Minxin Pei
Dương Lệ Chi chuyển ngữ
Dương Lệ Chi chuyển ngữ
Thế hệ các nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc dự
định sẽ được chọn vào cuối năm nay. Nhưng sức mạnh và sự đỡ đầu của các
phe phái có thể vượt qua những người có tài.
Khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sẵn sàng cho việc rút
lui vào mùa hè này ở Beidaihe, một khu nghỉ mát riêng biệt có bãi biển,
khoảng 225 km về phía bắc của Bắc Kinh, các nước còn lại trên thế giới
vẫn mù tịt về việc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền lớn
nhất thế giới. Theo quy ước, việc bổ nhiệm các vị trí hàng đầu của đảng
thường hoàn tất khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thoát khỏi cái nóng
ngột ngạt của mùa hè, sự ô nhiễm, và ẩm ướt nhấn chìm Bắc Kinh, để bơi
lội và thư giãn ở Beidaihe vào cuối tháng 7, một nơi được biết đến với
khí hậu mát mẻ và không khí trong lành.
Vụ thanh lọc tệ hại, Bạc Hy Lai, có thể tạm thời đã loại bỏ mối đe
dọa chết người, để thống nhất trong giới lãnh đạo cao cấp, nhưng điều đó
không thể chấm dứt sự tranh giành khốc liệt các chức vụ cao cấp, cũng
như các chức vụ mà họ mong muốn hoặc làm giảm sự mơ hồ về tác động của
việc thay đổi lãnh đạo liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của
Trung Quốc. So với quá trình chuyển đổi lãnh đạo trước đây, sự thay đổi
sắp xảy ra có lẽ là một trong những thay đổi quan trọng nhất về mức độ
và thời gian.
Trong số chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC), bảy người sẽ
nghỉ hưu. Sẽ có bảy gương mặt mới nếu đảng quyết định duy trì số lượng
ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại. Nếu đảng giảm số lượng ủy
viên Bộ Chính trị xuống còn bảy người, một quyết định có thể giúp sắp
xếp lại [ban lãnh đạo] hiệu quả hơn, năm ủy viên mới sẽ được chọn tại
đại hội đảng sắp tới, đã lên kế hoạch vào mùa thu. Trong khi các nhà
phân tích tập trung toàn bộ sự chú ý vào các ứng viên hàng đầu của Ban
Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan có quyền ra các quyết sách quan trọng
nhất của đảng, đáng chú ý là trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị, sẽ có ít
nhất 15 gương mặt mới. Trong số [15 người] này, hai hoặc ba ủy viên mới
dưới 52 tuổi, sẽ có khả năng trở thành các đối thủ mạnh cho hai chức vụ
hàng đầu của đảng trong 5 năm. Nói cách khác, quá trình chuyển đổi này
không những sẽ lựa chọn thế hệ các nhà lãnh đạo kế tiếp, mà còn xác định
các ứng viên có triển vọng để kế nhiệm Tập Cận Bình với chức tổng bí
thư Đảng Cộng sản và Lý Khắc Cường, chức thủ tướng chính phủ sắp tới.
Về vấn đề thời gian, sự chuyển giao quyền lực đang diễn ra vào thời
điểm quan trọng trong việc cầm quyền của đảng. Về mặt kinh tế, “Mô hình
Trung Quốc” được phóng đại, bị xem như kiệt sức. Tăng trưởng kinh tế
đang chậm lại, do xuất khẩu sụt giảm cũng như nhu cầu nội địa thấp. Các
rủi ro rất lớn trong hệ thống tài chính đang chồng chất. Lĩnh vực bất
động sản thì đang trên bờ vực phá sản. Những người có óc xét đoán nhất,
gồm cả những người bên trong chính phủ, đã nhận ra rằng, không thể tiếp
tục tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu. Cải cách cơ cấu khó khăn
đang chờ đợi ban lãnh đạo kế tiếp.
Về mặt chính trị, sự kiện Bạc Hy Lai đã tiết lộ những rạn nứt sâu kín
bên trong giới cầm quyền trong việc phân chia quyền lực và bảo vệ lợi
ích cá nhân của họ. Đoàn kết trong giới lãnh đạo cao cấp là chất keo gắn
kết mọi người trong chế độ lại với nhau, cho thấy có các dấu hiệu xung
đột. Người dân Trung Quốc ngày càng muốn có tiếng nói vệ việc đất nước
được điều hành như thế nào. Mặc dù hệ thống kiểm duyệt của đảng tốn kém,
nhưng sự lây lan của cuộc cách mạng thông tin, đặc biệt là Weibo, phiên
bản Twitter của Trung Quốc, thách thức quyền lực của đảng. Bất đồng
chính kiến càng trở nên thách thức hơn, như trường hợp trốn thoát táo
bạo của ông Trần Quang Thành, thoái khỏi sự quản chế bất hợp pháp tại
gia hồi cuối tháng 4. Các lời kêu gọi dân chủ và cải cách chính trị, từ
lâu bị đảng đàn áp, đã xuất hiện trở lại trên các phương tiện truyền
thông Trung Quốc. Đây là những dấu hiệu cảnh báo mô hình chính trị sau
[sự kiện Thiên An Môn] năm 1989, kết hợp đàn áp có chọn lọc với những
lời hứa luôn gia tăng mức sống, sắp sửa được làm sáng tỏ.
Cho nên câu hỏi được đặt ra là, liệu các nhà lãnh đạo mới có chuẩn bị cho những thách thức này không?
Dưới mắt của giới ưu tú phương Tây thì doanh nhân và chính trị gia
đều như nhau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực tế đồng nghĩa với “thông
minh, có khả năng [lãnh đạo], năng động, quyết định, và hướng tới tương
lai”. Thường sau các cuộc họp tương đối ngắn, nhiều người trong số họ có
ấn tượng, qua cảm nhận về sự tinh tế, thông minh và kỹ năng lãnh đạo
của các quan chức Trung Quốc.
Dĩ nhiên, sự thật thì hoàn toàn khác. So với những nhà lãnh đạo cách
mạng tiền nhiệm của họ, thế hệ các nhà lãnh đạo hiện tại rõ ràng là được
giáo dục tốt hơn, trẻ hơn, văn hóa tinh tế hơn. Nhưng hệ thống hiện tại
ở Trung Quốc có thực sự thúc đẩy các nhà lãnh đạo có khả năng nhất lên
nắm các chức vụ hàng đầu hay không? Các lãnh đạo như thế có thể thực sự
lãnh đạo một cách hiệu quả khi được đưa vào [nắm giữ các chức vụ hàng
đầu]?
Bằng chứng dựa vào các nghiên cứu và tin tức từ báo chí ở Trung Quốc,
cho thấy rằng, thay vì chứng minh những thành tựu đã đạt được, sự đỡ
đầu cá nhân và sức mạnh phe phái thì quan trọng hơn nhiều trong việc lựa
chọn các nhà lãnh đạo hàng đầu, so với các yếu tố khách quan như lý
lịch điều hành công việc. Ví dụ, Victor Shih thuộc Đại học San Diego
(UCSD) và các cộng sự của ông đã nghiên cứu kỹ các dữ liệu hồ sơ nhân sự
tổng quát và tốc độ tăng trưởng kinh tế nội địa để tìm xem việc thăng
tiến của các quan chức ở Trung Quốc có thực sự phụ thuộc vào khả năng
của họ là làm cho kinh tế tăng trưởng hay không. Kết luận của nhóm
nghiên cứu là, sự đỡ đầu chính trị (đặc biệt các mối quan hệ với các nhà
lãnh đạo đầy quyền lực), quyết định việc thăng tiến, thay vì tốc độ
tăng trưởng.
Phát hiện này tương tự cũng đúng trong việc lựa chọn của các nhà lãnh
đạo hàng đầu. Với một số ít trường hợp ngoại lệ, hầu hết các ứng viên
dự kiến sẽ vào các chức vụ hàng đầu trong Ban Thường vụ và Bộ Chính trị,
không có lý lịch có thể truyền cảm hứng về sự tự tin và sự ngưỡng mộ
[của người dân]. Ngoài các giới hạn nghiêm ngặt nhất và giới hạn khách
quan như độ tuổi của họ, yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến cơ hội để họ được
vào các chức vụ hàng đầu là liệu những người ở đằng sau họ có quyền
hành mạnh mẽ để ủng hộ họ hay không.
Việc đỡ đầu chính trị cho các chức vụ hàng đầu trong quá trình thay
đổi lãnh đạo chỉ có thể sản sinh một liên minh mong manh, sắp đặt mọi
thứ lại với nhau một cách cẩu thả, thông qua các cuộc thương lượng và
mặc cả. Những bổ nhiệm quan trọng được thực hiện không dựa trên năng lực
cá nhân hoặc thành tích đã được chứng minh, mà dựa vào sự trung thành
cá nhân và những cất nhắc về việc bổ nhiệm như thế có thể giúp cân bằng
sự phân chia quyền lực giữa các phe phái như thế nào. Những trường hợp
như thế, vai trò của những người làm chính sách không phù hợp với các kỹ
năng của họ, vẫn thường xảy ra, không phải là trường hợp ngoại lệ.
Tuy nhiên, hậu quả tai hại nhất của hệ thống lựa chọn lãnh đạo phức
tạp này là, chắc chắn kết quả của sự lãnh đạo tập thể nghiêng về sự thỏa
hiệp giữa các phe phái, thậm chí làm tê liệt chính sách. Thực tế là
Trung Quốc đã thất bại trong việc thực hiện các cải cách kinh tế cần
thiết để tái cân bằng lại nền kinh tế trong thập kỷ trước đó, về căn bản
phải được quy cho hệ thống rạn nứt trong việc chọn lãnh đạo như thế.
Để công bằng đối với Đảng Cộng sản, căn bệnh chính trị này không chỉ
xảy ra đối với riêng Trung Quốc. Tất cả các chế độ độc tài không có
nguyên tắc vững chắc trong việc chọn lãnh đạo, mà thông qua độc quyền
mặc cả, với kết quả có thể tiên đoán là: các chế độ này trở nên cứng
nhắc và cuối cùng sẽ bị rơi khỏi quyền lực.
Không chắc liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có sẵn sàng làm bất cứ
điều gì để thay đổi hệ thống hiện tại hay không, mặc dù họ nhận thấy
những sai sót chết người đó. Cho nên hội nghị vào mùa hè này ở Beidaihe
sẽ cho ra nhiều màn hồi hộp và đầy kịch tích, thay vì cho ra những nhà
lãnh đạo đúng đắn, chỉ đạo Trung Quốc đi theo một hướng khác.
Nguồn: The Diplomat
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012