Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Tâm sự của một bạn sinh viên về chuyện bầu cử

Lê Nguyễn
Tối hôm nọ, mẹ gọi điện nói: “Con ơi, cuối tuần này về quê mà đi bầu cử.”
Mẹ à, bầu cử ư? Con chịu thôi!
Từ hồi con sinh ra đến giờ, con còn chẳng biết mặt mũi mấy ông bà trong ủy ban xã nhà mình nó như thế nào. Chỉ biết là nhà mấy ông mấy bà to nhất xóm, nhất làng, to đến nỗi che hết cả mặt mấy ông mấy bà ấy thì con làm sao thấy mà bầu với cử hả mẹ?
Con chỉ thấy, ruộng nhà mình hết nước, mẹ bảo, dân mình kêu toáng cả lên nhưng mãi ba ngày sau mấy ổng trên hợp tác xã mới chịu xách mông ra đồng chỗm chệ trên con SH bóng loáng.
Con chỉ thấy, nhà mình với hàng xóm bị mất cắp nhưng công an xã chỉ lo “bận” làm “chuyện lớn” ở mấy quán nhậu với mấy quán cà phê cơ. Chắc ở đó có vụ mất cắp lớn hơn ở nhà mình ấy mẹ nhỉ? Mà con thấy lạ thiệt đó, chả nhẽ quán nhậu với quán cà phê ngày nào cũng bị mất cắp hay sao hả mẹ?

Để rồi, ai cũng lơm lớp lo sợ, cứ sơ ý một tý là đồ đạc trong nhà từ con gà cho đến cái xe đạp trong chớp mắt là biến mất như chốn không người. Người ta bảo, chỉ có trộm mới canh được người, chứ người sao canh được trộm. Từ lo sợ cho đến ức chế, từ ức chế bị đẩy lên thành căm phẫm khi sự việc cứ thường xuyên bị lặp đi lặp lại và không hề có dấu hiệu bị dừng lại.
Xóm mình, con thấy, bi giờ nghiện sắp nhiều hơn người cả rồi. Đi đâu cũng thấy một vài tốp thanh niên vật vờ, lượn lờ, da xám ngoét, môi thâm xì, mắt lờ đờ láo liên nhòm nhòm, ngó ngó vào các nhà dân. Rồi hôm nọ, tỉnh giấc, con thấy người ta tám nhau chuyện một thằng trộm bị dân quây bắt đánh cho gần chết trong sự hả hê vui sướng.
Con thấy, cả làng mình ai cũng biết kẻ nào đang gieo giắc những cái chết trắng đó – căn nguyên của vấn nạn trộm cắp, thế mà dường như, mỗi chính quyền thì không biết mẹ nhỉ? Lạ thật đấy!
Đấy là cấp xã, còn cấp huyện hay tỉnh ư? Con càng mù tịt à. Biết sao mà bầu với cử đây? Thế nên chủ nhật này được nghỉ, con sẽ ở lại thành phố xuống đường tiếp tục biểu đạt về mong muốn quyền được sống trong một môi trường trong sạch và đòi hỏi một chính quyền minh bạch trong khâu tìm ra thủ phạm để khắc phục hậu quả cho bà con miền Trung lam lũ khổ sở. Con nghĩ, việc này còn hữu ích hơn nhiều.
Bạn con, mấy đứa ở Nghệ An nó biểu, tụi nó cũng chả về bầu với chả cử chi hết. Ở lại làm thêm nuôi thân, dư giả thì gửi tiền về cho bố mẹ ở quê nuôi em ăn học. Bố mẹ chúng nó ở quê nuôi trồng thủy sản nhưng đợt thảm họa vừ rồi mất trắng nên rất là khốn khó, chết đói đến nơi rồi, nhà nước chỉ có chính sách cứu trợ gạo ăn trong vòng có tháng rưỡi thôi à. Mà nghe đâu, từ gạo cứu trợ cũng bị người ta (chính quyền địa phương) ăn chặn mất. Gì mà ác vậy trời. Nói đến đấy, mấy đứa cứ nằm ôm nhau khóc. Con thương các bạn ấy quá, chả biết có học nổi hay không, hay lại mải lo kiếm tiền giúp đỡ cho gia đình mà ước mơ đành dang dở.
Dân tình thì lao nhao thắc mắc nọ kia, quốc hội đại diện cho dân mà chả thấy các ông bà nào đề cập đến chuyện cá mú chi hết, để trong lòng dân bao nhiêu là ấm ức, tức giận. Vậy mẹ bảo, quốc hội có ăn hại đái khai không? Ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khóa trước đã có một câu để đời khiến con và con chắc rằng không ít người quan tâm đến chuyện quốc gia đại sự đều dè dặt với quyết định bầu cử của mình: “Quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ đòi kỷ luật ai được nữa!”
Con thấy ở nước ngoài, cứ trước mỗi cuộc bầu cử, người tự ứng cử đều tự đi vận động cử tri bầu cử cho mình. Muốn được dân tình ủng hộ, họ phải tiếp cận cử tri và thuyết phục họ bằng những đổi mới, thay đổi những tồn tại bất cập mà vị tiền nhiệm thiếu sót cộng thêm những ý tưởng sẽ mang lại lợi ích cho người dân, muốn vậy, họ phải tìm hiểu và sao sát nhất với thực tế để hiểu được ý nguyện và mong muốn của người dân và đáp ứng với yêu cầu của họ. Còn ở mình thì sao? Con có thấy ông, bà nào do đảng cử lên tiếng hứa hẹn về việc bảo vệ môi sinh trong khi lúc này, là điều thực tế nhất với mong mỏi của người dân trên cả
nước. Mà con chỉ thấy mấy người tự do ứng cử đã nói lên những ý tưởng hết sức thực tế để giúp dân, giúp nước và được rất nhiều người dân hoan nghênh ủng hộ, nhưng cuối cùng, chả biết vì lý do gì, tất cả các ứng viên tự do ngoài Đảng Cộng sản đều bị loại bỏ một cách mờ ám thiếu minh bạch.
Mẹ à, con rất thích anh Hoàng Dũng, con ấn tượng với anh ấy bởi sự ôn hòa, tưng tửng từng tưng trong những stt trên facebook, nhưng lại cực kỳ thâm thúy, đáng suy ngẫm ẩn sau những câu chữ hài hước. Anh ấy là một người rất thú vị, sáng tạo và có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời cho một cuộc đổi mới khi đất nước có quyền dân chủ, con tin là thế!
Xuất thân của anh ấy từ phong trào Con đường Việt Nam, “đó là một phong trào có mục tiêu là làm cho quyền con người được tôn trọng, bảo vệ và bình đẳng tại Việt Nam để mọ người dân có thể tự tin sử dụng mọi quyền pháp định của bản thân, từ đó làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình. Phong trào của chúng tôi cho rằng, quyền con người là mấu chốt để các quốc gia thịnh vượng và thực tế đã chứng minh điều đó.” – Con cực kỳ tâm đắc với những phát biểu của anh Dũng. Bởi thực tế đã chứng minh, ở những quốc gia dân chủ, quyền con người được tôn trọng và được bảo vệ một cách triệt để thì họ càng thịnh vượng, giàu
có, đạo đức con người càng được nâng cao tiêu biểu như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc,…; còn ngược lại, ở những nơi quyền con người là một cái gì đó rất mơ hồ, chả ai ý thức được mình có quyền gì thì đó là những đất nước nghèo khó, dân trí thấp, đạo đức suy tồi, xã tắc loạn lạc là một minh chứng đã xảy ra, ở Việt Nam mình là một ví dụ về đạo đức xuống cấp, xã hội bất ổn, hay Triều Tiên về sự nghèo đói, còn Trung Quốc nội tình thì cũng đang bấn loạn, rối ren.
Nếu anh Dũng không bị loại bỏ một cách phi dân chủ thì nhất định con sẽ bầu cho anh ấy một phiếu.
Còn rất nhiều người khác như chú Nguyễn Quang A, luật sư Võ An Đôn, ca sỹ Mai khôi,… mà ở họ toát lên những khao khát mang lòng yêu nước và tài năng của bản thân đóng góp những ý tưởng để phục vụ đất nước. Nhưng rồi sao? Vì họ là những ứng viên tự do không theo sự kiểm soát và định hướng của Đảng và bảo vệ quyền thống trị độc tôn của Đàng Cộng sản nên họ đã bị loại trừ một cách phi dân chủ, thiếu minh bạch. Đảng chỉ cử ra những người mà Đảng tin rằng, họ sẽ chịu sự kiểm soát của Đảng khi Đảng cho nói thì được nói, bảo im thì phải im mà thôi. Và quan điểm của con là, sẽ chỉ bầu cử cho những người mà con tin chắc
rằng, sẽ mang lại lợi ích cho người dân, cho đất nước còn không, những ai con không biết họ có thể làm được những gì thì tuyệt đối con sẽ không bầu với cử gì hết mẹ ạ.
Và mẹ ơi, bầu cử là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Vì thế, chả có lý do gì bắt con phải đi bầu cho những người mà con không rõ về năng lực của họ sẽ đóng góp được gì cho đất nước khi đại diện ý nguyện của người dân. Và hơn hết, con thấy sợ khi người ta bảo: “Quốc hội là dân, dân sai thì dân chịu…”
Mà mẹ biết rồi đấy, bầu hay không bầu thì kết quả vẫn như vậy thôi. Mọi vị trí đã được sắp xếp ổn thoả đâu vào đấy cả rồi còn gì, mẹ nhỉ? Nên con sẽ không phí phạm thời gian của mình vào những việc vô bổ đó khi biết rằng, chả giải quyết được gì!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"