có thể sinh hoạt không cần phải có điện hạt nhân. Chính phủ Nhật
Bản cần phải học tập tinh thần đi tiên phong của người dân Nhật - từ bỏ
quá khứ lỗi thời, mất tín nhiệm và đầy nguy hiểm của điện hạt nhân và
bước vào tương lai hứa hẹn của nguồn năng lượng tái tạo an toàn, sạch và
dồi dào.
Con đường hướng về tương lai cho điện năng đã rất là rõ ràng./.
Nguồn: Green Peace