Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam-sa và ngang tang hơn
nữa họ đã ngang nhiên phân lô một vùng biển nằm trong khu vực thềm lục
địa của Việt Nam vùng 200 hải lý và mời quốc tế đấu thầu khai thác dầu
khí tại các lô đó đã bị dư luận Việt nam và quốc tế, lên án đặc biệt có
cả những người Trung quốc có lương tri biết lẽ phải. Người ta thấy hành
động vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế này của Trung quốc đã khiến cho
họ bị cô lập thảm hại. Trước tiên phải nói đến sự phẫn nộ của đại đa số
người dân Việt Nam.
Tình hữu nghị Trung Việt và khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt đã bị Trung quốc bức tử:
Ngay sau khi biết được tin Trung quốc đang chuẩn bị làm việc đồi bại này dù chưa được công bố thì và bầy tỏ thái độ kiên quyết bảo vệ lãnh hải, đảo biển các đại biểu quốc hội Việt nam đã thông qua Luật biển Việt nam với con số áp đảo va khi Trung quốc vừa công bố thành lập thành phố Tam sa và cho đấu thầu nhiều lô biển trong vũng lãnh hải của Việt nam thì ngay lập tức ngày 01/07/2012 người dân hai thành phố lớn, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xuống đường tại Sài Gòn, để lên án. Dù là tự phát nhưng số người tham gia đã lên tới hàng ngàn người. Đến lúc này các khẩu hiệu 16 chữ vàng và bốn tốt không một người Việt Nam nào còn muốn nhắc tới, họ phỉ nhổ âm mưu nặn ra các khẩu hiệu này của Trung quốc là để câu giờ và kết quả là hôm nay Trung quốc đã lộ rõ bản chất bành trướng của mình. Người ta cho rằng, thực ra tình hữu nghị Trung Việt đã kết thúc từ khi Trung quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà kết thúc là hàng chục ngàn bộ đội Việt Nam và dân thường đã phải hy sinh va phía Trung quốc con số tổn thất còn hơn nhiều va đã phải chịu thất bại cay đắng và là vết nhơ lịch sử lớn nhất của quân đội Trung quốc thời hiện đại. Nhưng vì sống cạnh nhau Việt Nam muốn duy trì hòa bình lâu dài giữa hai nước va khu vực nên đã cắn răng chấp nhận vòng kim cô khẩu hiệu này trên đầu mấy chục năm qua. Nhưng việc thôn tính Hoàng sa va một phần Trường sa của Việt nam va nhất là quyết tâm thành lập thành phố Tam-sa và cho đấu thầu các khu vực biển của Việt nam hiện nay thì các khẩu hiệu này cũng bị nhân dân Việt nam vứt xuống biển sâu thay vào không gì hơn là phải chuẩn vị tinh thần, vũ khí để bảo vệ biển đảo của mình trước một kẻ thù truyền thống mang tư tưởng bành trướng Đại Hán.
Quốc tế lên án:
Hành động côn đồ vi phạm luật pháp quốc tế của Trung quốc đã vấp phải
sự phản ứng dữ dội đầu tiên tức khắc từ phía Hoa kỳ.Một trong những
gương mặt quốc tế đầu tiên chỉ trích hành động của Trung Quốc là Thượng
nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman, một nhân vật có uy thế trong ngành lập pháp
Hoa Kỳ. Phát biểu tại một hội nghị về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược Quốc tế CSIS tổ chức tại Washington hôm 28 tháng 6 vừa qua,
ông Lieberman cho rằng việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc
CNOOC mời thầu thăm dò – khai thác chín lô trên Biển Đông như được loan
báo ngày 23/6 trước đó là một đòi hỏi vô căn cứ và chưa từng thấy vì các
lô đó «nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được luật pháp quốc tế thừa nhận là của Việt Nam ».
Theo Thượng Nghị Sĩ Lieberman, một số người cho rằng « Hoặc là Quân
đội Trung Quốc, hoặc là một thế lực nào khác tại bộ Ngoại giao ở Bắc
Kinh đã xúi giục tập đoàn dầu khí Trung Quốc đưa ra đòi hỏi đó ». Theo
ông, đó là một hành động khiêu khích, trả đũa việc Việt Nam khẳng định
các quyền pháp lý của mình bằng một đạo luật quốc nội. Đối với ông
Lieberman, những khiêu khích như vậy phải chấm dứt.
Hội nghị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS trong
hai ngày 27 và 28 tháng 6 tại Washington là dịp để nhiều chuyên gia quốc
tế về Biển Đông thảo luận thêm về cách thức bảo đảm được an ninh hàng
hải ở Biển Đông. Hành động của tập đoàn CNOOC đã lập tức bị chỉ trích
như là một động thái gây bất ổn.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm về Biển Đông
thuộc Học viện Quốc phòng Úc, khi phân tích về các diễn biến gần đây
nhất trên Biển Đông, đã gần như đồng ý với quan điểm của Việt Nam về
hành động ngang ngược của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, khi
nhận định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Đối với giáo sư Thayer, hành động của CNOOC không hề mang tính chất
thương mại như phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từng
tuyên bố. Theo ông Thayer, Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam
thông qua Luật Biển.
Sau cùng, trên tờ báo trên mạng The Diplomat, một chuyên gia khác về
Biển Đông, ông Taylor Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts MIT đã
tỏ ý lo ngại là động thái mời thầu của CNOOC, bất chấp việc vi phạm Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đã phá vỡ các cố gắng gần đây của Bắc
Kinh muốn tình hình Biển Đông hạ nhiệt. Đối với ông Fravel, hành vi đó
của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã làm dấy lên nghi ngờ
những lời hứa giảm nhẹ các tranh chấp lãnh hải và cải thiện quan hệ song
phương với Việt Nam của Trung Quốc.
Các nghị sỹ Mỹ đều cho rằng đây là hành động khiêu khích Việt Nam khi
quan hệ Mỹ Việt ngày càng gắn bó hơn và quyết tâm của Việt Nam càng
mãnh liệt để bảo vệ chủ quyền Đảo biển của mình.
Các vị tướng lĩnh Nga hôm qua cũng đã tuyên bố nếu Trung quốc cố tình
hành động xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam được quốc tế công nhận
thì sẽ vấp phải sự lên án không chỉ của Mỹ và Nga mà còn cả thế giới
này. Còn Ấn độ đã quyết định quay lại tham gia khai thăm dò và khai thác
dầu khí tại biển Đông. Chắc chắn sẽ còn nhiều quốc gia lên án hành động
ngang ngược này của Trung quốc.
Dư luận càng lưu ý đến ngày càng có nhiều người Trung quốc nói ra sự thật và bảo vệ lẽ phải lên án hành động của Bắc kinh.
Trung quốc càng thủ đoạn bằng cách dùng Báo chí cả trên mạng truyền
hình mấy tháng qua liên tục đăng những bài viết giả danh nghiên cứu khoa
học để biện hộ cho chính sách bành trướng xâm chiếm đảo biển của Bắc
kinh, đánh lừa nhân dân Trung quốc, nói xấu thiện chí của Việt nam thì
trái lại họ lại hái phải quả đắng là âm mưu va hành động này đã bị chính
dư luận Trung quốc phản đối va lên án. Việc đầu tiên phải nói đến là sự
kiện động trời khi ông Ngô Kiến Dân là một nhà ngoại giao kỳ cựu của
Trung Quốc, từng là người phiên dịch tiếng Pháp cho các nhà lãnh đạo Mao
Trạch Đông và cố thủ tướng Chu Ân Lai. Ông cũng là người đang gây chấn
động chiến trường chính trị Trung quốc khi ông đã dưa ra những lập luận
sắc bén và có đầy đủ lý lẽ không thể bác bỏ của mình về vấn đề biển Đông
trái hoàn toàn với những căn cứ mập mờ và vô lý của các nhà học giả đặt
hàng hay có tư tưởng đại Hán, các nhà quân sự cực đoan Trung quốc đã
đưa ra trước đây. Vấn đề biển Đông và lãnh hải đang là tâm điểm tranh
cãi ở Trung quốc. Dù từng bị các phần tử quá khích chửi rủa là “Hán
gian”, “tay sai nước ngoài”, “nên đổi là Ngô (Đê) Tiện Dân” nhưng ông
Ngô Kiến Dân không hề nao núng, thắng thắn nêu quan điểm của mình về
tranh chấp Biển Đông là: “ Vũ lực không giải quyết được tranh chấp ở
Biển Đông.”
Hồi cuối tháng 3 năm nay, ông đã nhận lời đối thoại trên tờ Nam
Phương Nhật báo (Nanfang Daily) của tỉnh Quảng Đông về các vấn đề quốc
tế, đặc biệt là vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Bài trả lời phỏng vấn của ông Ngô Kiến Dân được đăng dưới tiêu đề
“Ngô Kiến Dân: Giải quyết vấn đề Nam Hải không thể dựa vào vũ lực, càng
đánh tình thế càng loạn”.
Trên báo chí Trung quốc chỉ có một vài tờ báo giám đăng tải ý kiến của ông nhưng ở Việt nam thì nhiều báo đã đăng tải vấn đề này. Chúng tôi xin trích bài được đăng tải mà nhiều bạn đọc quan tâm nhất đăng trên báo Tiền Phong Chủ nhật.
Trên báo chí Trung quốc chỉ có một vài tờ báo giám đăng tải ý kiến của ông nhưng ở Việt nam thì nhiều báo đã đăng tải vấn đề này. Chúng tôi xin trích bài được đăng tải mà nhiều bạn đọc quan tâm nhất đăng trên báo Tiền Phong Chủ nhật.
Theo ông: “Người Trung Quốc từ xưa đã có quan niệm về thiên hạ. Quan
niệm thiên hạ ấy không nên chỉ hạn hẹp ở Trung Quốc mà phải là cả thế
giới.
Hitler có yêu nước Đức không? Dĩ nhiên có, nhưng hắn theo chủ nghĩa
dân tuý. Thanh niên ngày nay cần có tầm nhìn rộng mở, phải có trái tim
bao dung thiên hạ. Thứ chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa dân tộc cực đoan,
chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi là không thể được. Một quốc gia chỉ biết cái
lợi riêng mình thì sẽ mất hết bạn bè, sẽ bị cô lập. Thời nay, cô lập là
tai hoạ.
Đối với chủ nghĩa dân tuý và chủ nghĩa dân tộc cực đoan thì cần phải dẫn dắt thế nào?
Thực ra, chúng ta cần tin tưởng dân chúng Trung Quốc đại đa số là có lý trí, hiện đa số im lặng. Đa số dân chúng không tán thành những thứ cực đoan…
Thực ra, chúng ta cần tin tưởng dân chúng Trung Quốc đại đa số là có lý trí, hiện đa số im lặng. Đa số dân chúng không tán thành những thứ cực đoan…
Tháng 6 năm 2011, ông có bài viết “Tranh chấp Nam Hải, Trung Quốc
kiềm chế là tự tin”, chủ trương phản đối quan điểm sử dụng vũ lực để
giải quyết tranh chấp với các nước ở Biển Đông. Bài báo đã dấy lên cuộc
tranh luận sôi nổi trên báo chí, ông Ngô Kiến Dân đã bị những kẻ mang tư
tưởng hiếu chiến, cực đoan, quá khích chửi rủa là “Hán gian”, “tay sai
nước ngoài”, “nên đổi là Ngô (Đê) Tiện Dân”… Tuy nhiên, ông Ngô Kiến Dân
không hề nao núng.
Cùng với bài phát biểu của ông Ngô Kiến Dân, người Trung quốc lại sốc
hơn nữa với những bình luận mang tính phản đối việc nhà nước Trung quốc
ra quyết định thành lập thành phố Tam-sa để hợp thức hóa lãnh hải và
các đảo đã chiếm đóng của Việt nam của ông Chu Phương, một Biên tập viên
Chu Phương của Tân Hoa xã Trung quốc. Ông đã thẳng thắn bày tỏ quan
điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ
cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.
Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo
chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại
Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã. Đây là một cái tát vào mặt các
nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung quốc. Những phát biểu của ông Ngô
Kiến Dân đã được rất nhiều nhà khoa học và những người yêu nước chân
chính Trung quốc ủng hộ vì theo họ nếu Trung quốc cứ quyết tâm một mình
một thuyền, tăng cường quân sự, chiếm đảo biển của Việt nam và các quốc
gia khác trong khu vực thì chẳng khác nào tự đưa mình vào sự cô lập thảm
hại. Họ lập luận rằng:
1, Việc làm này hậu quả trước tiên chính là Trung quốc đã đẩy Việt
nam sẽ phải chọn một trong hai con đường là chịu mất đảo, biển cũng như
tài nguyên đất nước cho Trung quốc hay là phải mở một mặt trận rộng lớn
cả ngoại giao và quân sự liên kết với Hoa kỳ, Ấn độ, Nhật bản, Nam hàn,
Úc và các nước phương Tây để bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ,
lãnh hải của mình.
2, Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi tham vọng bành trước biển Đông của
Trung quốc như Hoa kỳ, Ấn độ và Nga, Úc, Nhật, Nam hàn và đại đa số các
thành viên khối Asian mà tầu thuyền phải qua lại khu vực biển Đông này
sẽ liên kết lại để chống Trung quốc.
3, Sau cùng Việt nam và Philipine cùng các quốc gia Đông Nam Á có
tranh chấp với Trung quốc về biển Đông tự nhiên bắt buộc phải hủy bỏ đàm
phán song phương vì thấy đây là sự nguy hại cho mình và con đường duy
nhất chính là đàm phán đa phương và cuối cùng là phải đưa ra tòa án quốc
tế hay Liên hợp quốc để giả quyết vấn đề này. Phần thua chắc chắn Trung
quốc sẽ phải gặt hái.
4, Quốc tế càng thấy rõ chính nghĩa thuộc về Việt Nam và càng làm
thổi bùng lên tinh thần yêu nước chống xâm lăng của nhân dân Việt Nam va
đương nhiên khó có thể khôi phục lại tình hữu nghị hai nước Trung Việt.
Không ai hết chính Trung quốc đã và đang bức tử tình hữu nghị với các
quốc gia này vì trong quá khứ nó vốn đã chết đi sống lại nhiều lần qua
các cuộc chiến tranh xâm lược mà Trung quốc đã gây ra cho nhân dân Việt
Nam.
Biển Đông đang nổi sóng cồn và tin rằng và nó sẽ là một Bạch-Đằng vĩ
đại hơn để chôn vùi tham vọng của Trung quốc trong việc thôn tính đảo
biển của Việt Nam.
Ngày 22 tháng 7 năm 2012.
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt