Phương Bích
Bạn hãy thử tưởng tượng, thay vì được ngồi nhà mát, thảnh thơi thư giãn với đủ mọi phương tiện giải trí thì bạn lại phải nhao ra khỏi nhà dưới cái nắng như thiêu như đốt. Rồi bạn sẽ phải nghĩ đi bằng phương tiện gì là thuận lợi và an toàn nhất, hợp với túi tiền của bạn nhất.
Không phải ai cũng tiện lợi như tôi, chỉ cần bắt một lượt xe buýt là đến tận nơi mình cần đến, cả đi lẫn về có 6 nghìn đồng. Còn rất nhiều người khác phải lo đi gửi xe khá xa, vì các điểm có thể gửi xe quanh đó cứ như nhận được “mật lệnh” chung là không nhận gửi xe???
Rồi trong cái nắng nóng kinh người ấy, bạn sẽ đi bộ khoảng chục cây số, vừa đi vừa hô khẩu hiệu đến rát cả họng. Mồ hôi chảy thành dòng, làm quần áp bạn ướt sũng, ngứa ngáy. Chưa kể đến việc có thể bạn sẽ bị những thanh niên to khỏe đeo băng đỏ lôi kéo, xô đẩy, đám đá, nhồi bạn vào xe buýt chở về đồn công an, hoặc vào trại phục hồi nhân phẩm với tội danh gây rối trật tự công cộng, chứ không phải vì tội biểu tình như bạn nghĩ, chỉ vì nhà cầm quyền sợ cái từ biểu tình này lắm.
Rồi chưa kể đi đến đâu bạn cũng sẽ bị chủ nhà trọ từ chối cho bạn thuê vì an ninh ép buộc, chứ không dễ dàng như lao động phổ thông Trung Quốc có ở hàng năm trời cũng chả ai quan tâm.
Rồi thì cơ quan của bạn thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, chỉ vì họ không muốn bị các ngành chức năng suốt ngày nhòm ngó thanh tra thanh mẹ, kiểm toán lên bờ xuống ruộng. Giá mà các ngành chức năng luôn mẫn cán như thế thì đã chả xảy ra những vụ gây tổn thất ghê gớm cho kinh tế nước nhà như vụ Lã Thị Kim Oanh, hay Vinashin hoặc Vinaline và vô vàn những vụ lớn bé khác.
Vậy đi biểu tình như thế có sướng không?
Với ai thì tôi không biết, còn tôi thú thực là tôi chẳng thấy sướng tẹo nào. Tôi ghét phải xuống đường biểu tình. Tôi ghét bị thiên hạ cho tôi là kẻ rỗi hơi đi lo việc thiên hạ.
Tôi ước chi đất nước mình thật mạnh để không kẻ nào bắt nạt được. Tôi ước dân chúng tôi chỉ việc chăm chỉ làm ăn, đóng đầy đủ thuế cho nhà nước, và nhà nước thì có nghĩa vụ và trách nhiệm lo hết cho dân.
Khốn nỗi trước tình cảnh đất nước thế này, tôi chả thể nào lạc quan như một số vị được. Chẳng phải nói cường điệu làm gì, rằng lương tâm tôi không cho phép mình ngồi nhà, để mặc người khác đổ mồ hôi thay tôi...
Thôi thì ai nói rằng có nhiều cách bảo vệ đất nước thì đó là quyền của họ. Nhưng đừng có xuyên tạc việc biểu tình của chúng tôi như đài báo nhà nước, rằng chúng tôi tụ tập gây mất trật tự công cộng, làm ách tắc giao thông.
Nói như thế mới chính là phản động, là vu khống. Đất nước này hàng ngày rối loạn vì ai, chứ đâu có vì người dân xuống đường biểu tình vào một vài buổi sáng chủ nhật? Hãy nhìn những đối tượng gây mất trật tự công cộng này xem đó là những ai? Họ nói những gì và làm những gì? Tại sao đài báo nhà nước lại có thể sống sượng gọi những người cầm cờ Tổ quốc hay biểu ngữ, trên đó in những dòng chữ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, lại tầm thường như hành động làm mất trật tự công cộng của một đám lưu manh nào đó được? Liệu nay mai, cũng báo này, đài này lại quay ngược 180 độ để ca tụng họ hay không?
Mới ngày nào dân tình còn tò mò, hoặc thờ ơ trước đoàn biểu tình đi qua thì nay họ đã nhận biết ra những chiếc áo mang biểu tượng No-U. Và có thể họ sẽ đi tìm hiểu No-U là gì, tại sao lại phải đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa. Thật cảm động biết mấy khi người dân hai bên đường còn tiếp tế nước uống, hay phân phát những lá cờ còn nguyên nếp gấp cho đoàn biểu tình.
Biểu tình viên - sĩ quan dự bị Nguyễn Trí Đức với là cờ được người dân bên đường đem ra tặng. Cậu ấy rất tự hào và vui sướng về lá cờ được tặng này.
Tôi cho là ít nhiều những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vừa qua, sẽ dần khiến cho người dân biết đến những sự kiện lớn lao liên quan đến vận mệnh đất nước hơn, chứ không chỉ quanh quẩn trong những mối quan tâm thường nhật về cuộc sống đời thường nữa, còn hơn là suốt ngày nghe đài báo ca ngợi một cách dối trá về sự ổn định của xã hội. Họ chỉ muốn dân ta mê muội để che đậy sự thối nát và mục ruỗng của bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước này thôi.
Tôi mong lắm đến một ngày bình an, tôi sẽ không phải đi biểu tình nữa. Cái tuổi của tôi về hưu là để được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không thì cũng để du ngoạn đó đây, thăm thú cảnh đẹp của nước nhà, thấy thiên hạ thái bình, hạnh phúc. Thế chả sướng lắm hay sao?
* Một vài sự việc đáng nhớ về cuộc biểu tình ngày 22/7:
Từ khi tôi tuyên bố công khai là tôi đi biểu tình với mục đích như trên, nên đề nghị miễn tranh luận với các cơ quan chức năng địa phương. Nhất thiết cấm thì phải bằng văn bản giấy tờ đàng hoàng, nên không ai gây khó dễ làm phiền tôi cả. Trong khi đó một số người khác vẫn phải tìm đường “Dạt vòm”, nghĩa là trốn ra khỏi nhà từ trước một đến hai hôm – hệt như các cán bộ ngày xưa đi hoạt động cách mệnh. Đồ lề đem theo nhất thiết là phải laptop, hoặc không thì cũng phải là điện thoại di động có thể kết nối internet. Hôm 1/7, bác Khánh Trâm phải trốn trước hai ngày, còn bác Trâm thì “chủ quan”, trốn muộn quá nên bị tóm sống, nghĩa là bị quản thúc tại gia cho đến khi hết biểu tình.
Sáng 22/7, tôi và một chị bạn đi xe buýt ra nhà hát Lớn. Vừa đến vườn hoa cạnh nhà hát thì gặp một anh công an của thành phố phi xe máy lên vỉa hè. Vì cũng đã quen mặt nhau nên hai bên bắt tay nhau rất thân thiện. Tôi thích cái bắt tay của anh ấy. Tay anh ấy mềm, ấm áp và cái bắt tay chặt. Chả gì tôi đã được giới thiệu đây là con người tử tế nhất trong ngành an ninh???
Dĩ nhiên chẳng ai là dâu được trăm họ, nhiều người lại chửi anh ấy, bảo tệ lắm...
Sau khi hỏi thăm nhau vài câu, anh ấy khuyên chúng tôi nên về đi, đừng có biểu tình biểu tiếc gì cả. Ồ! Việc anh ấy phải khuyên thì anh ấy cứ khuyên, còn việc chúng tôi đi biểu tình là việc của chúng tôi. Làm gì có chuyện chúng tôi đi hơn chục cây số ra đến tận đây rồi lại quay về chỉ vì mấy lời khuyên đó.
Khi thấy khuyên không được thì anh ấy cứ để xe máy đó rồi bỏ đi. Trời nắng nóng kinh người. Vẫn chưa đến 9 giờ nên chúng tôi đứng tránh nắng dưới bóng râm của những tán cây trong vườn hoa. Bên kia quảng trường, công an và dân phòng, an ninh mặc thường phục chiếm lĩnh các bậc thềm nhà hát. Những cái biển cấm di động đặt rải rác dọc thềm.
Thêm một anh an ninh quận Hoàn Kiếm tiến đến. Riêng cái bắt tay của anh này thì tôi không thích, nó lỏng lẻo, lành lạnh. Anh ấy vừa nói chị Phượng ạ là tôi cắt lời luôn:
- Anh mà đuổi tôi là tôi lại lên mạng, tố cáo đích danh anh không cho tôi biểu tình đấy nhé.
- Ồ không! Tôi chỉ hỏi thăm chị Bùi Hằng thôi.
Té ra vậy! Tôi và anh ấy lại cười tươi, chuyện trò thân thiện như bạn bè. Sau vài câu anh ấy lại khuyên về đi. Khuyên không được lại bỏ đi.
Một cái xe tải cảnh sát tiến đến, loa ông ổng yêu cầu giải tán, yêu cầu không được để xe máy trên vỉa hè. Tôi tong tả chạy ra bên cạnh chiếc xe tải, mách anh công an lớn tuổi đang gọi loa:
- Đúng rồi, đề nghị anh cho ngay chiếc xe máy kia lên thùng xe. Bắt ngay! Không được để xe trong vườn hoa như thế.
Thấy tôi ủng hộ, anh công an đâm ra nghi ngờ. Sau khi nhiệt tình khuyến khích mà anh ấy không hưởng ứng, tôi bèn cười bảo:
- Xe máy của lãnh đạo công an thành phố đấy. Công an các anh đúng là chả gương mẫu tý nào.
Anh công an già toét miệng cười rất hồn nhiên bảo thế à. Tôi cười rũ, chạy lên vỉa hè kể cho chị bạn nghe. Còn anh công an thì nhấc bộ đàm lên gọi, chắc là để xác minh xem tôi nói có đúng không.
Đứng một lúc thì có thêm đông đông người tới. Có cả bác sĩ Phạm Hồng Sơn, nhà giáo Nguyễn Thượng Long, nhà báo tự do Dương Thị Xuân... xe cảnh sát lại lượn vè vè, gọi loa yêu cầu giải tán. Tôi chạy ra lần nữa bảo:
- Các anh đọc thế vô ích thôi. Anh muốn cấm thì đưa lệnh cấm ra đây, chúng tôi đi về ngay. Đừng có nói mồm như thế. Miệng anh là luật à?
Chiếc xe lại bỏ đi.
Diễn biến cuộc biểu tình cũng như những lần trước. Nhưng tôi để ý lần này không thấy lực lượng đeo băng đỏ đông như hôm trước. Thái độ các anh công an áo vàng là hòa nhã. Không có xô đẩy thô bạo. Chỉ trừ lúc các anh công an áo xanh cùng lực lượng dân phòng lấy dây thừng chắn ngang vườn hoa đầu Hàng Khay, bị đoàn biểu tình phản đối tràn qua thì một anh công an áo xanh văng tục, khiến blogger Lê Dũng bức xúc quay lại chửi: Láo quá! Công an mà chửi dân là ... mẹ mày thế à?
Chưa bao giờ tôi đổ mồ hôi nhiều như hôm ấy. Hai cánh tay trần đen bóng. Đụng vào những chiếc lưng áo của đám thanh niên thì không khác gì nhúng nước. Mồ hôi chảy thành dòng, nhỏ giọt dưới cằm mấy đứa, trông mà thương quá.
Ở ngã ba Điện Biên Phủ, nơi đoàn biểu tình bị chặn lại bởi hàng rào người và sắt, tôi gặp một cậu thanh niên lượn xe máy qua gọi to:
- Cô Phương Bích, cháu vừa đèo bà ra.
Hóa ra thằng cháu Nghĩa, cháu ngoại cụ bà Lê Hiền Đức. Hóa ra hôm nay bà bị kìm chân, không biết bà “thoát: ra bằng cách nào mà bây giờ mới tới. Thế mà khi đoàn quay trở lại đến cửa Nam tôi mới gặp bà, trông bà rất hồ hởi. Tôi còn chưa kịp hỏi chuyện bà, nhưng lúc đứng trên sân vườn hoa Lý Thái Tổ, nghe bà kể gì đó mà đám đông xung quanh cười rộ lên. Một người bảo:
- Giời phù hộ, cụ còn khỏe lắm!
Mời xem thêm tường thuật chi tiết trong bài viết dưới đây của tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên.
NHÀ CHÁU ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TQ XÂM LƯỢC NGÀY 22/7/2012
Nhoáng cái mà đã 01 năm. Mùa Hè năm ngoái Hà Nội đã nắng nóng. Mùa Hè năm nay còn nắng nóng hơn, 32-34 độ C trong bóng râm.
Tình hình quan hệ với ‘bạn vàng’ cũng tăng NHIỆT, từ gây hấn trên biển Đông, TQ đã chuyển sang xâm lược, khi đưa cả một ‘hạm đội tàu cá’ 30 chiếc và 01 tàu đổ bộ từ Tam Á (đảo Hải Nam) tràn xuống vùng quần đảo Trường Sa.
Ngày 01/7/2012, biểu tình chống TQ thứ nhất diễn ra ở Hà Nội, nhà cháu đang ở đảo tiền tiêu Lý Sơn cùng nhóm “Nghĩa Tình Lý Sơn” (gồm anh chị, bạn bè khắp Bắc-Trung-Nam) đi tặng quà các gia đình ngư dân gặp khó khăn khi tham gia bám biển, khẳng định chủ quyền Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.
Cuộc biểu tình chống TQ thứ hai, ngày 08/7/2012, vì cái ngón chân bị trật khớp (khi đi đá bóng với No-U FC) chưa khỏi, nhà cháu phải đi bằng xe máy phía sau, chả được chứng kiến mấy, nên không thể tường thuật.
Cuộc biểu tình chống TQ thứ hai, ngày 08/7/2012, vì cái ngón chân bị trật khớp (khi đi đá bóng với No-U FC) chưa khỏi, nhà cháu phải đi bằng xe máy phía sau, chả được chứng kiến mấy, nên không thể tường thuật.
Sáng, mới 6g30 mà trời đã hầm hập nóng oi. Nhà cháu lượn xe máy từ Mỹ Đình về trung tâm, qua khu ĐSQ TQ thấy cả phía đường Khúc Hạo (mặt sau ĐSQ) cũng có chốt gác.
Quanh vườn hoa Lê Nin lác đác ‘cảnh phục, dân phòng’ cùng hàng dãy hàng rào sắt. Nhà hát lớn Hà Nội, quảng trường Cách mạng tháng Tám rộng mênh mang với chỉ 1 xe dẹp chợ của CA phường, 02 biến cấm xe dừng đỗ; không thấy biển cấm quay phim chụp ảnh.
Khu tượng đài Cụ Lý Thái tổ cũng có 1 xe dẹp chợ và lơ thơ vài ‘cảnh phục’...
Về vứt xe ở cửa nhà, nhà cháu đi bộ quanh hồ. Đây đó gặp vài người quen, nhà cháu mời đi uống cà phê nhưng ai cũng lắc. Đành ngồi một mình ở quán giải khát ven hồ Gươm, ngóng.
8g30, 8g50 vưỡn chả thấy gì, nhà cháu đoán mọi người lại TỤ ở Nhà hát Nhớn nên quày quả đi ra.
Ối dồi, từ xa khoảng 200m đã thấy đông đột ngột! Biểu ngữ, băng-rôn lớn nhỏ được trương lên
Nội dung các băng-rôn, biểu ngữ khá đa dạng, có cả chữ Anh, chữ Trung:
Nội dung các băng-rôn, biểu ngữ khá đa dạng, có cả chữ Anh, chữ Trung:
- “HÒANG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM !”
- “Không được leo thang xâm lược trên biển Đông”
- “Đả đảo TQ gây hấn! Hòa bình-Công lý cho biển Đông”
- “Đoàn kết dân tộc là sức mạnh”
- “Tổ quốc lâm nguy Xin đừng vô cảm”
- “China, stop escalating invading the East Sea of Vietnam”
- “Láng giềng khốn nạn – Thôn tính tương lai”
- “Đả đảo bè lũ Hồ Cẩm Đào”
...
- “Không được leo thang xâm lược trên biển Đông”
- “Đả đảo TQ gây hấn! Hòa bình-Công lý cho biển Đông”
- “Đoàn kết dân tộc là sức mạnh”
- “Tổ quốc lâm nguy Xin đừng vô cảm”
- “China, stop escalating invading the East Sea of Vietnam”
- “Láng giềng khốn nạn – Thôn tính tương lai”
- “Đả đảo bè lũ Hồ Cẩm Đào”
...
Hình thức, chất liệu, màu sắc cũng phong phú... Thì của ai nấy TRƯNG, bức xúc với TQ thế nào- thể hiện thế. TỰ PHÁT MÀ!
Cảnh sát giao thông rít còi dẹp đường, hướng dẫn xe cộ rẽ ngả khác, dành đường cho ‘đoàn BỘ HÀNH’ (loa trên các xe ô tô, xe máy cảnh sát cùng gọi thế).
Cho đến ngã tư Tràng Tiền-Tràng Thi, số lượng người biểu tình chỉ vào khoảng trăm, trăm rưởi. Nhưng ‘đoàn BỘ HÀNH’ kéo dài và ‘nở ngang’ đường nhờ có ‘lực lượng bảo vệ’ thậm chí còn nhiều hơn thế (sắc phục có, thường phục có).
Từ xa, nhà cháu thấy có một hàng rào sắt giăng ngang đầu đường Tràng Thi.
Kiểu này là định hướng ‘đoàn BỘ HÀNH’ đi quanh Hồ Gươm, không cho đi về phía ĐSQ TQ rồi ! Ngang vườn hoa ven hồ còn chăng dây thừng to đùng. Ngộ nhất là có một chú ‘dân phòng’ đứng một mình cố trì người để túm chắc đầu dây thừng
Tuy nhiên, khi mọi người lần lượt nhấc dây đi qua thì ‘lực lượng bảo vệ’ cũng không quyết liệt ngăn cản
Cả đoàn lại tràn sang đường Tràng Thi.
Cả đoàn lại tràn sang đường Tràng Thi.
Ngay từ chỗ Nhà hát Lớn, một chiếc xe có dán chữ CẢNH SÁT (cửa kính kéo kín, chắc có gắn máy lạnh) đi theo đoàn phát loa. Mới đầu nhà cháu cũng không để ý lắm, vì tiếng người hô khẩu hiệu át cả tiếng loa điện. Nhưng khi đi sát, lắng tai nghe, nhà cháu bỗng thấy là lạ.
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG THẤY CÂU ‘CỬA MIỆNG’: “ĐỂ ĐẢNG & NHÀ NƯỚC LO”
- CŨNG KHÔNG THẤY ‘MẮNG’ VIỆC TỤ TẬP ĐI BIỂU TÌNH LÀ BỊ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG.
Nhà cháu ghé sát cửa kính xe ‘chộp’ hình cái văn bản mà chú công an cầm đọc. Sợ rồi ảnh không nét, nhà cháu gõ cửa, chỉ chỉ cái tờ giấy, xin chụp. Chú công an nhỏen cười, lắc đầu. Nhà cháu đành chuyển sang chế độ quay video để ghi lại nhời chú ấy qua loa phát thanh. May là ảnh cũng đọc được, cộng với nghe/xem lại băng video, nhà cháu cũng “phục chế” được văn bản ấy dư lày:
“A lô đề nghị đồng bào chú ý
Thời gian qua phía Trung Quốc đã có nhiều hành động gây căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như:Phản đối Việt Nam thông qua luật Biển, thành lập thành phố Tam Sa bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mời thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam v.v...
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là cương quyết bảo vệ Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng phương pháp đối thoại hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bào môi trường ổn định để phát triển đất nước.
Đồng bào tập trung tại khu vực.............. để phản đối những hành động trên là thể hiện tình cảm yêu nước chính đáng. Song, trong tình hình hiện nay, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là vấn đề kiên trì và lâu dài, trên cơ sở luật pháp quốc tế và bằng nhiều lực lượng, biện pháp. Việc tập trung đông người kéo dài sẽ làm phức tạp thêm tình hình, gây ảnh hưởng đến ANTT của thủ đô và vi phạm nghị định 38 của chính phủ về đảm bảo trật tự nơi công cộng.
Để đảm bảo trật tự chung, chúng tôi yêu cầu đồng bào giải tán khỏi khu vực..............
Các lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn đồng bào chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan bảo vệ pháp luật.
Các trường hợp lợi dụng tập trung đông người gây mất trật tự an ninh nơi công cộng, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi yêu cầu đồng bào chấp hành nghiêm túc để đảm bảo an ninh trật tự.”
Văn bản thì GÕ v.v... nhưng khi phát thanh thì không có.
Dám kể tội TQ, nhưng tại sao LỜ TỊT NHỮNG HÀNH ĐỘNG MỚI NHẤT "đưa cả một ‘hạm đội tàu cá’ 30 chiếc và 01 tàu đổ bộ từ Tam Á (đảo Hải Nam) tràn xuống vùng quần đảo Trường Sa", "tổ chức bầu cử và đưa quân đội xuống đồn trú tại Hoàng Sa"???
Từ hôm thứ Bảy, nhiều người cứ bảo “có đèn Xanh”, nhà cháu đã “thưa” lại:
- NẾU THỰC SỰ BỨC XÚC, CĂM PHẪN VÌ TQ “LEO THANG” (cái từ này có từ thời chống đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, những năm 70-80 của thế kỷ trước) KHI CHÚNG CHUYỂN TỪ GÂY HẤN SANG HÀNH ĐỘNG XÂM LƯỢC, THÌ HÃY BIỂU LỘ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM. ĐỪNG VÌ “ĐÈN XANH ĐÈN ĐỎ”!
Nhà cháu gặp lại một số bác, anh chị em người quen từ mùa Hè năm ngoái. Nhưng cũng thấy không ít những khuôn mặt mới.
NỔI nhất vưỡn là cụ Tạ Trí Hải với cây đàn violon. Hôm nay cụ có cái loa trong ba-lô nên tiếng đàn vang hơn, da diết hơn với bản “Dậy mà đi...”.
Nhà cháu cũng nhìn thấy bác Vinh Anh- cựu đại tá QĐNDVN, người cùng ngồi chờ/ đón những người được/bị mời về đồn Mỹ Đình hôm 21/8/2011 nhưng rồi đông quá chả đến để chào hỏi được.
Nhà cháu cũng thấy “cô phóng viên sexy” dắt xe đạp đi theo đoàn, nhưng cũng chỉ nháy mắt chào nhau thôi, vì cô ấy đang ‘bú’ sữa hộp, ai cũng nóng khát.
Có khá nhiều các phóng viên nước ngoài, trừ cô bạn ‘sexy’ nhà cháu còn gặp lại mấy bạn người Nhật. Có một anh chàng nhà cháu chưa từng gặp, chạy đôn chạy đáo chụp ảnh, “thở ra đằng tai” mà rồi vẫn đứng buôn với lốc-gờ Lê Dũng
Càng đi ‘đoàn bộ hành” càng đông thêm.
Nhà cháu thấy 2 bác gái trung tuổi, dắt xe đạp, trên giá đèo hàng đằng sau là những bao nông sản... Tưởng các bác ấy bị ‘vướng’ vào, nhưng khi đoàn biểu tình quay về hồ Gươm, nhà cháu vẫn thấy hai bác ấy.
Từ xe của cảnh sát giao thông luôn có phát thanh nhắc nhở: “Yêu cầu đoàn bộ hành chú ý chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, đi bộ lên vỉa hè, không đi bộ dưới lòng đường gây cản trở và ùn tắc giao thông, lòng đường dành cho các phương tiện! Yêu cầu đoàn bộ hành hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ hòan thành nhiệm vụ!”.
Nhà cháu có quay video ghi âm nhưng không tải lên đây được.
Bật cười khi nhớ lại hôm đi Lý Sơn, cô bạn mới ở Nhật Bản về kể chuyện hồi năm ngoái bên ấy đi biểu tình phản đối TQ gây hấn.
Cô ấy bảo bên Nhật nếu đi biểu tình LÀ PHẢI ĐI XUỐNG ĐƯỜNG, để không ảnh hưởng đến người đi bộ. Cảnh sát sẽ dẹp đường, hướng dẫn các phương tiện nhường đường.
Nhưng thôi, nước mình phải khác chứ. Miễn là cảnh sát vẫn lo đảm bảo giao thông.
’Thím’ CSGT này mặc nguyên cả cây sắc phục, nhưng chân lại đi giày thể thao trắng thì có sao?
Nhà cháu hỏi, ‘thím’ ấy nghiêm mặt không trả nhời, dù nhìn mặt thì thím ấy chỉ bằng đám cháu gái của nhà cháu là cùng.
Hôm 08/7, nhà cháu đi bằng xe máy nên luôn bị đuổi, cứ phải vòng vèo mãi mới lại nhập đoàn lại được. Hôm nay chứng kiến có 1 thanh niên cưỡi xe máy bị CSGT dứt khoát bắt quay đường khác, nhưng rồi có 1 thanh niên khác phi xe đến, nói nhỏ câu gì đó, chú CSGT quay mặt bỏ đi, 2 thanh niên rồ ga đi cùng với đoàn bộ hành.
Thấy nhà cháu có vẻ ‘thắc mắc’, một bác đi cạnh cười bảo: “An ninh nhập đoàn biểu tình sẽ càng đông. Tốt chứ sao?”
Hình như thấy đoàn bộ hành có vẻ ít hơn dự kiến, nên các chú thường phục được lệnh tham gia tăng cường thì phải (?!). Nhưng nhìn qua cũng phát hiện được ngay, vì các chú ấy CHƠI tinh máy quay HD xịn, chắc được phát, người thường mấy ai đủ tiền mà dùng.
Ơ, đây đúng là chú cháu an ninh từng áp tải nhà cháu trên xe bus về Mỹ Đình hôm 17/7/2001. Hôm ấy, dù ai nói/hỏi gì chú cháu này cũng vưỡn ngậm tăm nên có bác nghi là ‘Tàu khựa’, nhà cháu phải ‘bênh’ vì trước đó có nghe thấy chú ấy nói tiếng Việt. Chú này từng xuất hiện bên cạnh trung tá Canh và đại úy Minh ‘đạp’ tai tiếng.
Hôm nay chú ấy cũng dùng 1 cái máy quay video XỊN. Nhưng mới 01 năm, chả biết lên được chức nào chưa mà chú ấy ‘phát tướng’ thấy rõ, bụng phưỡn ra- má béo phính chứ không thư sinh, đẹp giai giống... Tàu nữa.
Có một chú thanh niên vác hẳn máy quay to, chuyên nghiệp đi quay. Nếu nhà cháu không nhầm thì Chủ nhật trước, chú này cũng xuất hiện. Nhưng cái máy hôm nay không thấy dán lô-gô HanoiTV nên không dám chắc.
Qua khỏi ngã tư Cửa Nam, mọi khi đặc người và phương tiện, giờ đường rộng thoáng, nhìn thấu lên tận ngã tư Trần Phú-Điện Biên Phủ được. Lại đã có mấy tay máy XỊN chờ đón, đằng sau họ là hàng rào sắt và hàng rào người.
Đủ cả các sắc phục công an, dân phòng nhưng nhà cháu lại thấy cả mấy bác (cả giai cả gái) nhìn phát biết ngay là “bét” cũng phải làm đến tổ trưởng dân phố. Thấy họ mặt quá đỗi căng thẳng, nhà cháu đùa:
- Các bác nhốt bọn Tàu kỹ thế? Sáng giờ chắc bọn nó “nội bất xuất-ngoại bất nhập” nhể? Thôi, để chúng tôi đứng ngoài này hỗ trợ vậy.
Chả ai nhếch mép.
Một bác thương binh trong đoàn biểu tình bức xúc đứng trừng mắt nhìn, tất thảy bên kia hàng rào quay đi, mắt ‘lấy nét’ ở Vô cực ± ∞.
Thật buồn, khi ngay đó là biểu ngữ “Đoàn kết dân tộc là sức mạnh” viết bằng 3 thứ tiếng
CÙNG LÀ NGƯỜI VIỆT, MÀ NÓI KHÔNG CÒN HIỂU NHAU NỮA SAO?
Nhưng, cũng phía trong hàng rào sắt còn có khoảng non chục thanh niên (cũng giai có-gái có) mặc áo xanh Thanh niên Tình nguyện. Sao các cháu cũng căng thẳng thế, chúng ta là đồng bào mà, bọn xâm lược bá quyền ở đằng sau lưng ấy! Các cháu nắm tay giữ chặt hàng rào, nhưng khi có 1 bác từ bên ngoài nhờ giữ cho cái khẩu hiệu để chụp cái ảnh thì nhất loạt buông ra, khoanh tay trước ngực. Và dù bên này rào, các anh-chị, chú-bác có hỏi/nói gì, các cháu này cũng không mở lời. Có lẽ để tránh đối thoại, các cháu được kéo lùi ra sau, nhường chỗ cho công an.
(Việc lực lượng bảo vệ lập ‘chốt’ ngăn đoàn biểu tình tiếp cận ĐSQ TQ là đúng chức trách nhiệm vụ của mình, để tránh những sự cố ngoài kiểm soát. Nhưng sự xuất hiện của các ‘tổ trưởng dân phố’ rồi các cháu mặc áo thanh niên tình nguyện ở trong hàng rào bảo vệ ấy là dư lào? Có bác nào cao kiến giảng cho nhà cháu được không ạ?)
Loa trên xe của ‘lực lượng bảo vệ’ ở đây liên tục phát băng ghi âm (chứ không đọc) cái văn bản mà nhà cháu đã nói ở trên.
Tuy nhiên, nghe kỹ thì thấy 03 điểm khác:
1- Thay cho câu đầu tiên “A lô đề nghị đồng bào chú ý”, là “THƯA ĐỒNG BÀO”
2- Có thêm câu KHẲNG ĐỊNH: "Những hành động trên là vi phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam."
3- Mất chữ CHÍNH ĐÁNG trong câu “Đồng bào tập trung tại khu vực... để phản đối những hành động trên là thể hiện tình cảm yêu nước chính đáng.”
2- Có thêm câu KHẲNG ĐỊNH: "Những hành động trên là vi phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam."
3- Mất chữ CHÍNH ĐÁNG trong câu “Đồng bào tập trung tại khu vực... để phản đối những hành động trên là thể hiện tình cảm yêu nước chính đáng.”
(Nhà cháu có quay đến mấy chục phút để ghi âm làm ‘bằng’)
Đoàn biểu tình sau khi cố gắng hô, to nhất có thể, các khẩu hiệu đã bắt đầu quay lại để đi về Bờ Hồ. Bỗng, có một trung niên nhô ra, chửi đuổi theo. Nhà cháu nghe không rõ hết, đại ý bảo: bọn biểu tình là bọn dở hơi, phá hoại. Hô bảo vệ biển đảo nhưng cho ra Trường Sa chả trốn hết.
Trao đổi Ồn hết cả một góc, nhưng nhà cháu nghe được 1 câu chí lý của một bác đứng cạnh lốc-gờ Nguyễn Tường Thụy:
- AI CŨNG RA ĐẢO THÌ TRONG NÀY ĐỂ CHO TQ CHIẾM SAO?
Nhà bác bên kia rào lủi nhanh.
Lúc quay lại, nhà cháu xin hai bác ấy được chụp kiểu ảnh này
Mải với các bác ấy ở cuối đoàn, khi vào đường Hàng Bông, nhà cháu chạy ngược lên, bỗng thấy quốc kỳ lớn nhỏ đỏ rực cả phố. Các lá quốc kỳ đều còn hằn vết gấp. Hỏi ra mới biết các gia đình bán đồ lưu niệm mang ra tặng. Xời ơi, đội tuyển bóng đá nam mà tham dự giải đấu nào thì quốc kỳ Việt Nam bán đắt lắm, có khi không có mà mua. Và trên truyền thông, hình ảnh cờ đỏ sao vàng trên khán đài luôn được dùng để minh họa cho lòng tự hào dân tộc (!!!)
Từ các tầng trên, rất nhiều nhà mang máy ra chụp ảnh, quay phim đoàn biểu tình, mỗi tội máy ảnh nhà cháu kém, chụp chả rõ.
Khách du lịch nước ngoài thì khỏi nói, chụp lấy chụp để.
Có bác nào “lịch duyệt giang hồ” dám ‘cá’ với nhà cháu chuyện này không? Nhà cháu khẳng định: - Biểu tình ở Việt Nam TỐN NHIỀU THẺ NHỚ MÁY ẢNH MÁY QUAY NHẤT THẾ GIỚI.
Mấy bác bộ Văn-Thể-Du đem cái này đi xếp hạng thế giới thì ăn chắc, khỏi chạy chọt!
Tháng 7, truyền thông rầm rộ bước vào “tháng đền ơn đáp nghĩa”. Hôm rồi, lốc-gờ Đông A ‘lầu bầu’ chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp chẳng phải thương binh, càng CHƯA phải liệt sĩ mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng lại đến thăm (ngày Chiến thắng Điện Biên thì chả ai đến). Công nhận, HÀM ơn hoàn toàn không thể là LÀM ơn!
Năm ngoái, đã có một cuộc biểu tình chống TQ mang biểu ngữ nhắc người Việt phải nhớ đến các liệt sỹ Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988. Năm nay, băng-rôn tuyên truyền rợp phố, đỏ cây... nhưng nhà cháu ấn tượng hơn với bác ‘thương binh’ này (chân không hiểu sao băng trắng giống nhà cháu 2 tuần trước) và biểu ngữ trên tay.
Như đã nói trên, nhà cháu chả quan tâm, nhưng RÕ RÀNG LÀ CÓ 'ĐÈN XANH'
SAU RÀO NGĂN DUY NHẤT Ở TRÀNG THI, SUỐT DỌC ĐƯỜNG, ĐOÀN BIỂU TÌNH KHÔNG BỊ NGĂN LẦN NÀO NỮA.
Và phải công nhận là ‘lực lượng bảo vệ’ ĐÃ HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ với đoàn biểu tình.
Có 2-3 xe tải nhỏ (loại thường dùng đi tuần phố, đuổi chợ và hàng rong) đi bên cạnh. Một số ‘phóng viên nhân dân’ nhảy lên đó đứng chụp ảnh cũng không ai “phàn nàn” gì. Thậm chí, có bác còn thăng hoa quá, đặt khẩu hiệu đằng trước để chụp ảnh, thì lệnh cuối cùng mà nhà cháu nghe được từ một bác mặc thường phục là:
Có 2-3 xe tải nhỏ (loại thường dùng đi tuần phố, đuổi chợ và hàng rong) đi bên cạnh. Một số ‘phóng viên nhân dân’ nhảy lên đó đứng chụp ảnh cũng không ai “phàn nàn” gì. Thậm chí, có bác còn thăng hoa quá, đặt khẩu hiệu đằng trước để chụp ảnh, thì lệnh cuối cùng mà nhà cháu nghe được từ một bác mặc thường phục là:
- Bảo mấy cái xe ấy chạy về trước đi, không đi cùng nữa !
Năm ngoái, nhà cháu đã biểu dương Lưu Thanh Châu, nguyên tuyển thủ bóng đá quốc gia. Nhưng năm nay nhà cháu đặc biệt hoan hô trung tá CSGT Nguyễn Đức Chung (số hiệu 114-834). Trung tá này không đi xe máy theo đoàn như Lưu Thanh Châu, mà đi bộ, cổ đeo loa, tay cầm bộ đàm, liên tục thông báo về hành trình của đòan biểu tình để phía trước lo dẹp đường, phân luồng giao thông.
Lúc ở đài phun nước, gần “Hàm Cá Mập”, thấy có xu hướng đi vào phố Lê Thái tổ, trung tá Chung lập tức gọi bộ đàm: - “Đoàn chuẩn bị rẽ vào Lê Thái tổ”. Nhưng rồi đòan biểu tình lại đi theo bờ bắc hồ Gươm, đoạn Đinh Tiên Hoàng, trung tá này lại lập tức thông báo: - “Đoàn đã rẽ vào Đinh Tiên Hoàng”.
Thường thì biểu tình sẽ kết thúc ở trước tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nhà cháu chạy lên trước, thấy công nhân (dưới chỉ đạo của trung tá an ninh - CA Hoàn Kiếm tên là Cường) kéo vòi tưới cây phun nước cho mát cả khu vực (chứ giữa trưa ai ngu mà đi tưới cây?).
Nhưng hơi phí công quá, hôm nay mọi người lại rủ nhau về báo cáo Cụ Lý Thái Tổ.
Nhà cháu chia tay mọi người, thả bộ sau bác Thùy Linh vòng về bên kia hồ. Bác ấy bắt xe ôm về, còn nhà cháu tự thưởng 1 que kem cốm 5.000đ ở Thủy Tạ.
ĐÃ !