Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Đội bóng Hoàng Sa - 2014: Đừng yêu nước bằng tiếng chửi!


Xuân 2014, đội bóng Hoàng Sa xin chúc mọi nhà một năm yêu nước chân thành hơn. Nhờ một lòng yêu nước thật chân thành, mỗi người Việt sẽ hạnh phúc hơn, và cuộc phấn đấu vì một nước Việt Nam tự do, thịnh vượng và hòa bình cũng sẽ vượt qua được nhiều thách thức.
Hẳn nhiều bạn sẽ cho lời chúc này là kì cục. Chỉ yêu nước thôi cũng đã là đáng quí, sao chúng mình phải chúc nhau “yêu nước chân thành hơn”? Xin thành thực báo cáo với quí bạn: chính sự lo ngại trước “dư luận yêu nước” đã thôi thúc chúng tôi chọn lời chúc ngộ nghĩnh này.
Chúng ta đang có một dư luận chính trị nhiều GHÉT hơn YÊU, nhiều CÁI TÔI hơn ĐẤT NƯỚC.
Hãy ghé thăm những cuộc thảo luận về tình hình đất nước trên không gian ảo. Trong những cuộc trò chuyện ấy, bạn bắt gặp bao nhiêu lời yêu thương? Trong những “người yêu nước” tham gia thảo luận, bạn bắt gặp bao nhiêu sự hiểu biết, chững chạc, ôn hòa? Trong những nội dung được nêu ra, bạn bắt gặp bao nhiêu giải pháp khả thi cho những vấn đề thiết thực của xã hội và đất nước?

Dân tù và Quan tù

Bùi Tín
Nguyên Kha và Phương Uyên ra trước tòa án ở Long An. Án của Phương Uyên đổi thành tù treo, còn Nguyên Kha vẫn còn bị tù
Mạng Dân Làm Báo ngày 24/1/2014 vừa thuật lại chuyến đi thăm tù nhân Đinh Nguyên Kha của mẹ anh là bà Nguyễn Thị Kim Liên. Bà vừa thực hiện một chuyến đi Hoa Kỳ, gặp gỡ cộng đồng người Việt và các nhà báo quốc tế tại Quận Cam, rồi sang thủ đô Washington, cùng đoàn đại biểu các gia đình tù lương tâm điều trần trước cơ quan Quốc hội Mỹ. Sau hơn mươi ngày vất vả vì đường xa, trở về nhà là bà đi ngay ra trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa, ngày 22/1 /2014 để thăm Kha. Đinh Nhật Uy em của Kha, cũng từng bị tù cùng anh, cùng đi với mẹ.

Năm Rắn sắp qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác

Người dân trong nước đang chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ trong bối cảnh những mảng sáng tối bao trùm nền kinh tế.
Trong khi thị trường xuất hiện những mặt hàng tiền tỷ, thì tin cho hay, cũng có nhiều người dân phải chạy vạy để có một cái Tết no đủ. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, và trước hết ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm Quý Tỵ vừa qua:

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việt Nam năm Quý Tị đã vượt qua được đáy của đường cong của nền kinh tế, tức là năm 2013, đã tăng trưởng 5,42%, cao hơn năm 2012. Việt Nam cũng đã kiềm chế được lạm phát ở mức 6,02%, giữ được tỷ giá ổn định, tăng được xuất khẩu đến 15%, và tăng được dự trữ ngoại tệ lên khoảng 3 tháng nhập khẩu. Đấy là những thành tựu đáng ghi nhận.

Tiếng kêu cứu của tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương

Nguyễn Trung Tôn
Ngày 26/1/2014 vừa qua, cháu Nguyễn Trung Đức, con trai duy nhất của tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương, đã vào trại giam số 5 Thanh Hóa để thăm mẹ.
Khi về nhà cháu cho tôi biết: Hiện tại chị Bích Khương đang rất yếu, gầy và xanh xao. Theo lời cháu Đức kể lại thì thời gian vừa qua do xương vai bị gãy đã lâu không được chữa trị nên đã thành tật và rất đau đớn. Chị không thừa nhận là mình có tội gì và vì chỗ xương gãy đau nhức liên tục nên chị không tham gia lao động “cải tạo”. Nhưng vì vậy mà cán bộ trại giam chỉ thị cho các tù nhân khác đánh đập chị nhiều lần. Chỉ trong tháng 1/2014 chị đã 2 lần bị những phạm nhân cùng buồng giam là những người nghiện ma túy đánh đập. Trong lúc gặp con trai mình chị không thể nói hết được những sự kiện đã xảy ra với chị trong nhà tù, vì có tới 4 công an giám sát buổi nói chuyện. Chị chỉ có thể nhắn nhủ ra ngoài rằng mong mọi người hãy cầu nguyện và lên tiếng bênh vực cho chị.

Câu Đối Tết Mừng Xuân Giáp Ngọ

Hà Sĩ Phu
Nhân dịp đón Xuân Giáp Ngọ, xin gửi tới anh chị em thân hữu gần xa của tôi, tới BBT các trang mạng tự do mấy Câu đối Tết, cùng lời chúc mừng và mong mỏi tuyệt vời nhất, cho tương lai đất nước và mỗi người Việt chúng ta.
Kính thư
Hà Sĩ Phu
(4E Bùi Thị Xuân-Đà Lạt)

Bài 1: Con ngựa với Con người

Trong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ (như kiểu chủ nghĩa Xã hội), chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay…

Cảm ơn các chú phá tang lễ anh Đằng

Võ Văn Tạo
Anh gọi các “chú”, vì xem ảnh các chú cướp giật băng rôn trên những vòng hoa viếng anh Lê Hiếu Đằng, anh biết các chú nhỏ tuổi hơn anh – nay đã ngoại lục tuần.
Có lẽ, lúc còn nhỏ, khi anh được biết Bác Hồ nói cái câu “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” thì có chú còn chưa chui khỏi bụng mẹ, chú nào nhiều tuổi nhất cũng chỉ mới mặc quần thủng đít ở lớp mầm non hay mẫu giáo.
Khi anh trong đội hình Sư đoàn 304 QĐNDVN từ Quảng Bình vào tham chiến Quảng Trị 1972, có chú vẫn chưa ra đời. Khi anh rời Trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây về Đại học Ngoại thương Hà Nội, có chú còn chưa đi học…
Khi học cấp 2 ở thị xã Phủ Lý (tỉnh Nam Hà) – rất kiên cường trong kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của người Mỹ, trong đội học sinh giỏi môn văn, anh được biết bác Tố Hữu có câu “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt” trong bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng”. “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt” - câu này thì các chú hiểu rõ hơn ai hết. Bằng chứng là trong tang lễ anh Đằng, những người nòng cốt trong Ban tổ chức gồm các bạn hữu anh Đằng thời sinh viên tranh đấu chống Mỹ và chế độ Sài Gòn trước 1975, tuyệt không thấy một ai là đại diện của Thành ủy, Quận ủy, Đảng ủy phường, các chú vẫn được bề trên phân công đến “làm nhiệm vụ”. Và các chú đã chấp hành lệnh trên một cách hết sức mẫn cán: từ lén lút ghi hình đến ngang nhiên cản trở, hăm dọa những người đến viếng. Từ ban đêm lẻn vào lấy cắp, đến ban ngày trắng trợn cướp giật băng rôn… bất chấp việc Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, phu nhân đương kim Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đến viếng…

Thằng Đại Cục

Govapha

Tranh Mana Neyestani
Không ai biết mặt thằng đại cục như thế nào, chỉ hình dung nó to thật là to. Đừng xem thường thằng đại cục, nó như chiếc nỏ thần An Dương Vương được đảng thối dùng trấn giữ thành trì, góp phần ổn định chính trị, an dân. Bất cứ vấn đề nào mà đảng thối và triều thần đại biểu gật không muốn gánh trách nhiệm (đại tẩu), không muốn thay đổi (đại tiện), không thể ém nhẹm (đại bịp), không thể lừa được dân (đại loạn), không muốn quan thầy Tầu phật lòng (đại gian)...Đảng thối chỉ cần quăng mồi câu, nghĩ cho đại cục, tất cả vì đại cục. Hú hú, có ngay thằng đại cục Xã Hội Chủ Nghĩa gánh vác. Ai lỡ vướng tình với thằng đại cục của đảng, tương tư đêm ngày thì chịu. Bịnh tương tư không ai chữa giùm cho ai được. Nếu tàn cuộc “là trối trăn cuối cùng, giấc mơ não nùng...” thì cũng bởi thằng đại cục phũ phàng dẫm nát đời TA.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Bảo kê vỉa hè

Xe Ôm
Chiều nay mình đi mua quất. Đi qua chỗ bán quất thấy đông đông liền đỗ xe vào xem như thế nào. Chỗ đấy có cho đỗ xe, không có biển cấm. Mình cẩn thận ngó nghiêng chuẩn mới đỗ. Đang lúi húi xem quất, nhất trí xong thì bảo chờ về. Tay bán quất bảo: Cho anh thêm 50.000 tiền đỗ xe để anh gửi thằng giữ xe. Chú đỗ xe ở đấy là nơi anh phải trả tiền. Cả cái vỉa hè này anh phải trả tiền để được để quất. Mình buồn cười quá, không biết nên nói như thế nào đành hỏi:
- Anh trả tiền cho ai? Chỗ này ai thu phí? Mà sao lại làm như vậy?
- Ừ thì muốn kinh doanh phải thế chứ em!
Mình nóng mắt rồi nhưng vẫn từ tốn hỏi:
- Nếu em không trả thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Người bán quất:
- Thì bọn xé vé nó không cho xe em đi đâu!
Điên quá nhưng mình vẫn nhẹ nhàng vì lúc đấy đang đông người:

Chuyện vặt ở Berlin

Người Buôn gió
Berlin đông người Việt đủ các thành phần. Chưa đâu ở Châu Âu này người Việt đông và lắm thành phần như ở Berlin.
Vì Berlin có Đông, có Tây, có cộng sản có tư bản chia nhau một thời. Nên khi gộp mới có nhiều dạng như thế.
Đông nhất vẫn là dân Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Gặp 10 người Việt thì có đến 6 người là dân các xứ này.
Một lần mua thuốc lá của một cô bé người Quảng Bình, trời mưa hay nắng hay lạnh cô vẫn bám trụ co ro ở giữa cái bùng binh. Thuốc lá để trong bụi cây. Cô bán thuốc lá Malboro chỉ rẻ bằng nửa ngoài tiệm. Thuốc của cô có cái hay là hút cực gắt, hút vào hoa mày, chóng mặt nôn khan tức thì, ngày chỉ hút được 4 điếu, mỗi điếu chỉ hút được một nửa là vất đi. Đợt ở gần đó mua thuốc của cô tí nữa thì bỏ được thuốc lá. Lâu rồi không thấy cô bán hàng, thay vào đó là một cậu người Bắc Trung Bộ. Một hôm đi tàu điện ngầm gặp cô, hỏi thăm thì cô cho biết tiền thuế cao quá không chịu nổi.

Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên Cộng Sản?

Bạch Diện Thư Sinh



Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Đọc báo mạng, chúng ta thường bắt gặp một số phản hồi từ các độc giả trẻ trong nước thắc mắc tại sao Việt Nam Cộng Hòa và các cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại lại lấy một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản, để làm bài Quốc ca ?
Để góp phần giải tỏa phần nào thắc mắc của các bạn trẻ trong nước, trước hết, nên tìm về lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này.
Bối cảnh
Nửa đầu Thế kỉ 20, cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-Miên-Lào) chỉ có một Đại học mang tên Đại Học Đông Dương (Université de L’Indochine) tại Hà Nội. Hồi những năm 1940, có khoảng trên 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên, Lào, Pháp và có cả một ít sinh viên Tầu và vài nước Đông Nam Á nữa.
Thời đó, chỉ có con nhà khá giả mới có tiền học lên Đại học, nhất là phải đi học xa nhà. Nói chung, hầu hết các sinh viên này chỉ lo “giật” lấy mảnh bằng để sau này có địa vị, có tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ.

Trái sung và đèn lồng

Cánh Cò
Không biết từ năm nào mình đã mất hẳn thú vui may áo mới cho con vào những ngày cuối năm. Cũng mất luôn thói quen không thể thiếu là nấu bánh vào ngày 30 tết. Có người bảo siêu thị bán bánh ngon hơn, tiện lợi cho gia đình để bà nội trợ không phải lo toan vào những việc nấu nướng như thế này. Thời gian dôi ra để dành cho việc khác.
Làm sao đồng ý với cách suy nghĩ như thế nhỉ? May áo mới cho con là hạnh phúc của người đàn bà và người mẹ. Đường kim mũi chỉ và sự nhẫn nại, nắn nót sẽ được trả công bằng nụ cười trẻ thơ có phải là phần thưởng lớn nhất của một ngày cuối năm hay không? Tết không phải để ăn để mặc dù dân gian vẫn gọi là ăn tết. Cao hơn những cái bình thường ấy là những kết nối không thể thiếu trong tinh thần ngày tết.
Nồi bánh đêm giao thừa là chiếc cầu nối ký ức vào hiện tại, không phải chỉ một năm đâu mà nhiều năm đã qua, có chuyện đã quên chợt sống dậy làm mình mỉm cười và cũng lắm chuyện làm mình muốn khóc. Chiếc cầu ấy bị gẫy gập vì con người chứ nào phải đời sống công nghiệp? Nồi bánh chưng không cạnh tranh nỗi với nồi bánh siêu thị chỉ vì lòng người đã sơ tán mất rồi.

Cả vú lấp miệng em

Lê Diễn Đức
Trong ngày 16 tháng 1, 2014 tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ đã diễn ra cuộc điều trần về tù nhân lương tâm thế giới. Sự kiện được Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos tổ chức, trong đó ở phần trình bày có các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain và Việt Nam.
Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Ðỗ Thị Minh Hạnh, người đang chịu án tù 7 năm về tội “chống phá nhà nước”, đã làm xúc động mọi người bằng bản tường trình của mình.
Bà Trần Thị Ngọc Minh kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có con gái bà. Bà cũng tố cáo điều kiện làm việc khốn khổ của công nhân và quyền lao động ở của họ bị bóp nghẹt tại Việt Nam.
Ngày 18 tháng 1, 2014 tờ Quân Ðội Nhân Dân (QÐND), một trong những cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng bài “Xuyên tạc, vu cáo, không thay đổi được sự thật”, tấn công lại bà Minh.
Trong bài có đoạn viết:

Trí óc Việt Nam cần được giải phóng

Nguyễn Trung Tôn
Khi tôi còn rất nhỏ, chắc chỉ khoảng 3 hay 4 tuổi gì đó, khi mà cuộc chiến tranh hai miền Nam - Bắc vẫn đang tiếp diễn, trẻ con chúng tôi đã được nghe rất nhiều những câu chuyện với đại ý: cả những con vật vô tri cũng biết căm thù “Mỹ - Ngụy”. Tôi còn nhớ từ những chuyện “Trâu cũng biết đánh giặc” tới chuyện phân biệt kiến ta, kiến địch. Người lớn nói với chúng tôi rằng loài kiến đen là kiến cộng sản, loài kiến đỏ là kiến “Ngụy”. Kiến đen là của phe mình không cắn đốt ai cả. Kiến đỏ là kiến của “Mỹ - Ngụy” nên chúng thường hay cắn đốt người. Tôi và chắc hầu hết bạn bè tôi đều ngây thơ tin tất cả những câu chuyện này. Mỗi khi tôi nghịch bị kiến đốt là tôi lại thấy rất căm thù “Mỹ - Ngụy”.
Những câu chuyện thời trẻ con tương tự như vậy đã in đậm trong suy nghĩ của tôi. Tôi căm thù “Mỹ - Ngụy” đã giết chết những người thân của tôi cùng bao nhiêu đồng bào khác nữa.
Cho tới năm 1981, lúc này tôi đã 10 tuổi, tôi được bố tôi đưa vào Sài Gòn thăm gia đình bác ruột tôi. Người anh này của bố tôi đã bỏ xứ ra đi từ bao giờ tôi không rõ. Bác tôi đã lấy vợ sinh con, và sống tại Sài Gòn. Bác tôi có một người con lớn. Trước năm 1975 anh ấy học trong một trường sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau khi Miền Nam thất trận, anh bị bắt đi “học tập cải tạo”. May nhờ bố tôi làm giấy tờ xác nhận gia đình tôi là gia đình “có công cách mạng” nên anh được rút ngắn thời gian cải tạo. Năm 1981 khi tôi vào Nam thì bác tôi đã qua đời. Anh trai cả của bác là người đón tiếp chúng tôi.

Cây mận & Trái đất cùng vào Giáp Ngọ

Đinh Hoàng Thắng
Câu chuyện giữa hai tác nhân trên có nhiều người biết, nhưng nhắc lại là để tống tiễn mọi lăn tăn của năm cũ, đón mừng những hoan hỉ của năm mới. Trong “ngôi làng toàn cầu” ngày nay, suy cho cùng mấy ai nắm tay được cả ngày. Thử hỏi đặt gốc mận lên bàn thì làm sao cái cây đơm hoa kết quả? Còn trái đất? Nếu thiếu các đối tác có quyền lợi lẫn trách nhiệm, “trái đất ba phần tư nước mắt” sẽ trôi “như giọt lệ giữa không trung”… Nhưng đâu chỉ có trái đất, tác giả bài này cũng khóc, vì bị TBKTSG cắt nhiều quá. Nhân Tết đến Viet-Studies công bố bản gốc:
Cây mận một lần dương dương tự đắc: “Nếu tôi không tự xây nên nhà máy quang hợp thì lấy đâu ra hoa thơm và quả ngọt?” Trái đất trầm tĩnh: “Vâng, không ai nghi ngờ sức mạnh nội sinh của chú, nhưng nếu ta bứng gốc của chú đặt vào lồng kính, tách khỏi trời đất, thử hỏi chú quang hợp cách nào và tồn tại được bao lâu chứ đừng nói chuyện đâm hoa hay kết trái”. Cuộc tranh cãi “xưa như Diễm” ấy cho thấy chẳng thể nào phân biệt rạch ròi, dựa vào nội trị hay ngoại giao, nội lực hay hòa nhập để Việt Nam phấn đấu thành “đối tác vừa có trách nhiệm lẫn cả ảnh hưởng” – “responsible stakeholder” – trong hệ thống toàn cầu ngày nay.

Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài

Nguyễn Hưng Quốc
Viết bài “Sự mù quáng vô tận”, tôi không nhắm đến mục tiêu phê phán người dân Trung Quốc. Tôi chỉ muốn chứng minh hai điều:
Một, dù có nhiều điểm tương đồng, giữa độc tài phát-xít và độc tài Mác-xít vẫn có một điểm khác biệt lớn: Trong khi chủ nghĩa phát-xít dựa trên một số niềm tin gắn liền với một số thành kiến về chủng tộc và với một thứ chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa Mác-xít lại dựa trên một nền tảng triết học có vẻ rất đồ sộ và nguy nga, nhờ thế, một mặt, nó dễ dàng thuyết phục được giới trí thức, và mặt khác, cũng rất dễ được huyền thoại hóa.

Hai, vì yếu tố huyền thoại ấy, độc tài Mác-xít sống dai dẳng hơn hẳn độc tài phát-xít. Chủ nghĩa phát-xít, lúc còn mạnh, không làm dấy lên một phong trào văn học nghệ thuật tương ứng nào, và khi bị sụp đổ, là sụp đổ hoàn toàn, cả trong hiện thực lẫn trong ký ức. Chủ nghĩa Mác-xít, ngược lại, ngay từ đầu, đã gắn liền với cả một phong trào văn nghệ rộng lớn dưới nhãn hiệu chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, qua đó, thấm nhiễm sâu sắc vào đáy sâu tâm thức của từng người; hậu quả là, ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản, với tư cách một thể chế và một ý thức hệ, đã bị phá sản, dư âm của nó vẫn còn lại. Sự kéo dài của dư âm ấy cũng đồng thời là sự kéo dài của họa độc tài.

Thầy Đinh Đặng Định được về ăn Tết... trong trại giam An Phước!

Lưu Gia Lạc
Xuống bệnh viện ung bướu Gia Định Sài Gòn từ hôm mồng 6 tháng 1 năm 2014 với tình hình sức khỏe ở mức báo động thì mãi đến cuối tuần vừa rồi các bác sĩ ở bệnh viện mới dám bạch hóa thông tin về bệnh tình thày giáo Đinh Đăng Định. Cuộc nói chuyện (bạch hóa) của các bác sĩ với gia đình thày Định và cả bên phía công an trại giam đang giam giữ bệnh nhân như là một sự thanh minh muộn màng:
- Nếu các anh đưa bệnh nhân qua đây ngay từ những ngày đầu thì mọi thứ đâu đến nỗi, đâu dẫn đến tình trạng như hiện nay.
Tình trạng gì?
Gần đây thày Định đã không còn ăn được, có thể cực kỳ mỏi mệt, thường bị ói mửa cả ngày, sau khi khám xét, chiếu chụp đến khi không còn có thể giấu được nữa thì các bác sĩ cho truyền nước mỗi ngày và bệnh nhân không được ăn mà chỉ được uống nước yến, lý do là do vết cắt dạ dày bị viêm và phù nề, thức ắn trong dạ dày có khi nằm đó cả chục ngày không tiêu, khả năng co bóp của dạ dày cực yếu... và cần phải trong trạng thái chăm sóc đặc biệt.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Tin vui trong những ngày giáp Tết

Bùi Tíngiapngo
Còn một tuần lễ nữa mới đến Tết Giáp Ngọ nhưng biết bao chuyện vui đã dồn dập xuất hiện.
Lần đầu tiên nhân dân ta tổ chức công khai kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt. Năm 1974 hải quân thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hiên ngang chống trả bọn bành trướng, thể hiện rõ ý chí chống xâm lược kiên cường của dân tộc Việt Nam. Các hoạt động kỷ niệm đã diễn ra một cách long trọng bằng nhiều hình thức phong phú sinh động, bất chấp sự ngăn cản, phá đám bỉ ổi của bộ máy cầm quyền của đảng CS hèn với giặc ác với dân.

Sống tử tế!

Bình Lê
2013 là một năm bấn loạn của xã hội Việt Nam. Những sự việc làm đau lòng như bảo mẫu đánh trẻ em, án oan sai do ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn, xả lũ theo quy trình gây thiệt hại kinh tế và chết người ở miền Trung, phi tang xác khách hàng sau khi gây tai nạn ở thẩm mỹ viện Cát Tường. Có lẽ, một trong những điểm chung của các vụ việc này là sự thiếu vắng của giá trị sống nhân văn. Nói cách khác, chúng ta đã sống không tử tế với nhau.

Ảnh: sống tử tế bắt đầu từ mỗi người để tất cả mọi người đều được đối xử tử tế (nguồn: internet)
Năm 2014 đang đến gần, hy vọng con người Việt Nam sống tử tế với chính bản thân mình, gia đình mình, bạn bè, hàng xóm và với những người xung quanh mình hơn. Điều này nghe có vẻ khó vì chúng ta đang sống trong một môi trường ô nhiềm về mọi mặt. Nhưng môi trường này do chính chúng ta tạo ra nên hãy thay đổi nó từ chính mỗi người.

Kẻ địch trong nhà bếp

Đào Hiếu
Có những người đàn ông rất hào phóng, thấy bạn bè nghèo không có chỗ ở liền mời về nhà ở chung, vô quán nhậu nhớ bạn hiền cũng bấm phone rủ đến lai rai ba sợi, có cái xe hơi, bạn muốn mượn, cứ lấy đi thoải mái. Loại đàn ông ấy trên đời này không phải là hiếm.
Nhưng có một thứ mà người đàn ông không bao giờ chịu chia sẻ với ai, đó là vợ mình. Chỉ cần một câu nói, một cái liếc mắt là anh chồng đã “xù lông” lên, sẵn sàng chiến đấu.
Vậy mà có một gã từ nhiều năm nay đã phải chia sẻ bà vợ duy nhất của mình cho một người đàn ông khác mà không hề than thở. Gã này là một quan chức nhà trời, có quyền gặp trực tiếp Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình dưới trần gian mỗi năm.
Đó chính là ông Táo.

Tù nhân chính trị tại Z30A đang đấu tranh tuyệt thực

Trương Minh Đức

Ngày 26/01/2014, chị Chiêm Thị Tường Mạnh đi thăm nuôi chồng là Đoàn Huy Chương thì nhận được thông tin: Nhiều tù nhân lương tâm trong khu giam riêng tại phân trại 2 (Z30A - Xuân Lộc) đã tuyệt thực gần 1 tuần qua để phản đối chính sách hà khắc của cai tù.
Hiện nay, tại phân trại 2 - Z30A Xuân Lộc đã xây thêm một khu giam riêng để giam giữ các tù nhân chính trị nhằm cô lập thông tin, đây cũng là thủ đoạn để giám sát chặt chẽ hơn sau vụ tù nhân nổi dậy tại phân trại 1 - Z30A năm ngoái.
Khu giam riêng mới này có kết cấu giam khắc nghiệt hơn, mỗi buồng giam chỉ giam từ 03 người trở lại, đặc biệt những buồng giam muốn liên hệ nói chuyện với nhau rất khó nghe bởi những tường bê tông rất cao. Môi trường giam giữ rất khắc nghiệt, nóng bức, thiếu không khí, nước sinh hoạt thiếu thốn, bị phèn cao độ...

Bức ảnh tái hợp và dấu hỏi mặc niệm

Phạm Chí Dũng

Bức ảnh này là một khoảnh khắc gặp mặt ngẫu nhiên và thú vị trong đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn vào những ngày se lạnh cuối tháng Giêng năm 2014.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhớ lại:
“Tôi không nghĩ rằng ông Nguyễn Minh Triết, dù không còn là Chủ tịch nước, lại đến viếng một người vừa tuyên bố công khai từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Chiều hôm đó, khi nhận ra ông Sáu Phong (bí danh của ông Nguyễn Minh Triết) trong dòng người trước linh cữu luật gia Lê Hiếu Đằng, một tình cảm bất thần, cảm động và ngập tràn hoài niệm ùa vào trong tôi. Tôi vội bước đến ôm lấy hai vai ông. Tôi cũng không ngờ là ai đó đã có nhã ý và thiện cảm dành cho chúng tôi một tấm ảnh thật khó quên vào đúng khoảnh khắc đó.

Đừng để người ta kích động mình vào con đường đấu tranh bạo lực

Ngọc Thu (Tin Không Lề)
Dân Luận: Những người hoạt động xã hội ở Việt Nam đang bị chính quyền theo dõi rất sát sao để bắt lỗi, dù là một lỗi nhỏ cũng có thể khiến họ rơi vào vòng lao lý. Hãy tránh vi phạm pháp luật trên mọi phương diện, trừ những điều luật bất công mà mình đang đấu tranh chống lại, ví dụ điều 258 Bộ Luật Hình Sự :D
Các Facebooker lưu ý, hiện có tin các "bạn dân" đã và đang triển khai 2 phương pháp để đối phó với những người tranh đấu:
1- Cho các DLV đưa tin về bạo lực, ngầm kích động bạo lực, để những người tranh đấu tham gia hưởng ứng, sau đó buộc họ vào tội khủng bố, nhằm triệt tiêu lực lượng của phe tranh đấu.
2- Để đối phó với những nhà hoạt động và phong trào XHDS, các "cơ quan chức năng" sẽ không ưu tiên phương pháp viết bài tranh luận, không sử dụng lý lẽ để tranh luận với những người tranh đấu (vì họ biết họ không đủ lý lẽ để thắng), mà họ áp dụng các biên pháp "đánh dưới thắt lưng" bằng cách: gài bẫy gái gú, tiền bạc, theo dõi các sinh hoạt của những người tranh đấu để moi móc đời tư, khai thác các mối quan hệ (như đã từng xảy ra với các blogger Trương Ba Không, Aduku Adk, Lã Việt Dũng...), đưa lên mạng để bêu riếu, nhằm hạ uy tín của những nhà hoạt động.

Tiễn đưa ông Lê Hiếu Đằng…

Huỳnh Bá ThiênBlog Quê Choa
Quá 4g rưỡi sáng tôi bước vào chùa Xá Lợi viếng tang ông Lê Hiếu Đằng. tối hôm trước mình rủ thằng Bảo đi chung. Thường khi thấy nó cũng hô hào dân chủ dữ dội lắm… Thế mà khi rủ nó đi viếng tang ông Đằng thì nó nói: không được, tao đi đến đó kẹt lắm. Công việc của tao không cho phép…. Tao không muốn an ninh để ý hic
Đã có những vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến dự thì sao nó lại sợ như sợ ma thế này. Chẳng riêng gì nó, một số bạn khác của mình cũng từ chối với đủ lý do. “Mặc xác tụi bây, Tụi bây không đi thì tao đi.” Tôi tự nhủ. Chán đám dân chủ salon này thiệt.
Tôi chợt nhớ đến một khái niệm về quyền lực. Quyền lực của người khác chỉ có trên ta nếu ta tuân thủ nó. Nếu ta kháng cự thì họ chẳng có quyền nào nữa…

Phiên tòa phúc thẩm Luật sư Lê Quốc Quân sẽ diễn ra vào ngày 18.02.2014

Ngày 18.02.2014, lúc 8 giờ sáng, sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân. Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội đã gửi giấy báo cho Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho Luật sư Quân.
Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội gửi thông báo số 392/2014/PT do thẩm phán Nguyễn Văn Sơn ký, vào ngày 22.01.2014, với nội dung: “Đúng 8 giờ 00 phút ngày 18.02.2014, tại phòng xét xử II – Trụ sở Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Lê Quốc Quân phạm tội “trốn thuế”.”

Ls. Lê Quốc Quân
Vào ngày 21.01 vừa qua, gia đình Luật sư Quân đi thăm nuôi ông. Trong chuyến thăm nuôi này, ông Lê Quốc Quyết, em trai Ls Quân cho biết: “Sức khỏe của anh [Quân] tốt. Sau khi xử xong phiên tòa sơ thẩm, họ nhốt anh [Quân] trong căn phòng có tất cả 24 người, hơn một nửa là những người nghiện ngập. Anh Quân được đọc báo Nhân Dân và báo An Ninh, nhưng sách và Kinh Thánh thì họ vẫn không cho người nhà gửi vào. Gia đình được gửi nước sạch vào cho anh [Quân], mỗi tuần được 15 chai, mỗi chai có dung tích 500ml. Các nhu yếu phẩm phải mua ở trại nhưng giá cả thì rất đắt.”

Ai tác động vào chính sách ở Việt Nam?


Lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng là một trong các vấn đề lớn
Quá trình ra quyết định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô cấp quốc gia của chính phủ Việt Nam trong nhiều năm nay chịu tác động sâu từ một số tác nhân là các nhóm lợi ích 'tiêu cực, tham nhũng', theo một số quan sát từ Việt Nam.
Các nhóm này gồm các đại gia, các nhóm lợi ích thâu tóm nhiều thị trường huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, từ trung ương tới địa phương như thị trường vốn, tài chính, ngân hàng, bất động sản, đầu tư, xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên thiên nhiên (mỏ, khoáng sản...), theo các ý kiến đánh giá.
Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, hôm 23/1/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) nói với BBC các nhóm lợi ích thâu tóm, lũng đoạn hệ thống ngân hàng nhà nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, đã là nguyên nhân chính làm 'tắc nghẽn' nền kinh tế nhiều năm qua.
Ông nói: "Có thể thấy rằng các ngân hàng có thể rất dễ dàng cho các doanh nghiệp vay mà những thủ tục xem xét tài sản thế chấp, thủ tục xét duyệt thực thi các dự án là hết sức lỏng lẻo, và rõ ràng đấy là biểu hiện của những lợi ích nhóm...

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…

Song Chi
Ngay sau khi chiến tranh VN kết thúc chưa được bao lâu, khi “phe thắng cuộc” còn đang ngây ngất trong “hào quang chiến thắng” và thế giới còn đang nhìn vào đảng cộng sản VN với ít nhiều khâm phục thì người dân, chủ yếu là từ miền Nam, bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi…
Mặt trái của tấm huy chương lộ ra dần dần theo những thông tin, hình ảnh về những thuyền nhân bị hãm hiếp, bị cướp bóc tàn nhẫn hay vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển sâu trong quá trình chạy trốn khỏi nước Cộng hòa XHCN VN đi tìm bến bờ tự do, được đăng tải rộng rãi...
Một trong những cuộc di dân lớn nhất trong thế kỷ XX bắt đầu và kéo dài nhiều năm sau đó.
Điều đáng nói là cho mãi đến bây giờ, gần 40 năm sau, người Việt vẫn đang tiếp tục tìm đường ra đi, bằng cách này cách khác.
Người nghèo thì chủ yếu đi bằng con đường bán sức lao động, dưới danh nghĩa đi lao động hợp tác, còn gọi là “xuất khẩu lao động”-một trong những khái niệm mới có dưới chế độ ưu việt của đảng ta. Khi các nước thuộc khối XHCN cũ còn tồn tại, thì VN “xuất khẩu” người lao động sang các nước này, và khi khối XHCN bị sụp đổ thì lại “xuất” sang môi trường các nước tư bản, lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm.

Từ Sài Gòn - Hà Nội đến Washington DC - Geneva: Con đường Nhân Quyền

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vào tháng 5 năm 2013 trong khi nhà nước Việt Nam đang vận động ráo riết để được trở thành thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì các bạn trẻ của VOICE, Dân Làm Báo, Truyền thông Chúa Cứu Thế, Con Đường Việt Nam và các blogger nòng cốt sau này của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã cùng với tổ chức Freedom House soạn thảo Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) để gửi đến Hội Đồng Nhân quyền.

Ban soạn thảo đã chia nhau ra từng lãnh vực, trong đó VOICE đặc trách lĩnh vực xã hội dân sự và dân oan, Dân Làm Báo về tự do ngôn luận, Truyền thông Chúa Cứu thế trình bày những vấn nạn của tự do tôn giáo và Con Đường Việt Nam nói về tình trạng xét xử bất công và giam giữ tù nhân chính trị một cách khắc nghiệt tại Việt Nam.

Đây là bước đầu trong một nỗ lực phối hợp dài hạn của các bạn trẻ tranh đấu cho Nhân Quyền tại Việt Nam.

Hãy hiểu đúng Tây Du Ký

Trần Phúc Tâm
 
Tây Du Ký là một tác phẩm diệu kỳ, nhìn chung ai đọc cũng thấy hay cho dù là cụ già hay em nhỏ, trí thức hiểu sâu hay người thường hiểu gọn ... nhưng chịu khó đọc cho kỹ thì mỗi lần đọc sẽ thấy thêm nhiều điều mới, như là phi cơ phá vỡ từng giới hạn tốc độ vậy. Thật là:
Diệu kỳ tranh ở trong tranh
Ngọc ẩn trong đá, trời xanh trên trời
Nhân chuyện có vị lãnh đạo có tiếng là học rộng hiểu sâu, buông ra câu bình luận đại ý là "Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ,", rồi có một số ý kiến khác cũng bàn ra tán vào, tôi thấy có lẽ cũng nên có vài ý kiến nhỏ.
* * *
Trước hết, phải làm rõ là tại sao Phật không mang thẳng kinh thư sang Đông Thổ mà lại bắt thày trò Đường Tăng phải chịu gian khổ trần gian trèo đèo lội suối sang Tây Trúc thỉnh kinh? Bởi vì "trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một ... thử". Phải trải qua thực tế mới thấu rõ thực tế, tức là mới giác ngộ (giác ngộ là thành Phật). Cho nên, mỗi nạn là mỗi bậc thang dẫn đến đỉnh cao giác ngộ, tổng số có 81 nạn, cũng là những lẽ thường tình ở đời.
Vậy cái nạn kinh không chữ dạy cho thày trò Đường Tăng những điều gì?

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Liệu đá có giấc mơ & cái loa đỏ CAND made in China?

Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Eureka! Chân lý và lý lẽ của kẻ mạnh! Nên rồi họ lại tiếp tục giở trò để lại những vết tích, vết bầm, vết chém, vết đục, vết cắt, vết khoét, vết cứa, vết khoan... trên những giấc mơ rất đỗi Việt Nam của chúng ta. Như thể trong mắt bọn họ, chúng ta chỉ là thứ đá cuội ngu ngơ, thứ đá sỏi lót đường không hơn không kém. Liệu chúng ta còn phải chịu đựng thêm bao lâu nữa, khi những cái loa đỏ CAND đã quá rè, đã quá thời kỳ sử dụng “made in China” mà vẫn cố ré, réo, và thi nhau phét lác vào 300 hay 600 cái màng nhĩ đáng yêu quí nhất của Việt Nam ở tượng đài Lý Thái Tổ hôm 19/1/2014?

Tiếc là những kẻ có tài “sáng chế” quái đản(g) đàn áp có máy cưa và máy thổi bụi của trấn áp bạo lực, và có cả cái lếu láo, giả dối của những cái loa: “xin quý vị giải tán, để công nhân cắt đá thi công cho kịp ăn Tết”, vẫn không hề biết tủi nhục là gì, mà trái lại chắc đang ngồi rung đùi phủ phê khi chừng như “chua thấy quan tài chưa đổ lệ”. Phải nói là có bị đui mù họ mới không nhìn thấy những tên đồ tể khét tiếng nhất thế giới cũng đã thê thảm chết, hay đã chết thê thảm!

Vòng kim cô (Bài viết đưa tiễn Lê Hiếu Đằng trở về đất mẹ)


Thao Giang
Sáng nay, anh em phong trào sinh viên trước năm 75 và dân thành phố Sài Gòn đưa tiễn Lê Hiếu Đằng trở về đất mẹ. Trong số bạn bè, anh em phong trào đấu tranh sinh viên, đi theo sau xe tang, rất tiếc không có mình trong số những người  đưa tiễn anh. Nhưng không sao, mình cảm nhận được, anh ra đi rất thanh thản, khi chiếc vòng kim cô thời đại được anh tháo gỡ trong giai đoạn cuối đời …
Anh nói với anh em bạn bè: Bây giờ tôi là người tự do!
Những âm vang của anh và bạn bè đã thể hiện một thời hình như đang được lập lại với giai điệu tuyệt vời.
Ta cùng lên đường đi xây dựng Việt Nam anh em
Anh đã cùng anh em sinh viên trước năm 75, hội nhập trong phong trào sinh viên đấu tranh, những đêm văn nghệ, những buổi hội thảo những đêm đốt lửa trong sân trường Đại học, để hâm nóng phong trào, được quần chúng nhân dân đồng tình những bà mẹ Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị cùng chung một mơ ước: ‘Hòa Bình sẽ được tái lập cho Việt Nam’. Để quên đi những mất mát đau thương mà dân tộc phải gánh chịu trong những năm vô vọng, những thế lực và những tư tưởng hoang tưởng đang đẩy dân tộc vào con đường hầm bi thảm nhất thời đại.

Giang sơn khấp huyết Hiếu Đằng

Lê Phú Khải  Viết ngày động quan LHĐ*

Kịp rời đảng…
Anh trở về với nhân dân
Trước lúc ra đi về cõi vĩnh hằng
Vẫn Đằng Đằng dũng khí
Thông điệp viết trên giường bệnh
Như nghìn lớp sóng xô

Vĩnh biệt Anh Lê Hiếu Đằng! - Điếu văn do BS Huỳnh Tấn Mẫm đọc tại lễ truy điệu ông Lê Hiếu Đằng

Điếu văn của bạn hữu do BS Huỳnh Tấn Mẫm đọc tại Lễ Truy Điệu luật gia Lê Hiếu Đằng sáng ngày 26.01.2014

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Lễ truy điệu lúc 6 giờ sáng nay (26/01/2014). Sau điếu văn của bs Huỳnh Tấn Mẫm, nhạc sĩ Miên Đức Thắng cất cao tiếng hát bài Tự Nguyện:Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng/ Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương/Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm/Là người tôi sẽ chết cho quê hương.... Mọi người rì rầm hát theo. Mình đã bật khóc.
Thưa quý vị, thưa quý bằng hữu,
Thay mặt Ban tang lễ và gia đình Anh Lê Hiếu Đằng, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã đến đây viếng Anh lần cuối mà cũng để từ biệt Anh lần cuối. Chúng ta đã chứng kiến những ngày tháng sau cùng khi Anh vừa chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, vừa đau đáu một lòng đối với vận mệnh đầy cam go hiện nay của đất nước. Và hôm nay, chúng ta đau buồn biết rằng sẽ không bao giờ còn có thể gặp lại Anh trên thế gian này một lần nào nữa. Anh đã vĩnh viễn từ giã chúng ta để đi về Miền Tĩnh Lặng của riêng Anh và cũng là Miền Anh Linh của những tinh hoa dân tộc.

Niềm tin

Nguyễn Minh Thành
Đọc bài: “Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn” của tiến sĩ Giáp Văn Dương, tôi thấy hứng thú viết bài này, với ý muốn nương theo và bàn sâu hơn vào đề tài niềm tin mà tiến sĩ nói đến. Hi vọng cùng nhau góp phần giúp khơi dậy một chút niềm tin trong chúng ta hôm nay.
Thực tế đúng là xã hội Việt Nam đang mất niềm tin trầm trọng.
Vậy: Niềm tin là gì?
Thực ra hầu như ai cũng biết niềm tin là gì, nhưng động tác đặt ra câu hỏi làm cho ta có thêm không gian cho một vấn đề, mà cuộc sống vốn vội vã của chúng ta đều thiếu chỗ cho hầu hết mọi điều.
“Niềm tin” là từ mà loài người chúng ta dùng cho nhau, nhưng nếu quan sát các vật vô tri trong qui luật vật lí, các vật có thể ở bên nhau khá lâu, hay có khả năng gắn kết với nhau đều phải đạt một số điều kiện tương đồng nào đó, thì đó cũng là niềm tin của chúng. Ví dụ các viên gạch đều có những mặt phẳng là điều kiện để dễ bề xây nên bức tường, hay hai cái móc đều cong quặp tương ứng, để móc vào nhau cho việc lôi kéo hay níu giữ. Một cái cây đứng vững chãi trên mặt đất, là vì bộ rễ mềm mại của nó vươn sâu vào lòng đất, cùng lòng đất có thể mềm đủ, để cho phép nó chui sâu, và rễ cây ôm lòng đất hay lòng đất ôm rễ cây cũng là một dạng tin cậy vậy.

(Cựu) Trí thức Miền Nam

Vũ Tuân (Kỳ Văn Cục)

Nhẫn nại đọc hết điếu văn của ông Huỳnh Tấn Mẫm tiễn đưa ông Lê Hiếu Đằng mà chua chát...
Công tâm mà nói sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng là một tổn thất cho trào lưu "thoát cộng" trong lúc này. Ông Đằng đã có những phát biểu khá mâu thuẫn nhưng dù sao cũng khẳng định được "CNCS chỉ là ảo tưởng". Chính vì sự khẳng định (cuối đời) đó mà nhân cách của ông cũng đã được khẳng định. Tự tâm cang, tôi kính quý ông nên tôi khóc thương ông cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng trong điếu văn đưa tiễn ông lại chối bỏ cái phần nhận định quan trọng nhất, làm ông trăn trở nhất: "CNCS chỉ là ảo tưởng!!!". Có thể nhiều người cho rằng vì quá "nhạy cảm" nên tránh nhắc đến tâm tư quan trọng bậc nhất (về cuối đời) của ông. Những người nào nghĩ vậy thì xin hãy nhớ lại hành động quấy phá của bọn thừa sai qua mấy ngày tang lễ vừa rồi, để mà từ đó phải mạnh dạn chỉ thẳng vào mặt cái tà quyền CS này mà nói rằng chế độ CS quả là thối nát như chính ông Lê Hiếu Đằng đã xiả thẳng mặt mà nói.

Nguyễn Tấn Dũng, trí thức, và trí ngủ

Ngô Nhân Dụng
Tôi chưa bao giờ vào đọc “trang nhà” của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ ở Hà Nội. Nhưng qua email mới nhận được một bài đăng trên website của ông, dù không nhớ ai đã gửi cho, vì mỗi ngày chúng ta đều nhận được quá nhiều email. Bài này ký tên Mõ Làng, chắc là một người trợ bút viết theo lệnh ông chủ Nguyễn Tấn Dũng. Một bài nằm trong website tất phải phản ảnh những ưu tư, ý kiến và quan điểm của người chủ trương, cho nên tôi muốn đọc cho biết.
Mục đích chính của Nguyễn Tấn Dũng là dùng tên Mõ Làng để đả kích một số nhà trí thức trong nước, nhưng trước khi bắt đầu lăng mạ, mạt sát người ta - tiếng Việt nôm na nói là “chửi” - ông Nguyễn Tấn Dũng tường thuật một cuộc gặp gỡ với mấy nhà trí thức khác. Ông Dũng nhân dịp này đã phân biệt ra hai loại: “Một bên là trí thức chân chính, có trách nhiệm với đất nước. Bên kia mang danh trí thức nhưng chuyên quậy phá, đi ngược lại lợi ích dân tộc.” Những được khen ngợi là “trí thức, chuyên gia tâm huyết” được mời tới “làm việc” với ông thủ tướng đã được phong làm “trí thức” (thứ thiệt), còn những người đang chống chính sách của đảng Cộng sản thì bị ông gán cho nhãn hiệu “trí ngủ.”

Ngắn gọn về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR)

Đoan Trang
UPR là gì?
UPR (Universal Periodic Review) là thủ tục Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (chứ không phải là chỉ với các thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc – như một số người có thể lầm tưởng vì thấy Việt Nam chuẩn bị tiến hành “làm UPR” sau khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc).
Sáng kiến UPR được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 15/3/2006. Tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đều lần lượt thực hiện thủ tục kiểm điểm định kỳ này, khi nào hết một vòng (gần 200 quốc gia) thì lại tiếp tục vòng thứ hai, thứ ba... cứ thế quay vòng. Hiện nay, hoạt động kiểm điểm định kỳ đã được thực hiện sang vòng thứ hai.
Một quốc gia, khi tiến hành kiểm điểm UPR, sẽ phải báo cáo trước Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền của nước mình, những gì chính quyền đã làm để cải thiện nhân quyền cho người dân và đã tuân thủ các nghĩa vụ của mình về nhân quyền như thế nào.
Bao giờ đến phiên Việt Nam?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"