Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Vietnamese protest against ‘Chinese aggression’ – Dân Việt Nam biểu tình phản đối “sự xâm lăng của Trung Quốc”

Esmer Golluoglu viết từ Hà Nội
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Những người biểu tình cũng bị thúc đẩy bởi sự thất vọng ngày càng tăng về các vụ vi phạm nhân quyền của chính quyền độc đảng Hà Nội.
Lần thứ ba trong tháng này, hàng trăm người biểu tình đã diễu hành qua các đường phố Hà Nội để phản đối các khẳng định về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên vùng Biển Đông.
Người biểu tình đã làm ngưng lưu lượng giao thông giữa buổi sáng khi họ mang biểu ngữ, cờ Việt Nam và hô to “Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam!”, “Đả đảo Trung Quốc xâm lược!”
Diễu hành qua các con đường xưa cũ từ thời thuộc địa phủ bóng cây xanh của thủ đô dẫn đến đại sứ quán Trung Quốc, những người biểu tình đã bị công an cảnh sát phong toả khu vực đuổi đi. Vào năm ngoái, những cuộc biểu tình tương tự cũng đã bị công an cảnh sát phá vỡ.
Cuộc biểu tình hômn chủ nhật diễn ra sau một vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng hơn về khu vực mà Trung Quốc gọi tên là Biển Nam Trung Hoa và Việt Nam goị là Biển Đông, một khu vực có trữ lượng đáng kể về dầu hỏa và khí đốt, các tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng và quyền đánh bắt cá mà một số nưóc Đông Nam Á đòi hỏi.
Bắc Kinh, vốn đã đưa ra các khẳng định chủ quyền trên toàn bộ vùng Biển Đông , gần đây đã làm Hà Nội khó chịu sau khi Công ty Dầu khí Quốc Gia Trung Quốc (CNOOC) do chính phủ hỗ trợ tuyên bố rằng họ đang tìm dự thầu để thăm dò dầu khí ở những khu vực mà Hà Nội xem là vùng biển của Việt Nam, trong khi tháng trưóc, Hà Nội đã làm gia tăng căng thẳng bằng việc ban hành luật tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Cuộc tranh cãi đã làm hỏng các đàm phán khu vực vào tuần qua ở Pnom Penh, mặc dù Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý về một “quy tắc ứng xử” và có kế hoạch sẽ đàm phán vào tháng Chín mà Việt Nam và Trung Quốc có liên quan.
Những người biểu tình cũng phản đối sự gia tăng các vi phạm về nhân quyền. Chiếm đoạt đất đai và các quan tâm đến bạo lực của công an là chủ đề cho nỗi giận dữ ngày càng tăng trong dân số 90 triệu của Việt Nam, một sự thực đang làm chính quyền độc đảng của Hà Nội hoảng sợ, các nhà phân tích cho biết.
“Điều mà chính phủ không muốn là những cuộc biểu tình không kiểm soát được”, chuyên gia Carlyle Thayer Việt Nam của Đại học New South Wales cho biết. “Những người biểu tình thì ôn hòa … [nhưng] chắc chắn họ sẽ bị áp bức đến cùng.”
Dù hộ tống những người biểu tình qua các đường phố và đã không bắt giữ ai, nhưng công an cảnh sát đã đàn áp thẳng tay rất nhiều nhà bất đồng chính kiến trong vài tuần qua, một số nhà hoạt động và blogger có ảnh hưởng đã bị sách nhiễu và bị giam giữ.
“Tối hôm qua công an đã đến nhà tôi và nói với tôi rằng nếu tham dự các cuộc biểu tình tôi sẽ bị bắt giữ,” một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng đã nói với báo Guardian qua điện thoại vào ngày Chủ nhật.
“Sáng nay, khi tôi đã cố gắng ra khỏi nhà, một nhóm người trong số họ đã ép buộc tôi phải vào trong nhà để ngăn chặn tôi, và họ vẫn còn ở bên ngoài.”
Hôm chủ nhật, các công an chìm nổi di chuyển tự do giữa đám đông vài trăm người, chụp ảnh người biểu tình và nghe trộm các cuộc trò chuyện. Những nhà hoạt động có thể tham dự biểu tình bị những nhân viên chìm bám sát, những người từng tích cực theo dõi các cuộc gọi điện thoại, email và nơi ở của họ.
“Tôi đi đâu họ cũng theo” một trong những nhà hoạt động dân chủ từng nhiều lần bị cầm tù vì các nỗ lực dân chủ của ông đã nói với báo Guardian. “Tôi co hơi sợ một chút nhưng tôi phải tiếp tục, tôi không thể cho phép họ ngăn cản mình làm những gì tôi cần phải làm.”
Năm ngoái, dù các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra được trong khoảng ba tháng, sau đó chính quyền đã đàn áp và bắt giữ hàng chục người biểu tình sau khi các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu.
Một bài báo của tờ The Guardian năm ngoái tường thuật chi tiết sự xâm phạm ngày càng tăng của chính phủ đối với những người tranh đấu, đã dẫn đến việc một phóng viên của mình bị bắt giam và hai người được phỏng vấn buộc phải trốn khỏi Việt Nam.
Nhưng những người biểu tình nhiều lần cho thấy một thế hệ ngày càng am hiểu về công nghệ, những người muốn có được những thông tin tốt hơn bao giờ hết, với một số những người tham dự biểu tình quay phim, ghi âm, nhanh chóng đưa các hình ảnh và video sau khi cuộc biểu tình đã kết thúc một cách ôn hòa.
“Hiện nay, chúng tôi có internet, chúng tôi có thể liên lạc, giao tiếp với nhau”, một sinh viên biểu tình 25 tuổi cho biết “Mặc dù rất muốn nhưng họ không thể ngăn cản được chúng tôi”.
Nguồn: The Guardian

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"