12bếnnước: Nhìn chung người ta có thể thấy cuộc biểu tình ngày 1/7 tại ba nơi Sàigòn-Huế-Hànội thì Hà Nội hình như vẫn được nhà nước "nương tay" hơn, dù sao vì đó là thủ đô nơi mà những con mắt của Quốc tế nhìn vào sẽ rõ ràng hơn, chính phủ muốn cho giới quan sát nhìn thấy là có "dân chủ" đấy. Riêng ở Huế thì nhà nước thẳng tay ngay từ đầu vì họ quá hiểu những thủ đoạn chính trị mà họ đã giật dây trong những năm 60 làm xáo trộn sự an bình của một thể chế dân chủ tự do còn non nớt của miền Nam, cho nên họ sợ lịch sử sẽ bị lập lại. Còn ở Sàigòn thì sao, cứ nhìn cảnh họ đàn áp ở Sàigòn người ta không thể không nghĩ đến thành phần gọi là "30-4" sau 1975, sản sinh ra thành phần a dua muốn lập công nên làm bất cứ chuyện gì để làm vui lòng chính quyền Hànội bất chấp thế nào là lương tâm lương tri. Cho nên Sàigòn luôn đi đầu trong cái màn.... a dua bắt người không có lý do. Vì thế từ nay ai muốn biểu tình thì mua vé ra Hànội hay xuống tận Càmau mà biểu tình.:-)
Lúc này công an dân phòng và người biểu tình nhốn nháo, lẫn lộn, chẳng phân biệt được ai với ai ngoài những người có mặc sắc phục. Nhưng mặc, có làm gì xấu đâu mà phải sợ, có CAM hay không hình như cũng chẳng ai quan tâm. Mình mỏi chân quá, lại nóng nữa, thấy có cái ghế trống ở chỗ các chú dân phòng bèn ngồi xuống lấy quạt ra quạt lấy quạt để. Một chú CA tầm bằng cậu cả nhà mình tiến đến nói nhỏ: “Đề nghị cô đi chỗ khác”. Mình cười: “Không, cô đau chân lắm” Cậu ta nhìn mình rồi bỏ đi, rất ôn hòa.
Chúng tôi không đơn độc
Biểu tình 1.7.2012: CHÚNG TÔI KHÔNG ĐƠN ĐỘC
Biểu tình chống Trung Quốc ngày 1/7:
Trần Thị Kim Anh
Từ mấy hôm trước khi cả nhà vừa ăn cơm vừa xem TV, thấy chương trình thời sự đưa tin tin TQ gọi thầu khai thác 9 lô dầu khí ở thềm lục địa của VN, có nơi chỉ cách mấy chục hải lý, mình hỏi Mr.chồng: “Thế là khoảng bao nhiêu cây?”. Lão đáp “hơn 50 cây”. Thế có uất không, thế là xâm lược rồi còn gì nữa, nó vào tận cửa nhà mình rồi.
Mấy hôm sau điện thoại réo, Hương gọi: “Chủ nhật đi nhé”. Mình ậm ừ, đang bận mù ra, nếu đi thế nào lão chồng cũng gầm gừ. Nhưng không đi không được, bởi cứ tức nghẹn lên, đi để xả nỗi uất ra cho đỡ nghẹt. Vả lại, được chứng kiến những sự kiện như thế này là một cơ may. Thế là quyết định đi.
Đêm trằn trọc, thấy trời mưa, nghĩ mưa thế này mát, mai bà con đỡ vất vả, nào ngờ càng về sáng mưa càng to. 5h30 mò dậy, gọi điện cho Hương: “Mưa thế này có đi không?”. Giọng mụ tỉnh queo: “Đi chứ, mày gọi xe đi rồi sang đây”. Hơn 6h đón Hương tận cổng. Mụ thật xinh đẹp, đầm tím, tóc bồng bềnh. Xe chạy theo lối phố cổ lên Cầu Gỗ.
Bờ Hồ người xe thưa thớt, mưa giăng giăng. Bọn mình xuống xe đi bộ. Suốt đoạn đường từ Cầu Gỗ xuôi Hàng Giày ra Đinh Tiên Hoàng gặp rất nhiều toán công an dân phòng. Hương bảo: “Sao bảo bật đèn xanh rồi mà đông các chú ấy thế?”. Mình cười: “Chắc để giữ trật tự thôi”. Bọn mình rẽ vào phở Thìn. Quán nhỏ xập xệ, mưa mà vẫn đông. Ở cái bàn chính giữa là toán tầm 5 - 6 công an mặc sắc phục xanh, ngoài ra có chìm nổi hay không mình cũng chẳng biết. Gọi 2 bát chín, tưởng mưa mưa lạnh lạnh ăn phở phải ngon lắm, nào ngờ chả ra làm sao cả, chẳng bằng phở ngõ 37 nhà mình, thế mà ông chủ cực tinh tướng, đến ghét. Ăn phở xong bước ra, chưa đến 7 giờ, nhìn lên nhìn xuống quanh Bờ Hồ vẫn vắng vẻ. Bọn mình chui vào quán cà phê bên cạnh ngồi chờ. Hơn 7h Quỳnh Hương đến, trông cô nàng thật ngọt ngào trong tà áo lụa mềm mại. Quỳnh Hương nói với Hương: “Em đi qua chỗ tượng đài chưa thấy có ai, thấy chị gọi nên đi lên đây”. Còn sớm nên quán vắng tanh, chỉ có mỗi ba chị em, trời vẫn mưa, cả bọn cầm chắc cuộc tuần hành hôm nay sẽ không thể diễn ra vì mưa không dứt. Hương và Quỳnh Hương chuyện như bắp rang, mình ngồi nhìn ra hồ ngắm những tán cây bóng mướt dưới mưa, lòng bình thản.
Gần 8 giờ mưa ngớt dần, mấy chị em quyết định đi dạo quanh bờ hồ một vòng rồi về. Sáng nay mình diện một bộ đồ lụa để trông cho nó mợ, không ngờ lại phiền phức vì nước mưa làm gấu quần ướt hết cứ quấn vào chân rất vướng, mình đành dừng lại xắn quần lên để lội cho nhanh, thành ra trông như sắp sửa đi cấy. Vừa qua tượng đài Lý Thái Tổ một đoạn thì thấy thấp thoáng màu áo đỏ phía trước, rồi một lá cờ đỏ lớn được phất cao nổi bật trên nền lá. Cả bọn phấn chấn vượt lên, may quá, vừa bắt kịp đoàn. Đoàn biểu tình tuần hành lúc này khoảng 200 người đang tiến vào Hàng Khay, mình không biết dẫn đầu là những ai, chỉ thấy tiếng hô vang dội. Không nhiều biểu ngữ lắm, cũng không có loa như những lần trước, nhưng vẫn thật khí thế. Hoàng Sa - Việt Nam, Trường Sa - Việt Nam, Bảo vệ tổ quốc Việt Nam - Bảo vệ . Mình lại thấy nước mắt dâng lên, thật xúc động. Cảm ơn ông cha bao đời đã truyền lại cho cháu con tình yêu đất Việt thắm thiết đến thế!
Đoàn tuần hành xuôi theo đường Tràng Thi về phía Cửa Nam. Vài xe cảnh sát đi bên cạnh nhắc nhở ôn hòa chỉ để tránh không ảnh hưởng đến giao thông. Mình ngoái lại sau, đoàn đang đông thêm, hai bên đường nhiều người đổ ra nhìn theo. Lần này mình thấy ấm lòng hơn vì ánh mắt nụ cười của những người không tham gia biểu tình đã khác trước, một sự biểu đồng tình không che dấu hiện ra trên nhiều gương mặt.
Giáo sư Phạm Duy Hiển và Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong đoàn biểu tình 1/7/2012.
Nhìn thấy tiến sĩ Nguyễn Quang A, thêm một vài gương mặt quen, cả GS Ngô Đức Thọ nữa, mình vượt lên gọi, ông quay lại mừng rỡ, mấy anh em tíu tít chụp ảnh rồi lại đi tiếp.
Cả đoàn đang hát vang bài Dậy mà đi. Bài hát thật hay. Nhưng mình cứ tiếc, giá như bài hát Này người anh em với những câu
Giáo sư Ngô Đức Thọ tham gia đoàn biểu tình ngay từ những phút ban đầu
Cả đoàn đang hát vang bài Dậy mà đi. Bài hát thật hay. Nhưng mình cứ tiếc, giá như bài hát Này người anh em với những câu
Làm sao ngăn được tình yêu với quê hương
Đi trên đường tay trong tay đều nhịp bước
Để còn nhớ tiếng nói cha ông: Giặc vào đây sẽ bại vong
Còn ghi dấu Bạch Đằng giang cuộn sóng…
được hát vang lên thì sẽ rất phù hợp với thời điểm hiện tại, vậy mà không hiểu vì sao không được phổ biến, thật tiếc!
Đến gần Cửa Nam thấy TS Nguyễn Đức Mậu (viện Văn) ngồi trên xe máy rù rù xe đi theo đoàn. Suốt dọc đường mình để ý hai bên hàng phố, thấy vẫn những ánh mắt ủng hộ nhìn theo, thật vui!.
Đoàn tuần hành tiến gần đến Sứ quán Trung Quốc, Hương kéo tay mình: “Bị chặn rồi mày ạ”. Mình kiễng lên nhìn, phía trên đang từ từ đứng lại, một hàng rào cảnh sát dân phòng dăng ngang đường Điện Biên Phủ đoạn phía trước bảo tàng Quân Đội. Ngả Trần Phú cũng bị cảnh sát giăng dây chặn. Không tiến lên được đoàn người dừng lại hô vang: Phản đối TQ – Phản đối! Hoàng Sa - Việt Nam! Trường Sa - Việt Nam! Một chiếc xe cảnh sát tiến lại, một giọng phụ nữ tha thiết vang lên, nghe không hằn gắt như giọng nam ở những lần biểu tình năm ngoái, đại ý nói loáng thoáng gì đó về công hàm của thủ tướng PVĐ, nhắc việc TQ ngang ngược gọi thầu 9 lô dầu khí ở biển Đông, thành lập thành phố Tam Sa ở quần đảo Hoàng Sa của VN khiến nhiều người dân VN phẫn nộ, nhà nước ghi nhận tình cảm đối với đất nước của người yêu nước và xin mọi người kiên nhẫn chờ đợi giải quyết bằng con đường ngoại giao, rồi yêu cầu mọi người giải tán để giữ gìn trật tự…
Nữ sĩ Phương Bích, trước khi bị mất điện thoại |
Nữ văn sĩ Thùy Linh |
Lúc này công an dân phòng và người biểu tình nhốn nháo, lẫn lộn, chẳng phân biệt được ai với ai ngoài những người có mặc sắc phục. Nhưng mặc, có làm gì xấu đâu mà phải sợ, có CAM hay không hình như cũng chẳng ai quan tâm. Mình mỏi chân quá, lại nóng nữa, thấy có cái ghế trống ở chỗ các chú dân phòng bèn ngồi xuống lấy quạt ra quạt lấy quạt để. Một chú CA tầm bằng cậu cả nhà mình tiến đến nói nhỏ: “Đề nghị cô đi chỗ khác”. Mình cười: “Không, cô đau chân lắm” Cậu ta nhìn mình rồi bỏ đi, rất ôn hòa.
Mình ở phía dưới không biết phía trên giải quyết thế nào, chỉ thấy ngọn cờ lớn phất lên rồi quay ngược trở lại đường cũ, đoàn người tiến theo, nhiều CA đi chặn phía sau. Mình ngoái lại thấy 3 - 4 chú tuổi tầm ngoài 40 đi sát bọn mình. Mình cười: “Các chú CA cũng tham gia đây này”, họ cũng cười. Hương đùa: “Các anh cẩn thận không khéo bị lừa đấy, về mà giữ gôn không bọn này quay lại là thủng lưới đấy”. Tất cả cùng cười. Hương dấn tới: “Sao các anh không giả vờ thua dân đi, để chúng tôi ào sát cổng sứ quán cho chúng nó một trận?”. “Chúng tôi cũng muốn thế lắm chứ nhưng không được”. “Thế thì về đi, đi theo chúng tôi làm gì dân người ta lại sợ”. “Đi để bảo vệ các chị”. Lại cười.
Đoàn người lại tiến vào đường Hàng Bông, Vẫn những tiếng hô vang khí thế, những bài hát thôi thúc cất lên, dân hàng phố đứng đầy các cửa nhìn theo, nhiều gương mặt xúc đông, có cụ bà rân rấn nước mắt khi nghe tiếng hô. Có lẽ nhìn thấy biểu ngữ “Đầu hàng TQ thì cạp đất mà ăn à”, một CA đứng bên đường nói: “Để TQ nó sang thì đất cũng chẳng có cho mà cạp”.
Trong lần biểu tình này, mình cảm nhận rất rõ một điều rằng: mới chỉ năm trước đến năm nay, lòng dân đã biến đổi rất nhiều, năm ngoái mình đã rất buồn khi thấy nhiều người dân Hà Nội dửng dưng trước sự kiện biểu tình, thậm chí có cả những lời lẽ khó nghe, nhưng năm nay mình nhận thấy sự ủng hộ lặng lẽ ở tất cả những đoạn đường đoàn biểu tình đi qua. Thật ấm lòng, xin cảm ơn tất cả!
Mình cứ nghĩ mãi, không hiểu sự biểu đồng tình này có được bởi TQ lấn lướt quá đáng đối với VN hay còn bởi điều gì khác? Câu hỏi này có lẽ chính quyền nên quan tâm.
T.T.K.A
Ảnh trong bài: Nguyễn Lân Thắng.