Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Nhà báo Đoan Trang sẽ nói gì khi gặp Tổng thống Obama

Phạm Đoan Trang
Lê Quốc Tuấn dịch

Nhà báo Phạm Đoan Trang. Ảnh: Facebook
Cảm ơn Tổng thống Obama, về cuộc gặp gỡ với chúng tôi hôm nay. Tôi không hề nghĩ rằng sẽ có một ngày được gặp Tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt là khi chân tôi đang phải chống đôi nạng. Ông biết đấy, thật là một phép lạ khi tôi có thể ở đây ngày hôm nay sau một chuyến đi bí mật dài 1,700 dặm từ Sài Gòn đến Hà Nội bằng xe hơi. Để có thể có mặt ở đây ngày hôm nay, tôi phải nói một triệu lời cảm ơn tới bạn bè của mình, vốn cũng là những nhà hoạt động nhân quyền đã bất chấp các sách nhiễu của công an để mang tôi đến đây.
Chỉ mới vài ngày trước, người lái xe đưa tôi đến đây đã bị tra tấn tàn tệ khi ông tham dự cuộc biểu tình cá ở Sài Gòn vào ngày 8 tháng 5. Bản thân ông cũng phải đi ngả nghiêng như tôi với mấy vết bầm tím trên cơ thể do bị công an tra tấn.

Vì vậy, tôi phải nói cảm ơn rất nhiều đến tất cả các bạn bè và những người bạn đã giúp tôi có mặt ở đây. Cảm ơn tổng thống. Vô vàn cảm ơn Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Một vài lời về bản thân mình: Tôi là Phạm Đoan Trang, một nhà báo Việt Nam. Tôi đã làm truyền thông từ cuối năm 2000 đến khi rời Việt Nam cho một học bổng tại Mỹ năm 2014. Tôi trở về Việt Nam vào tháng Giêng năm 2015 và kể từ đó, đã bắt đầu làm việc như một người hoạt động cho nhân quyền và dân chủ cùng với khoảng 200-300 nhà hoạt động khác trên khắp đất nước Việt Nam, tất cả những người bị công an cảnh sát xem là "chống lại nhà nước" và "phản bội quốc gia."
Tôi vui mừng rằng ông đã đến đây trong tư cách Tổng thống của Hoa Kỳ, và thông điệp của tôi muốn gửi đến ông chỉ đơn giản gồm bốn điểm chính:
1. Tôi hoan nghênh việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, vì Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong các khẳng định chủ quyền của họ ở Biển Nam Trung Hoa, hay nói cho chính xác hơn là vùng biển Đông Nam Á.
2. Tôi sẽ đánh giá cao hơn nhiều nếu Hoa Kỳ có thể tạo áp lực để bảo đảm chính phủ Việt Nam có ý định cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Trong khía cạnh này, tôi muốn nói đến bốn quyền con người quan trọng cơ bản cần phải được thúc đẩy hiện nay, là các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp ôn hòa, quyền tham gia chính trị và quyền được xét xử công bằng.
Bản thân quyền tham gia chính trị bao gồm các quyền ứng cử, quyền bầu cử và quyền được đưa ra các ứng cử viên.
Các quyền được xét xử công bằng phải được liên kết chặt chẽ với sự độc lập của hệ thống tư pháp.
3. Ông biết đấy, nhiều người Việt Nam muốn chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền và đặt nặng vào việc phải trả tự do tất cả các tù nhân lương tâm.
Nhưng cá nhân tôi không nghĩ vậy. Chính phủ Việt Nam có xu hướng "trục xuất", hoặc "xuất khẩu" các tù nhân sang Mỹ để nhận được một số lợi ích kinh tế hay chính trị, bằng cách đó họ bỏ qua những nhu cầu cho một cuộc cải cách pháp lý và thể chế toàn diện. Và tôi muốn sự việc này phải ngừng lại. Tôi nghĩ rằng lúc này là thời điểm tốt để chính phủ Việt Nam phải chấm dứt việc trao đổi công dân của mình cho các giao dịch thương mại với Mỹ, thay vào đó, họ phải thực hiện một cuộc cải cách pháp lý và thể chế toàn diện cho tự do và nhân quyền. Chẳng hạn như, bộ luật hình sự, phải được sửa đổi để loại bỏ việc hình sự hóa việc thực hiện các quyền con người cơ bản.
Tôi không chỉ kêu thả của bất kỳ tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức hay anh Ba Sàm. Tôi muốn kêu gọi cho một cuộc cải cách cơ bản để không còn tù nhân lương tâm nữa.
4. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng và rất cấp bách hiện nay. Với hàng trăm ngàn tấn cá, cả cá nuôi và cá thiên nhiên đã bị giết chết ở bờ biển miền Trung, Việt Nam đang phải đối mặt với một thảm họa môi trường nghiêm trọng và chính phủ đang cho thấy là bế tắc. Giải quyết chậm và tính minh bạch cùng trách nhiệm giải trình vẫn còn rất nghèo nàn khiến niềm tin của công chúng đã bị phá hủy.
Tôi muốn tìm kiếm cơ hội cho các chuyên gia độc lập của Mỹ được đến và làm việc với các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam để điều tra về lý do thực sự đằng sau thiên tai này.Tôi cũng rất vui mừng và biết ơn nếu chính phủ Mỹ có thể giúp các sáng kiến để tăng cường quản lý và năng lực ứng phó với thiên tai của đối tác Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi muốn có một chính phủ minh bạch, có trách nhiệm tôn trọng quyền con người và có đủ ý chí tốt để bảo vệ người dân chống lại tham nhũng, phi dân chủ và bá quyền.
Cảm ơn ông rất nhiều.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"